Giữ gìn bản sắc văn hóa trong tình hình chống phá của các thế lực thù địch và hội nhập quốc tế

23:55 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2689

Ngay từ những thập niên 50 của thế kỷ 20, một trong những nhân vật hoạch định "Chiến lược diễn biến hoà bình" của Mỹ là Rulles đã đưa ra những luận điểm rằng: Nếu nước Mỹ biết cách làm cho thanh niên Liên Xô yêu thích các bài hát và điệu nhảy Mỹ thì sớm hay muộn gì người ta cũng sẽ dạy được cho thanh niên người Xô - Viết suy nghĩ theo cách mà Mỹ cần. Từ đó tất cả các phương tiện thông tin như Đài phát thanh - Truyền hình, sách báo, phim ảnh, ca nhạc, văn học nghệ thuật, giáo dục, thể thao... đều là những "binh chủng" mà Mỹ có thể lợi dụng để tiến hành chiến tranh tư tưởng, tâm lý đối với các nước không phù hợp với xu hướng và lợi ích của những nhà hoạch định chính sách của Chính phủ Mỹ.   

Thời gian, sự xâm nhập và cải biến tạo nên nhiều biến đổi, đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, ở đó có nhiều nguyên nhân nội tại và bên ngoài; song mặt trận chiến tranh tư tưởng, văn hoá của kẻ địch là vấn đề mà chúng ta không thể nào quên, đặc biệt trong tình hình hiện nay trước những vấn đề mới nảy sinh có tính phức tạp trên trường quốc tế. Đối với Việt Nam chúng ta, các thế lực thù địch đã tập trung nhiều hình thức tuyên truyền, thử nghiệm thông qua các hệ thống đài phát thanh bằng tiếng Việt và nhiều thứ tiếng các dân tộc anh em sinh sống trên đất nước chúng ta, cùng với các loại hình tuyên truyền khác về cái gọi là dân chủ, nhân quyền, theo lối sống phương Tây...áp đặt để thực hiện âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình". Tất cả đều là tiếng nói phục vụ âm mưu sâu xa của kẻ địch, là lực lượng "nhóm lửa" thực hiện mưu toan thay đổi hành trình tư tưởng, văn hoá - xã hội nước ta. Trước đây Tổng thống Mỹ Ronixon đã nhắc lại nhiều lần trong cuốn sách "Năm 1999 - Chiến thắng không cần chiến tranh". ý tưởng đó cho đến nay vẫn là vấn đề chúng ta cần luôn luôn nhận thức đúng đắn khi mà các thế lực thù địch vẫn  luôn tìm mọi cách để thay đổi từ bên trong. Mới đây Chính phủ Mỹ đã thực hiện "Kế hoạch văn hoá toàn cầu" và ngoại giao văn hoá Mỹ được dự báo sẽ trở thành một trong những công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ.Trong phát biểu ngày 14/3/2003. Tổng thống Bush biểu thị rõ thái độ đối với ngoại giao văn hoá "Tôi cổ vũ mọi người Mỹ tích cực tham gia vào các hiệp hội học sinh, giáo viên, nhà trường, hội chuyên ngành và tổ chức tình nguyện, xác định lại nghĩa vụ của chúng ta trên phạm vi toàn thế giới ". Mặt khác, ngày nay ngoài những tác động có tính  quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá từ các tổ chức quốc tế mà các quốc gia khác xâm nhập vào nhau còn có nhiều tác động khác ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, cách sống của các dòng văn hoá khác nhau xâm nhập vào các quốc gia ngày càng mạnh mẽ hơn qua các con đường  học tập, du lịch và hợp tác trong việc phân công lao động quốc tế…Có những hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lễ hội…xem ra có vẻ hợp với thị hiếu du khách song xét về yếu tố truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc cần được suy xét để tránh những sai lệch.
