Chi tộc Trương Văn Bái Đáp về dự lễ hiệp tế tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

19:38 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2725

Đây là buổi tế hàng năm để tưởng niệm “Gia Định Xử sĩ Sùng Đức tiên sinh” Võ Trường Toản và đại thần Phan Thanh Giản cùng các vị được phối tự ở Văn Xương Các thuộc Văn Thánh Miếu tỉnh Vĩnh Long: tổng đốc Trương Văn Uyển, bố chánh sứ Nguyễn Văn Nhã, án sát sứ Võ Doãn Thanh, đốc học đường Nguyễn Thông, tri phủ Định Viễn Lê Văn Khiêm, tri phủ Định Viễn Nguyễn Tống Minh, giáo thọ Hoằng Trị Nguyễn Tú Mẫn, tổng đốc Thuận Khánh Nguyễn Mục Như…









 

Cũng như các lễ hiệp tế diễn ra vào các ngày 4 và 5 tháng 7 âm lịch hàng năm, lễ hiệp tế năm 2013 vào sáng nay tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long đã diễn ra rất long trọng với đầy đủ tiết lễ tế tự cổ truyền cùng sự tham dự của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Đoàn đại diện chi tộc Trương Văn xã Bãi Đáp ( nay là làng Phú Lễ, Thừa Thiên- Huế ) gồm các ông Trương Văn Tuấn (Trương Lê Anh Tuấn), Trương văn Quốc, Trương Văn Vinh, Trương Văn Ngọc, Trương Văn Lộc… đã thành kính dâng hương và lễ bái tại Lễ hiệp tế.



Đoàn đại diện chi họ Trương Văn làng Phú Lễ, Thừa Thiên-Huế: từ phải qua : các
ông Trương Lê Anh Tuấn, Trương Văn Vinh, Trương Văn Lộc, Trương Văn
Quốc, Trương Văn Lợi

 

Trong đoàn có ông Trương Văn Quốc là cháu năm đời và các ông Trương Văn Vinh, Trương Văn Lộc, Trương Văn Lợi là cháu sáu đời của Tổng đốc Trương Văn Uyển.
 Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là nơi thờ đức Khổng Tử tọa lạc tại làng Long Hồ, nay thuộc phường 4, TP Vĩnh Long. Đây là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam bộ: Văn Thánh Miếu ở Biên Hòa, Gia Định và Vĩnh Long. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long xây dựng vào năm 1864. Do vào thời ấy các sĩ phu ở Biên Hòa, Gia Định, Định Tường không chịu làm tay sai cho Pháp và để giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc nên họ đã rời khỏi Gia Định, Biên Hòa để về Vĩnh Long tỵ địa. Tại đây họ đã xây dựng Văn Thánh Miếu để làm nơi tựu học cho các sĩ tử chờ ngày thi và cũng là nơi để duy trì các hoạt động văn hóa, đề cao các bậc tiền hiền, giáo dục và nâng cao lòng yêu nước cho nhân dân. Công trình được khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành vào mùa thu năm Bính Dần (1866).Với những giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ được, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 0557/QĐ ngày 25 tháng 3 năm 1991 công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.



Án thờ


Bài vị
 

Vào khoảng thời gian xây dựng Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, cụ Trương Văn Uyển đang là Thự Hiệp biện Đại học sĩ lãnh tổng đốc Vĩnh Long và đã có góp phần công sức trong việc kiến thiết nên tòa Văn miếu này.
Mỗi lần về dự lễ hiệp tế tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, đoàn của chi tộc Trương Văn Xã Bái Đáp ngoài tấm lòng thành kính tưởng niệm đến tiền nhân, còn mang theo niềm hy vọng có thể tìm gặp được những hâu duệ khác của tổng đốc Trương Văn Uyển đã lưu lạc trong hoàn cảnh chiến tranh thuở xưa ấy…
                                                            

Những tin cũ hơn

TT-Huế: Đại hội các tộc Trương huyện Phong Điền

TT-Huế: Đại hội các tộc Trương huyện Phong Điền

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 2.6.2013 tại nhà thờ tộc Trương Văn xã Hải Nhuận (Phong Hải), huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã diễn ra Đại hội đại biểu của 14 tộc, chi họ Trương trên địa bàn huyện. Có thể nói đây là Đại hội ở mô hình cấp huyện đầu tiên trong cả nước của họ Trương Việt Nam kể từ sau Đại hội toàn quốc đến nay. Đến dự đại hội có các ông Trương Điện Thắng, Phó Chủ tịch họ Trương Việt Nam; ông Trương Ngọc Lành, Trưởng ban và các phó ban đại diện họ Trương tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hành trình 35 năm của một gia phả

Hành trình 35 năm của một gia phả

— 25 Tháng Năm 2017

Gia phả của một nhà, một họ là bộ lịch sử của gia đình, dòng họ đó, ghi lại tổ tiên (từ đời I) từ đâu đến, dừng chân trên mảnh đất này, vào thời nào; lúc ấy vùng này ra sao về các mặt “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” mà ông cha ta mới quyết định định cư, khai phá đất đai, lập nghiệp; khai sáng dòng họ, tiếp tục sinh con đẻ cháu nối truyền từ đời này sang đời khác, mãi đến ngày nay.Ông bà ta đã trải bao công lao gian truân, khổ ải từ buổi đầu xây dựng cơ nghiệp trên vùng đất mới này, phải luôn chống chọi với thiên nhiên, với thiếu thốn ban đầu, với bịnh tật, với giặc thù… và đã phải chịu bao mất mát hy sinh mới có cơ nghiệp ngày nay cho con cháu.

24.2.2013 Họp mặt các họ Trương Miền Trung

24.2.2013 Họp mặt các họ Trương Miền Trung

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 25.2.2013 nhằm ngày Rằm tháng Giêng, 50 tộc Trương từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sẽ họp mặt lần thứ nhất tại hội trường Quảng Trường Sông Hoài (TP Hội An)

Lễ giỗ Tổ Họ Trương – Đặng ở Diễn Kỷ: Một cuộc hội ngộ gần xa...

Lễ giỗ Tổ Họ Trương – Đặng ở Diễn Kỷ: Một cuộc hội ngộ gần xa...

— 25 Tháng Năm 2017

Mặc dù đang bận rộn nhiều công việc “chạy nước rút”vào dịp cuối năm, đặc biệt là công việc chuẩn bị cho Đại hội Họ Trương toàn quốc lần thứ nhất sẽ diến ra vào tháng 3 âm lịch năm Tân Tỵ 2013 nhưng khi nhận được lời mời của Hội đồng gia tộc họ Trương – Đặng ở Diễn Kỷ, Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời do ông Trương Văn Đoan – nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch đầu tư – Chủ tịch Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời làm trưởng đoàn vẫn cố gắng thu xếp “trăm mối bộn bề”, vượt đường xa dặm thẳm đã có mặt với lẵng hoa trang trọng kính lễ giỗ Tổ của một họ tộc lớn có bề dày lịch sử hơn 6 thế kỷ tại Nghệ An.

Nhà thờ họ Trương Quang đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

Nhà thờ họ Trương Quang đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 07/01/2012 Phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh cho nhà thờ họ Trương Quang tại khối phố Vĩnh Hoà.