Ngự sử Đại phu Trương Đỗ

21:46 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 3239

Đó là thời kỳ Nhà Trần ngày càng suy yếu, kỷ cương lỏng lẻo, gian thần tiếm quyền, khắp nơi loạn lạc, nhân dân điêu đứng. Đời vua Trần Dụ Tông, Chu Văn An dâng Thất trảm sớ nhằm làm trong sạch đám quan lại cầm quyền nhưng vua không nghe nên ông này lui về dạy học. Đến đời Trần Duệ Tông, Ngự sử Đại phu ba lần dâng Bãi chiến sơ can vua chớ gây cuộc binh đao, nhưng không hiệu quả, nên ông từ quan, còn vua Duệ tông phải trả giá cực đắt cho thói ương ngạnh không chịu nghe lời tôi hiền can gián.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), năm Bính Thìn (1376) vua chiêm thành gửi dâng cho vua Trần 10 mâm vàng, nhưng viên quan tham ô là Đỗ Tử Bình ỉm đi, cướp riêng cho mình rồi tâu gạt vua rằng Chế Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, kích động Vua đem quân sang hỏi tội. Vua Duệ Tông tin theo, quyết ý thân chinh. Ngự sử Đại phu Trương Đỗ xác định đây là cuộc chiến tranh không đáng có, chỉ gây khổ sở cho nhân dân hai nước nên dâng sớ can:  “ … Chiêm Thành ở tận cõi Tây, xa xoi hẻo lánh, núi sông hiểm trở. Nay Bệ hạ mới lên ngôi, đức chính giáo hoá chưa thấm nhuần tới phương xa, nên sửa sang văn đức khiến nó phải tự đến thần phục. Sau này nếu nó không nghe theo, sẽ sai tướng đi đánh cũng chưa muộn gì” . Cốt lõi của lá sớ là dùng ân đức nhân nghĩa để cảm hoá chứ không dùng bạo lực chiến tranh. Trong nước vừa dẹp xong loạn Dương Nhật lễ, tình hình chưa ổn định, thế và lực còn yếu, mà phía đối phương đang khởi sắc với ông vua dũng cảm là Chế Bồng Nga, cho nên hoà bình là giải pháp duy nhất, đúng lúc bấy giờ.
Thời phong kiến, vua nắm quyền tối cao, cho nên nói trái ý vua là điều viên quan nào cũng hết sức tránh, nếu không muốn mất bổng lộc, chức quyền và chuốc hoạ vào thân. Trương Đỗ ba lần dâng Bãi chiến sớ trái ngược hẳn với quyết định của vua, rõ là người chính trực và dũng cảm, hơn hẳn các bạn đồng liêu.
Nho sỹ thời xưa phải dày công khổ học lắm mới có thể đỗ đạt, coi như cá vượt vũ môn mới hoá rồng, làm nên bước nhảy vọt cho sự nghiệp của đời mình, mang lại vinh hoa phú quý cho gia đình và cả những đời sau. Đã tốn công sức lên được bậc thang cao, mấy ai khờ khạo tụt xuống chân thang để quay trở lại cuộc sống hàn vi đầy vất vả? Miệng nói bông rằng coi khinh danh lợi, bổng lộc, quyền uy thì quá dễ, nhưng bản thân phải thực thi điều đó thì lại quá khó! … Vậy mà Ngự sử Đại phu Trương Đỗ coi việc từ quan nhẹ nhàng như không! Từ quan để phản đối chiến tranh. Tinh thần vị nghĩa quên thân ấy dễ mấy ngưới sánh kịp.
Sử gia Ngô Sỹ Liên viết: “Trương Đỗ khi làm quan thì không ngại lời nói thẳng, thế là xứng đáng với chức vụ của mình. Khi can dâng sơ tới ban lần, thế là dám chạm đến cả vua. Mà vua không nghe thế là tâm trí vua đã lẫn rồi. Người có trách nhiệm phải nói không được nghe theo thì bỏ đi thế là sự tiến lui của Trương Đỗ đều hợp lẽ phải vậy. Tuy lời nói thẳng thường trái tai vua, nhưng lợi cho thân vua. Việc này có thể nêu lên làm gương được”.