         Với lẽ đó chúng tôi nghĩ công tác xây dựng “nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” phải được đổi mới về nhiều mặt từ Trung ương đến cơ sở một cách toàn diện nhằm tạo lập và nâng nhận thức về nhiều lĩnh vực cho cán bộ và nhân dân. Đặc biệt là thế hệ trẻ biết kế thừa và phát triển trên cơ sở chọn lọc những tinh hoa truyền thống dân tộc và văn hóa nhân loại. Bởi lẽ, kế thừa là một quy luật hoạt động của văn hoá xuất phát từ quy luật biện chứng của triết học. Văn hóa muốn phát triển đòi hỏi phải tiếp nhận những tinh hoa của dân tộc và nhân loại. Văn hoá bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà con người sáng tạo ra nhằm mục tiêu phục vụ con người. Bản sắc dân tộc của văn hoá là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh của mỗi nền văn hoá, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt nền văn hoá dân tộc này với văn hoá dân tộc khác. Bản sắc dân tộc của văn hoá được thể hiện tập trung trong truyền thống văn hoá dân tộc. Đối với Việt Nam "đó là lòng yêu nước nông nàn, ý chí tự lự, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…"(Văn  kiện Hội nghị lần thứ năm  BCHTW khoá VIII ). Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam  là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết các thế hệ tạo nên sức mạnh tinh thần dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc vừa  được coi là bộ "Căn cước" vừa được coi là là "bộ gien" di truyền của văn hoá dân tộc. Bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc của văn hoá là yêu cầu khách quan, là mục tiêu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. "Làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi truỵ, độc hại. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân"(Văn kiện Đại hội X của Đảng ). Xây dựng, bảo vệ  nền văn hoá tiên tiến, đậm đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề cần được khảo sát kỹ, tính kỹ, phải xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu cuộc sống của quảng đại quần chúng để trân trọng ghi nhận, chọn lọc, tận dụng, để gìn giữ kế thừa và phát triển những yếu tố phù hợp và loại thải dần những yếu tố không còn phù hợp với thực tại cuộc sống. Hãy làm tất cả cho sự kế thừa, phát triển những nhân tố tích cực mang giá trị nhân văn truyền thống của gia đình, dòng họ, làng xã, đất nước đơm hoa, kết trái để góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cần đưa vào chương trình và có chế độ bắt buộc trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ kể từ những bài hát, điệu múa … để họ tự tôn dân tộc và luôn nhớ những gía trị truyền thống của dân tộc. Đánh thức quá khứ để khơi dậy ý chí, lòng tự  trọng, tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước phục vụ vào việc xây dựng tương lai. Lưu giữ những cái cũ, những yếu tố tiêu cực hoặc hoài cổ những gì vốn có không còn phù hợp với cộng đồng sẽ dẫn đến bảo thủ, là cơ sở để kẻ xấu lợi dụng, dẫn đến đẩy lùi sự phát triển. Đảng ta xác định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội, mọi hoạt động kinh tế phải đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa phải chú ý đến hiệu quả kinh tế, vừa phải chú ý đến hiệu quả văn hoá, xã hội. Vì vậy, Đảng ta nhấn mạnh tới vai trò của việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là rất đúng đắn.

