Khánh thành nhà thờ Họ Trương Ở Hải Dương

19:39 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2587

Hôm nay ngày 27/12/Canh Dần, tức ngày 30/01/2011. Tại nhà ông Trương Tất Lĩnh thôn An Phong, xã Tiền Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Dòng họ Trương Tất long trọng tổ chức lễ khánh thành ngôi "GIA TIÊN TỪ ĐƯỜNG". Trong không khí tôn nghiêm, cung kính, linh thiêng này, các cụ, các ông bà cùng bà con trong dòng tộc Trương Tất lại ưu ái dành cho tôi cơ hội được góp phần nhỏ mọn công sức của mình làm lên nét đẹp chung, tinh hoa, rạng rỡ cơ đồ, ngôi "GIA TIÊN TỪ ĐƯỜNG" của họ nhà. Chúng tôi rất lấy làm hân hạnh, cảm động coi đây như phần thưởng cao quý, vô giá. Xin thành thực cảm ơn.
Thưa toàn thể bà con trong họ: Dân tộc Việt luôn có truyền thống văn hóa lâu đời, uống nước nhớ nguồn, tôn vinh đời trước, khuyến khích đời sau, làm giàu của cải và trí tuệ, tinh thần và nhân cách nhiều thế hệ, phong phú thêm cho họ mạc, dân làng. Cây có cội mới nẩy cành xanh lá, nước có nguồn mới biển cả sông sâu. Chúng ta con cháu tông tộc ngày nay: Không khi nào, không nhớ đến công ơn của bậc tiền bối đã:

Ra công xây đắp nền nhân,
Gắng sức đúc hun trí đức.
Để quả phúc cho muôn đời,
Nêu gương soi sáng vạn thuở.
Xa gần dòng tộc đồng lòng,
Dưới trên cháu con nhất thể.

Từ gia đình, dòng họ đến làng xã, quốc gia biết gìn giữ, đắp bồi, tôn vinh truyền thống văn hóa, trọng danh dự, khuyến hiền tài thì nơi nơi hưng thịnh, đời đời ấm no. Khắp hang cùng ngõ vắng không còn tiếng oán thán. Trong bài ký của thần Thân Nhân Trung ghi tạc vào bia đá khoa thi tiến sỹ đề danh ký năm Nhâm Tuất 1442 có nói:

"賢材國家之元氣. 元氣盛則國勢強以隆。元氣餒則國勢弱以污"。
" Hiền tài quốc gia chi nguyên khí. Nguyên khí thịnh tắc quốc thế cường dĩ long. Nguyên khí nỗi tắc quốc thế nhược dĩ ô". Nghĩa là:
"HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA, NGUYÊN KHÍ THỊNH THÌ THẾ NƯỚC MẠNH MÀ HƯNG THỊNH, NGUYÊN KHÍ SUY THÌ THẾ NƯỚC YẾU MÀ THẤP HÈN". Nguyên khí rởm thì thế nước vong, tất nhục (Nguyễn Đào Trường).
Dòng họ Trương chúng ta xứng đáng, rất mực tự hào về các bậc tiên tổ của mình, đã sản sinh ra những người hiền tài, đạo cao đức trọng thi đỗ đại khoa làm rạng danh cho dòng họ, làng xã, quốc gia, dân tộc như: Các cụ Tiến sỹ Trương Đỗ, hiện đang thờ trang trọng trong Đàn Thiện quê nhà. Cụ Trương Hòa Cầm cử nhân khoa Tân Mão Hoàng Triều Minh Mệnh năm 1831, từng giữ chức đốc học Bình Định. Cụ Trương Công Húy Khuyê tự Trọng Nhuận, cử nhân khoa Mậu Thìn, Hoàng Triều Tự Đức năm 1868, từng giữ chức tri huyện Phú Vinh, tri phủ Kinh Môn. Đương thời các cụ đều sống thanh liêm mực thước, giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước phong kiến xa xưa. Các cụ đã để lại danh thơm trong lịch sử nước nhà, truyền thống hiếu học quý giá cho muôn đời con cháu. Đỉnh cao chói lọi, hậu thế tôn thờ. Nhờ hồng phúc của tiên tổ, ngày nay con cháu, hậu duệ họTrương đang làm ăn sinh sống, cư trú mọi miền của Tổ Quốc, đều có cuộc sông ấm no, tự do và hạnh phúc, biết bao bọc lẫn nhau, chị ngã em nâng, lá lành đùm lá rách, dìu dắt nhau qua cơn sóng gió cuộc đời, hoạn nạn mưu sinh, giúp đỡ nhau trong mọi trường hợp có thể. Hôm nay ngày kỵ Tổ, cũng là ngày họ Trương chúng ta long trọng tổ chức lễ khánh thành ngôi"GIA TIÊN TỪ ĐƯỜNG" con cháu gần xa hả lòng phấn khích, sung sướng vô cùng, mừng mừng, tủi tủi tề tựu đông đủ trước bàn thờ tổ nghiệp, mọi người kính cẩn dâng nén hương thơm tỏ lòng biết ơn " uống nước nhớ nguồn"truy tư Tiên Tổ. Cũng từ đây dòng họ chúng ta mở ra một việc làm chưa có trong tiền lệ: Ngôi"GIA TIÊN TỪ ĐƯỜNG" nơi hội tụ anh em, con cháu họ Trương cứ đến ngày này hàng năm lại về đây kỵ tổ.