Cự tuyệt lời can tâm huyết của Trương Ngự sử, Trần Duệ Tông cứ thân chính đem 12 vạn quân sang đánh Chiêm Thành, quả nhiên sa vào bẫy phục kích của đối phương, đại quân tan vỡ trong một canh giờ, vua cùng nhiều tướng sỹ tử trận. Thảm bại ngày 24 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1377) có thể coi là đau đớn bậc nhất trong lịch sử Đại Việt. Ngày hôm ấy, ĐVSKTT mô tả: “ Kinh thành Thăng Long ban ngày mà trời đất tối om, hàng chợ phải đốt đuốc lên để mua bán” Từ ấy Nhà Trần càng thêm suy sụp, không gượng dậy nổi, đến năm 1400 thì nhà Hồ cướp ngôi, và năm 1407 thì đất nước roi vào móng vuốt của quân Minh Xâm lược. Nếu như Trần Duệ Tông biết nghe lời can của Ngụ sử Đại phu Trương Đỗ thì thảm bại năm Đinh tỵ đã không xảy ra và lịch sử nước nhà có thể bớt được một số trang đen tối.

Đủ để phác hoạ bức chân dung của Trương Ngự sử, ĐVSKTT đã nêu tóm tắt một số nét phẩm chất đạo đức của ông: “ Trương Đỗ là người thanh liêm, thẳng thắn, không bè đảng, phóng khoáng, có chí lớn … Ông làm quan trong sạch, nghèo túng, không gây dựng điền sản, con cháu nối đời làm quan cũng có tiếng là nghèo mà trong sạch”.
Những từ ngữ thật cô đọng, hàm xúc, chỉ rõ những đức tính cao quý mà người nắm công quyền thời nào cũng cần noi theo.
ĐVSKTT còn cung cấp một mẩu chuyện ngày còn thuở thiếu niên của Trương Đỗ:  Thuở nhỏ đi chơi Tây Hồ xem Tướng quân tập bắn, nói đùa rằng: Nghề ấy thì khó gì. Tướng quân ngạc nhiên hỏi: “Mày có bắn trúng được không?” Trương Đỗ trả lời: “Xin thử xem”. Trương Đỗ bắn ba phát trúng cả ba, Tướng quân kinh ngạc muốn nhận làm con nuôi nhưng Trương Đỗ không ưng. Sau ông đi du học, đỗ Tiến sỹ, rất nổi danh.

 

Trương Đỗ giữ chức Ngự sử Đại phu đứng đầu ngự sử đài, ngoài ra, do đức độ, tài năng, ông được vua vua tin cậy giao kiêm nhiệm chức Đình uý tự khanh (Đứng đầu cơ quan chuyên tra xét các hình án) và Trung đô phủ tổng quản (Quản lý an ninh và mọi mặt của kinh thành Thăng Long).
 


Tượng và Ban thờ Ngự sử Đại Phu Trương Đỗ tại Đàn Thiện
 

Sách Kiến văn tiểu lục của Bảng nhãn Lê Quý Đôn trong tập II, trang 257, có tôn 5 vị cao sỹ đời Trần, trong đó Trương Đỗ đứng sau Chu Văn An. Đánh giá chung về nhân vật này, Lê Quý Đôn viết: “ Đây là những người trong trẻo, cương trực, cao thượng, có phong độ như sĩ quân tử đời Tây Hán, thật không phải những người tầm thường có thể theo kịp được. Bởi vì Nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi, không bó buộc, hoà nhã, có lễ độ cho nên nhân vật trong một thời có chí khí tự lập, hào hiệp, cao siêu, vững vàng, vượt ra ngoài thói tầm thường, làm rạng rỡ trong sử sách, trên không hổ thẹn với Trời, dưới không thẹn với Đất. Ôi như thế người đời sau còn theo kịp thế nào được! Từ Bản triều về sau, phong độ ấy dần dần không được nghe thấy nữa”