Giao lưu văn hoá là một quy luật góp phần hiểu biết giữa các dân tộc, các nền văn hoá, góp phần làm đẹp thêm các dòng chảy văn hoá dân tộc. Lịch sử loài người từ cổ chí kim đều cho thấy các lực lượng tiến bộ vẫn luôn theo đuổi cái đích là làm sao hướng được con người vào chân, thiện, mỹ. Theo Mác, đã đúc kết thì con người luôn có nhu cầu nhào nặn cái đẹp, tiếp thu cái đẹp khi có định hướng đúng. Thiết nghĩ đó cũng là quy luật trường tồn của cuộc sống, có nghĩa là tiếp thu có chọn lọc và hiệp tác phải đi đôi với đấu tranh, bảo vệ là cơ sở vững chắc để tồn tại và phát triển. Bởi lẽ, toàn cầu hoá vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực do đặc điểm của mỗi quốc gia dân tộc có những phong tục, tập quán…và đặc biệt là có nền văn hoá riêng, bản sắc riêng. Thực tế cho thấy, trong mối quan hệ của cuộc sống giữa con người với con người, giữa các tập thể với nhau có rất nhiều người tốt, thân thiện, giúp nhau chí tình, đáng trân trọng nhưng vẫn còn những kẻ xấu có thể do hiểu biết và nhận thức chưa đúng hoặc vì những mưu tính cho lợi ích riêng biệt nào đó nên thiếu thiện chí với những giá trị chân, thiện, mỹ. Vì vậy, nếu quá trình giao lưu, hội nhập để dẫn đến sự thay đổi bản sắc văn hoá dân tộc, thay đổi lối sống tức là dẫn tới sự thay đổi hệ giá trị, sẽ dẫn đến những nguy hại khôn lường không chỉ cho cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả lợi ích quốc gia, dân tộc. Mơ hồ về nhận thức văn hoá dân tộc là sẽ dẫn đến đánh mất tất cả. Chúng ta tự hào với đất nước ta suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, đã phải trải qua biết bao cuộc chiến tranh xâm lược và đô hộ với những âm mưu thâm độc đồng hoá của kẻ thù. Song các thế hệ con cháu Lạc-Hồng vẫn giữ vững và tiếp bước để ngày càng làm đẹp thêm văn hoá làng, xã, tô thắm thêm hương sắc của nền Văn hiến Việt Nam. ("Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo").Thiện chí vì hoà bình với lòng nhân văn cao cả để sẵn sàng "khép" lại quá khứ vì đại nghĩa dân tộc mà khoan dung, độ lượng hướng tới tương lai là cốt cách riêng của người Việt, là cội nguồn văn hoá suốt chiều dài của lịch sử dân tộc được tô thắm rực rỡ trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng quang vinh. Vấn đề cần được nhận thức đúng đắn là không thể để bỏ quên quá khứ về những trang sử hào hùng của dân tộc, những thuần phong,  mỹ tục vốn có những cam go của đất nước qua từng thời kỳ phải luôn được khơi dậy trong các thế hệ thông qua các hình thức, các loại hình giáo dục, tuyên truyền phong phú phù hợp từng đối tượng. Ngày nay, chúng ta mở rộng quan hệ và hội nhập kinh tế, văn hoá nhân loại là để làm giàu vốn hiểu biết cho con người, cho đất nước và giới thiệu cho thế giới biết những nét đẹp của văn hoá, nhân văn của nền văn minh và sức mạnh con người đất Việt. Cần phân biệt được việc học tinh hoa với đua đòi nhảm nhí không phù hợp. Học nhân loại, học các nước là học cái hợp lý để làm giàu tri thức, vốn sống, phong cách lao động, vốn công nghệ thông tin. Là học kỹ thuật và công tác quản lý, bổ sung thêm năng lực tiếp cận tư duy lô gích trong phân tích và đánh giá sự vật, hiện tượng, xử lý thông tin để chúng ta linh hoạt hơn, bản lĩnh hơn khi xem xét các vấn đề liên quan nhằm tránh ý chí chủ quan, hoang mang dao động hoặc máy móc trong vận dụng gây tổn hại khôn lường cho quê hương, đất nước. Kế thừa cái cũ, học cái mới có chọn lọc là để làm chủ tri thức, làm chủ khoa học công nghệ phục vụ cho quá trình sáng tạo trong lao động và cuộc sống ngày càng tốt hơn ở mỗi người và vì hạnh phúc của đồng bào, đất nước. Đây là những vấn đề cần được trao đổi, thảo luận kỹ trong các bài giảng có liên quan để tạo sự thống nhất trong tư tưởng hành động trong quá trình quản lý điều hành từ cơ sở.