Thành tâm bái lạy Tổ Tiên,
Cháu con ngưỡng vọng lặng yên cúi đầu.

Nguyễn Đào Trường kính bút.

Những tin cũ hơn

Lăng mộ Lưỡng bộ Thượng thư Trương Công Hy được xếp hạng Di tích quốc gia

Lăng mộ Lưỡng bộ Thượng thư Trương Công Hy được xếp hạng Di tích quốc gia

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 20.8.2013, Bộ trưởng Bộ VH-TT và DL Hoàng Tuấn Anh đã ký quyết định số 8283 xếp hạng lăng mộ lưỡng bộ Thượng Thư Trương Công Hy (1727-1800) tại làng Thanh Quýt (Điện Bàn, Quảng Nam) là di tích cấp Quốc gia. Trong đợt này, trên toàn quốc có 7 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và chỉ có lăng mộ ngày Trương Công Hy là danh nhân lịch sử.

Diễn văn ngày giỗ tổ 14-01 Quý Tỵ tại Từ đường tộc Trương Văn làng Yên Vinh xã Diễn Mỹ Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

Diễn văn ngày giỗ tổ 14-01 Quý Tỵ tại Từ đường tộc Trương Văn làng Yên Vinh xã Diễn Mỹ Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

— 25 Tháng Năm 2017

Về đây chúng ta vui mừng báo cáo với Tổ Tiên rằng hậu duệ của các bậc anh linh Tổ Tiên họ Trương thời nào cũng góp phần cho non sông xã tắc huy hoàng, mọi mặt đều phát triển “bằng chị bằng em”. Về mặt học hành khoa bảng tiến bộ trông thấy, hiện có một cháu đang học Tiến Sĩ Toán Học, đang du học ở Pháp, có thể hè năm nay nhận bằng tiến sĩ toán học nước ngoài. Số sinh viên đậu vào đại học, cao học ngày càng nhiều, năm sau nhiều hơn năm trước.

Chi tộc Trương Văn Bái Đáp về dự lễ hiệp tế tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Chi tộc Trương Văn Bái Đáp về dự lễ hiệp tế tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

— 25 Tháng Năm 2017

Hôm nay, ngày 11 tháng 8 năm 2013 tức nhằm ngày 05.7.2013, đại diện chi tộc Trương Văn xã Bãi Đáp ( nay là làng Phú Lễ, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế ) đã đến dâng hương tưởng niệm trong lễ hiệp tế tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.

TT-Huế: Đại hội các tộc Trương huyện Phong Điền

TT-Huế: Đại hội các tộc Trương huyện Phong Điền

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 2.6.2013 tại nhà thờ tộc Trương Văn xã Hải Nhuận (Phong Hải), huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Đại hội đại biểu của 14 tộc, chi họ Trương trên địa bàn huyện. Có thể nói đây là Đại hội ở mô hình cấp huyện đầu tiên trong cả nước của họ Trương Việt Nam kể từ sau Đại hội toàn quốc đến nay. Đến dự đại hội có các ông Trương Điện Thắng, Phó Chủ tịch họ Trương Việt Nam; ông Trương Ngọc Lành, Trưởng ban và các phó ban đại diện họ Trương tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hành trình 35 năm của một gia phả

Hành trình 35 năm của một gia phả

— 25 Tháng Năm 2017

Gia phả của một nhà, một họ là bộ lịch sử của gia đình, dòng họ đó, ghi lại tổ tiên (từ đời I) từ đâu đến, dừng chân trên mảnh đất này, vào thời nào; lúc ấy vùng này ra sao về các mặt “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” mà ông cha ta mới quyết định định cư, khai phá đất đai, lập nghiệp; khai sáng dòng họ, tiếp tục sinh con đẻ cháu nối truyền từ đời này sang đời khác, mãi đến ngày nay.Ông bà ta đã trải bao công lao gian truân, khổ ải từ buổi đầu xây dựng cơ nghiệp trên vùng đất mới này, phải luôn chống chọi với thiên nhiên, với thiếu thốn ban đầu, với bịnh tật, với giặc thù… và đã phải chịu bao mất mát hy sinh mới có cơ nghiệp ngày nay cho con cháu.