Giới thiệu về dòng họ Trương tại Phù Tải - Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương

19:14 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2940

LƯỢC SỬ VỀ CỤ THỦY TỔ HỌ TRƯƠNG PHÙ TẢI

Có thể hiểu về cụ thủy tổ họ Trương Phù Tải qua 4 câu thơ:

Thiếu niên xuất chúng tướng quân phục
Tráng tuế tằng thừa Ngự sử thông
Tam gián bất tòng thân tự thoái
Gia đình thanh bạch túc môn phong.

Tạm dịch:

Tuổi trẻ khác người, tướng phải phục
Lớn lên làm tới Ngự sử quan
Ba lần can, vua không nghe, từ chức
Trong sạch nhà nghèo tạo nếp quen.

Đó là bốn câu thơ chữ Hán tương truyền của người đương thời ca ngợi quan Ngự sử đài đại phu - Trung Đô tổng quản Trương Đỗ còn lưu trong dân gian.

Cụ Trương Đỗ không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết cụ sống vào thế kỷ XIV thời nhà Trần, lớp kế tục của danh thần Chu Văn An (1292 - 1371), làm quan đời vua Duệ Tông (1373 - 1377) và Phế Đế (1377 - 1388). Theo đại Việt Sử ký toàn thư, cụ Trương Đỗ quê gốc ở làng Phù Đái (thường gọi chệch là Phù Đới), huyện Đồng Lại, xứ Đông (nay là thôn Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), ra ngụ ở phường Cơ Xá và Nghi Tàm, thành Thăng Long đã nhiều năm.
 
Tính cách nhân vật này được Toàn thư thuật lại như sau: "Đỗ là người thanh liêm không thích giao du nhiều, tính tình phóng khoáng và có chí lớn. Lúc còn nhỏ, có lần đi chơi Hồ Tây xem tướng quân tập bắn, nói đùa rằng: -Nghề ấy có khó gì! Vị tướng ngạc nhiên: - Vậy mi có bắn trúng được không?
Đỗ đáp: - Cứ thử xem! Bèn bắn ba phát trúng cả ba.
Vị tướng kinh ngạc, muốn nhận làm con nuôi song Đỗ không theo.

Sau thi đỗ tiến sĩ, làm quan có tiếng thanh liêm.
Bình sinh, ông rất khâm phục danh nho họ Chu, đời vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) đã dũng cảm dâng "Thất trảm sớ" xin chém bảy tên gian thần.

Vào năm Bính thìn (1376) quân Chiêm thành quấy rối biên giới phía Nam. Vua Trần sai quan Hành khiển Đỗ Tử Bình đem quân vào giữ Châu Hóa. Vua Chiêm bấy giờ là Chế Bồng Nga đem 15 mâm vàng dâng triều đình nhà Trần tạ lỗi nhưng Đỗ Tử Bình biển thủ đồ lễ, tâu sai với triều đình là Chế Bồng Nga ngạo mạn hỗ xược, phải trừng trị, cho nên vua Trần giận lắm mới quyết ý thân chinh.

Tháng 6 năm ấy, Duệ Tông xuống chiếu xuất quân. Triều Trần lúc này sau kỳ tích ba lần thắng Nguyên - Mông, đang thoái trào. Gian thần lộng hành, loạn lạc bất yên, trăm họ lầm than, gây chiến tranh lúc này là không nên. Các quan ngự sử trung tán Lê Tích, đại tướng quân Đỗ Lễ đã can ngăn không được. Ngự sử đại phu Trương Đỗ đã dâng "bãi chiến sớ" ba lần, phân tích rõ:
"Chiêm Thành trái mệnh, tội ấy đáng chết. Song địch ở cõi Tây xa cách, núi sông hiểm trở. Nay bệ hạ lại mới lên ngôi, chính hóa chưa nhuần thấm tới phương xa, nên sửa văn đức cho họ tự phải thần phục. Nếu họ không theo, lúc ấy cử tướng đi đánh cũng chưa muộn" - Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 7, tờ 45 a-b).
Can vua ba lần, vua không nghe, Trương Đỗ bèn treo mũ, ấn từ quan bỏ về quê làm nghề dạy học.
Tháng 10, Duệ Tông duyệt quân ở Bạch Hạc; tháng chạp từ Thăng Long dẫn 12 vạn quân lên đường. Tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1377), quân Trần tiến vào cửa Thị Nại (Quy Nhơn) đánh đồn Thạch Kiểu, rồi tấn công kinh đô Đồ Bàn. Chế Bồng Nga rút quân ra ngoài bao vây, nhưng lại cho lính trá hàng, khai vua Chiêm đã bỏ thành chạy trốn, phải tiến vào chiếm thành ngay. Duệ Tông tưởng thật thúc quân hối hả vào Đồ Bàn, đại tướng Đỗ Lễ ngăn cũng không được. Quân Trần sa vào bẫy phục binh, bị đánh tơi bời từ bốn phía, thua to, Duệ Tông chết trong đám loạn quân. Đỗ Tử Bình và Hồ Quý Ly ở hậu quân không dám đem binh ứng cứu.
Thảm bại ngày 24 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1377) có thể coi là đau đớn bậc nhất trong lịch sử Đại Việt. Ngày hôm ấy, Đại Việt Sử ký Toàn thư mô tả: “ Kinh thành Thăng Long ban ngày mà trời đất tối om, hàng chợ phải đốt đuốc lên để mua bán” Từ ấy Nhà Trần càng thêm suy sụp, không gượng dậy nổi, đến năm 1.400 thì Hồ Quý Ly cướp ngôi lập nên nhà Hồ, và năm 1.407 thì đất nước rơi vào móng vuốt của quân Minh Xâm lược. Nếu như Trần Duệ Tông biết nghe lời can của Ngự sử Đại phu Trương Đỗ thì thảm bại năm Đinh Tỵ đã không xảy ra và lịch sử nước nhà có thể bớt được một số trang đen tối.