Với lẽ đó, xây dựng “nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế cần phải nghiên cứu kỹ để khám phá sự vận động và phát triển của văn hoá, từ đó có nhận thức đúng đắn và cảnh tỉnh trước những vấn đề mới đang đặt ra và những vấn đề mà các thế lực thù địch đang tận dụng, mong muốn đạt tới "Chủ nghĩa đa nguyên văn hoá". Chúng ta cần giáo dục, củng cố, xây dựng niềm tin bằng hệ giá trị chân, thiện, mỹ và những truyền thống quý báu của dân tộc và chế độ. Biết tôn trọng, lắng nghe để làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về những ý kiến khác nhau với tinh thần xây dựng để tiếp thu, để bồi đắp thêm trí tuệ và tinh thần. Cần tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, vai trò quản lý của chính quyền các cấp và sự tham gia có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm ngăn chặn những luồng thông tin xấu, phim ảnh rẻ tiền, chạy theo cơ chế thị trường có yếu tố không lành mạnh  mang màu sắc độc hại. Gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc phải trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với tổ chức hành động, quản lý để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau biết tự hào dân tộc để có ý chí phấn đấu hoàn thành tốt sự nghiệp mà thế hệ cha anh đã phấn đấu hi sinh bảo vệ, xây dựng. Phải gắn được những tri thức từ sách vở với thực tiễn cuộc sống mà thế hệ đã qua cũng như thế hệ hôm nay và mai sau cần phải vươn tới, giúp thế hệ trẻ thấy rõ chiến lược của Đảng, Nhà nước là luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Phát triển kinh tế phải thống nhất với phát triển xã hội, phát triển kinh tế phải quyện chặt với phát triển xã hội. Và rằng, năng suất lao động là cái quyết định thắng lợi của chế độ mới, song đó không chỉ do lực lượng lao động sản xuất mà là kết quả tổng hợp của cả xã hội. Cần tạo lập được môi trường tư tưởng, văn hoá lành mạnh để mỗi người tự tin ở chính bản thân và tin ở cộng đồng, tin ở tổ chức là cơ sở để nâng cao dân trí, để sự sáng tạo bắt nhịp và ăn sâu vào cuộc sống, phục vụ lợi ích phát triển kinh tế, xã hội của quê hương, đất nước tiến nhanh hơn.

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng ta đã xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, từ ý chí ngọn nguồn của dân tộc và trí tuệ toàn dân tộc, chúng ta đã tập hợp, động viên được lực lượng toàn dân tham gia kháng chiến thắng lợi với khẩu hiệu: "Cả nước ra trận, toàn dân kháng chiến"- "Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước". Có thể nói đây là hội tụ của ý chí quyết tâm và hành động quả cảm sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, là một trong những đỉnh cao của bản sắc văn hoá Việt Nam. Công tác Tư tưởng, Văn hoá ngày nay cần phải từ các hoạt động thực tiễn, từ công tác tổ chức, từ việc làm, từ phát huy dân chủ để tìm hiểu, phát hiện cái mới để đổi mới cách nghĩ, cách làm với các giải pháp sát, đúng, hiệu quả thiết thực., đồng thời tham mưu, kiến nghị đề xuất có các cơ chế, chính sách thích ứng nhằm phát huy sáng tạo cho sự phát triển kinh tế xã hội ở mức cao nhất .Cốt lõi ở chỗ là tạo được sự thống nhất, đảm bảo tính khách quan, giữa lời nói và việc làm vì lợi ích chung, niềm tin và sức mạnh đoàn kết từ đó hình thành, phát triển. Tất cả đều hướng tới ý chí, hoài bão, dẫy lên phong trào đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, tôn vinh quê hương, đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đó là cơ sở tốt nhất để chúng ta bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng trong sự nghiệp phát triển, chấn hưng đất nước. Với tinh thần làm giàu từ tri thức nhân loại được đúc kết, bằng  bản lĩnh và cốt cách con người Việt Nam, từ bản sắc văn hoá của con dân Đất Việt để vóc dáng Việt Nam của thế kỷ 21 được tô thắm thêm trong trang sử  4000 năm Văn hiến vẻ vang./. 