Theo Quốc Trinh
B
áo Tuổi trẻ Thủ đô
 

Trương Đỗ - Danh nhân Việt Nam Thời Trần

 

 
Trương Xuân Lực (sưu tầm)

Những tin cũ hơn

Đại tá Trương Văn Kỳ- 54 lần đạt danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ

Đại tá Trương Văn Kỳ- 54 lần đạt danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ

— 21 Tháng Năm 2017

Đại tá Trương Văn Kỳ đã có 24 năm tham gia trong quân đội. Ông đã tham gia nhiều trận đánh tại Thành cổ Quảng Trị, tham gia quân tình nguyện tại Campuchia, rà phá bom mìn sau chiến tranh... 54 lần ông Kỳ được nhận danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt cơ giới, được tặng 9 Huân chương Chiến công từ hạng Ba đến hạng Nhất và được tặng Kỷ niệm chương của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quà tặng từ cuộc sống - Chuyện cảm động của gia đình ông Trương Đức Liên

Quà tặng từ cuộc sống - Chuyện cảm động của gia đình ông Trương Đức Liên

— 21 Tháng Năm 2017

Có một người cha gốc Quảng Nam ở làng dệt Bảy Hiền (TP.Hồ Chí Minh) tận tụy nuôi con bị dị tật bẩm sinh, nằm liệt giường 51 năm. Có một nàng dâu trẻ được xã hội công nhận, tặng danh hiệu “Người con hiếu thảo” khiến ai cũng ngước nhìn...

Chuyện ông đại tá lập đền thờ đồng đội

Chuyện ông đại tá lập đền thờ đồng đội

— 21 Tháng Năm 2017

Giữa thành phố tấc đất tấc vàng, chuyện một ông Đại tá cắt bớt khuôn viên nhà ở để dành đất xây đền thờ đồng đội khiến nhiều người hoài nghi. Có người thì bảo, chắc ông cựu chiến binh này phải giàu có lắm. Người thì nói, ông này “gàn dở”. Các liệt sĩ đã có Nhà nước lập nghĩa trang, đài tưởng niệm, việc gì ông phải lập đền thờ?

Trương Mai Nhật Linh - tài năng của thể dục nghệ thuật Việt Nam

Trương Mai Nhật Linh - tài năng của thể dục nghệ thuật Việt Nam

— 21 Tháng Năm 2017

LinDa Trương tên đầy đủ là Trương Mai Nhật Linh, em sinh ra và lớn lên tại Ukraina, là Việt Kiều tại Ukraina, em là con cháu đời thứ 7 của chi họ Trương ở thôn La Cầu, xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, là con thứ 3 trong gia đình, bố là ông Trương Văn Hùng hiên đang công tác tại hội người Việt tại Ukraina và là bí thư Đảng ủy khối người Việt tại thành phố Odessa, nước Cộng hòa Ukraina, mẹ là bà Trịnh Thị Kim Vân.

Giáo sư Trương Nguyên Trân, vị đại sứ Việt Nam ở Polytechnique

Giáo sư Trương Nguyên Trân, vị đại sứ Việt Nam ở Polytechnique

— 21 Tháng Năm 2017

Trường Ecole Polytechnique - Pháp là một trường có bề dày 200 năm giảng dạy và nghiên cứu. Học sinh Việt Nam tại trường Ecole Polytechnique, ai cũng biết tới giáo sư Trương Nguyên Trân, người đã công tác tại trung tâm nghiên cứu Vật lý (Centre de Physique Théorique (CPHT)) của trường từ 35 năm nay. Giáo sư không chỉ là người thường xuyên có mặt tại Hà Nội trong các kỳ thi tuyển học sinh nước ngoài hàng năm của trường mà còn là người luôn tận tình giúp đỡ và dìu dắt các bạn trong suốt quá trình học tập và công tác tại trường cũng như sau này.