Bình luận sự kiện ba lần dâng "bãi chiến sớ" của Trương Đỗ, về sau sử gia Ngỗ Sĩ Liên viết: "Trương Đỗ nói không giấu lời, thế là xứng chức: nói đến ba lần, thế là cố can; mà vua không nghe, thế là tâm trí vua đã mê rồi. Người có trách nhiệm phải nói, không được nghe thì đi, thế là sự tiến lui của Đỗ hợp lẽ phải vậy. Tuy lời nói thẳng thường trái tai vua, mà lợi cho thân vua, nên lấy việc này làm gương”.

Khi lên kinh thành làm quan cụ để con trưởng ở nhà, mang con thứ theo lên Hà Nội và sinh sống ở phố Nghi Tàm sau này hình thành một phái, đến đời cháu là Tiến sỹ Trương Hữu Điều nhân loạn chạy về xã Xuân Canh, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) lại hình thành thêm một phái nữa.
 
Ngày nay, dòng họ Trương Phù Tải là dòng họ lớn của làng, phái họ Trương ở xã Xuân Canh cũng là một họ lớn, cả 3 chi của họ Trương có xuất xứ từ Phù Tải nhiều đời thi đỗ làm quan, làm nhiều các ngành nghề khác nhau và đi khắp mọi miền tổ quốc.


Phương châm của dòng họ: Sống thương yêu, gắn bó, đùm bọc, giữ gìn gia phong và phát huy truyền thống hiếu học, thanh liêm, trong sạch của Tổ Tiên.

Những tin cũ hơn

Chắp nối phả hệ - Con cháu họ Trương đoàn tụ sau hơn 135 năm

Chắp nối phả hệ - Con cháu họ Trương đoàn tụ sau hơn 135 năm

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 28/06/2012 tại nhà thờ tổ họ Trương ở Thôn Nghĩa Trang, Huyện Yên Mỹ, Hưng yên diễn ra cuộc gặp gỡ hội ngộ của con cháu các chi họ Trương là con cháu của cụ Trương Công Đạo sau hơn 135 năm tìm kiếm để chắp nối phả hệ.

Họ Trương Ngọc tại làng Trường Hà và làng Nghĩa Lập , X Vinh Phú , H Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên Huế

Họ Trương Ngọc tại làng Trường Hà và làng Nghĩa Lập , X Vinh Phú , H Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên Huế

— 25 Tháng Năm 2017

Họ Trương Ngọc làng Nghĩa Lập hiện nay ở tại thôn Nghĩa Lập, xã Vinh Phú , huyện Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên Huế là một chi của phái Họ Trương tại làng Trường Hà , X Vinh Phú , H Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên Huế và là một chi phái của Họ Trương tại Làng Phú Xuân , Thành phố Huế.

Họ Trương ở Hưng Yên và kết nối đồng tộc

Họ Trương ở Hưng Yên và kết nối đồng tộc

— 25 Tháng Năm 2017

Theo thống kê ban đầu của chúng tôi, hiện có 25 tộc Trương đang sinh sống ở 9 huyện và thành phố Hưng Yên. Họ Trương trong tỉnh Hưng Yên không phải là một tộc họ đông người như họ Nguyễn, họ Trần. Nhưng trong lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh nhà, người họ Trương luôn cùng các tộc họ khác chung sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương Hưng Yên ngày càng lớn mạnh và phồn thịnh.

Họ Trương Văn Làng Tây Lễ, xã Đại Thạnh, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam

Họ Trương Văn Làng Tây Lễ, xã Đại Thạnh, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Chim có tổ người có tông, cây có cội nước có nguồn, ly hương bất ly tổ... Những câu ca dao đó nói lên đạo lý của con người Việt nam chúng ta đã lưu truyền bao đời nay dẫu cho xã hội có nhiều biến động, thay đổi. Vì vậy việc truy tìm nguồn gốc tổ tiên, chăm lo mồ mã ông bà, là những điều gần như nằm trong tiềm thức của mỗi một con người Việt nam chúng ta.

Tộc Họ Trương Như Quỳnh, Hưng Yên hậu duệ của Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi tổ chức dâng hương lễ tổ và gặp mặt đầu Xuân Quý Tỵ 2013

Tộc Họ Trương Như Quỳnh, Hưng Yên hậu duệ của Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi tổ chức dâng hương lễ tổ và gặp mặt đầu Xuân Quý Tỵ 2013

— 25 Tháng Năm 2017

Vào ngày mùng 2 tháng 3 năm 2013, nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Quý Tỵ, con cháu dòng họ Trương Như Quỳnh, Hưng Yên hậu duệ của Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi đã tổ chức gặp mặt đầu xuân Quý Tỵ 2013 tại nhà thờ tộc họ tại thôn Như Quỳnh, thị Trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.