 

http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=194

 

Những tin cũ hơn

TÊN LÀNG THEO MÃI ĐỜI TA...

TÊN LÀNG THEO MÃI ĐỜI TA...

— 25 Tháng Năm 2017

Đến cuối năm 2009, huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã cắm thêm 39 bảng tên làng tại các xã vùng cao như xã Dang, Tr’hy, Axan, Ch’um, Gary...Như vậy tất cả 70 làng người dân tộc Cơtu trong toàn huyện đã có tên viết bằng cả ba thứ tiếng (Anh, Việt và tiếng bản địa) trên nền các hình vẽ cách điệu ngôi nhà Gươl truyền thống với kinh phí khoảng 150 triệu đồng...Đây là một tin báo chí thuộc loại khá hay trong lĩnh vực văn hóa và nhờ đó, “điểm đến” Tây Giang cũng như những ngôi làng heo hút của huyện này sẽ được nhiều người biết đến. Đây cũng còn là một ví dụ sinh động của “toàn cầu hóa” mà nhà báo Mỹ Thomas Friedman đã viết trong tác phẩm nổi tiếng “Chiếc Lexus và cây Ô-liu” cách đây không lâu!

Nhật ký ở làng (kỳ 4) - Lấy máu mình gìn giữ gia phong

Nhật ký ở làng (kỳ 4) - Lấy máu mình gìn giữ gia phong

— 25 Tháng Năm 2017

Làng Thanh Quýt (xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn) có không ít những câu chuyện về những người đã âm thầm bảo vệ hương án thờ ông bà tổ tiên, giữ cho đến chết những bảng phả hệ, những sắc phong của dòng tộc giữa binh biến và ly tán. Có người đã ngã xuống để giữ gìn đến cùng những vật gia bảo ấy. Cháu con các tộc họ nhìn những tấm gương đó mà không ngừng phấn đấu quên mình để làm rạng rỡ gia phong, làng xóm.

Rằm Tháng Giêng

Rằm Tháng Giêng

— 25 Tháng Năm 2017

Dân gian ta có câu: “Rằm tháng giêng ai siêng thì quảy, rằm tháng bảy kẻ quảy người không, rằm tháng mười, mười người mười quảy” để nói lên tập quán cùng sự hệ trọng của từng cái rằm.

Ký ức làng quê

Ký ức làng quê

— 25 Tháng Năm 2017

Làng tôi có một nghề nổi tiếng: nghề chẻ tre đan cót. Mỗi năm theo ước tính của nhiều người cũng đã có đến cả vài triệu mét cót và đủ loại vật dụng đan từ nan tre bán ra thị trường. Đó là nguồn thu nhập đáng kể bên cạnh việc làm ruộng.Vài năm trở lại đây, nghề đan tre suy vi hẳn, cả làng như mất đi sinh khí...

Gương người xưa: Cuộc đời thanh bạch của Trương Tri Bạch

Gương người xưa: Cuộc đời thanh bạch của Trương Tri Bạch

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Tri Bạch, tự là Dụng Hối, là người ở đất Thương Châu, thời Bắc Tống. Năm Đoan Củng thứ hai, ông thi đỗ Tiến Sĩ, rồi làm quan đến chức Ngự Sử. Năm Thiên Thánh thứ ba (năm 1025), ông đảm nhiệm chức vụ Tể Tướng. Năm Thiên Thánh thứ sáu, ông qua đời, được truy tặng chức Thái Phó, với thụy hiệu là Văn Tiết.