Đại tá Trương Văn Kỳ- 54 lần đạt danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ

21:32 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1563

Ông là Đại tá Trương Văn Kỳ, ở thôn Trại Mít, xã Hào Phú (Sơn Dương), tỉnh Tuyên Quang. Mọi người vẫn nhắc đến ông với những cái tên Trương Hồng Kỳ, Trương Quốc Kỳ. Đó đều là những tên do đồng đội đặt cho ông từ những năm tháng ông còn là chiến sỹ đặc công tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị ác liệt. Hai lần giặc Mỹ treo giải thưởng cho những ai bắt được ông nhưng chúng đều thất bại trước sự anh dũng, kiên cường của anh lính đặc công Trương Văn Kỳ. Ông chính là nhân chứng sống trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng, một trong các chiến dịch lớn của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Hành quân vào chiến trường miền Nam từ tháng 9-1966, ông được phân về tiểu đoàn 8 đặc công của Bộ đội miền Nam. Năm 1970 từ Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 8, ông Kỳ được cấp trên và đồng đội tín nhiệm bầu làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8. Ông đã cùng đồng đội chiến đấu kiên cường ở giáp ranh huyện Hải Lăng (Quảng Trị) để từ đây đánh thẳng vào thị xã Quảng Trị. Sau 4 ngày chiến đấu, từ ngày 19-3 đến 23-3-1975, quân ta đã giải phóng được thị xã Quảng Trị. Chiến thắng này đã giáng cho địch một đòn chí mạng và là thời cơ để quân ta tiến đánh thẳng vào Thừa thiên - Huế.

Ngày 26-3, Tiểu đoàn 8 đặc công do Tiểu đoàn trưởng Trương Văn Kỳ chỉ huy đã phá “cánh cửa thép” của địch ở Phu Văn Lâu. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu tung bay trên bầu trời cố đô Huế, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng. Tiểu đoàn 8 đã bắt sống 370 lính Mỹ, thu 18 xe tải, 4 xe tăng, 2 xe thiết giáp và nhiều xe con của địch. Sau trận đánh này, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Kỳ được tặng danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt cơ giới” và vinh dự được ra Hà Nội dự lễ dâng hương báo công với Bác Hồ.

Đại tá Trương Văn Kỳ đã từng bị địch bắt đày ra nhà tù Côn Đảo. Tại đây, ông bị địch dụ dỗ và tra tấn dã man nhưng ông vẫn một lòng thủy chung với Đảng và Bác Hồ. Khát khao trở về với cách mạng khiến ông và các tử tù phải tìm cách vượt ngục. Sau hai lần vượt ngục mới thành, ông lại có những ngày dài lênh đênh trên biển đóng giả làm dân chài để cập bờ Quảng Ngãi an toàn và tìm về với đơn vị tiếp tục chiến đấu.

 

 

Những tin cũ hơn

Giáo sư Trương Nguyên Trân, vị đại sứ Việt Nam ở Polytechnique

Giáo sư Trương Nguyên Trân, vị đại sứ Việt Nam ở Polytechnique

— 25 Tháng Năm 2017

Trường Ecole Polytechnique - Pháp là một trường có bề dày 200 năm giảng dạy và nghiên cứu. Học sinh Việt Nam tại trường Ecole Polytechnique, ai cũng biết tới giáo sư Trương Nguyên Trân, người đã công tác tại trung tâm nghiên cứu Vật lý (Centre de Physique Théorique (CPHT)) của trường từ 35 năm nay. Giáo sư không chỉ là người thường xuyên có mặt tại Hà Nội trong các kỳ thi tuyển học sinh nước ngoài hàng năm của trường mà còn là người luôn tận tình giúp đỡ và dìu dắt các bạn trong suốt quá trình học tập và công tác tại trường cũng như sau này.

Quà tặng từ cuộc sống - Chuyện cảm động của gia đình ông Trương Đức Liên

Quà tặng từ cuộc sống - Chuyện cảm động của gia đình ông Trương Đức Liên

— 25 Tháng Năm 2017

Có một người cha gốc Quảng Nam ở làng dệt Bảy Hiền (TP.Hồ Chí Minh) tận tụy nuôi con bị dị tật bẩm sinh, nằm liệt giường 51 năm. Có một nàng dâu trẻ được xã hội công nhận, tặng danh hiệu “Người con hiếu thảo” khiến ai cũng ngước nhìn...

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển được chọn là nhân vật tiêu biểu năm 2006

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển được chọn là nhân vật tiêu biểu năm 2006

— 25 Tháng Năm 2017

Sau gần một tháng phát động, cuộc thi viết về nhân vật tiêu biểu năm 2006 đã chính thức khép lại với những ấn tượng đẹp. Với hơn một trăm bài dự thi, cuộc thi đã thực sự trở thành cầu nối tình cảm giữa khán giả với những cá nhân, tập thể có cống hiến xuất sắc trong một năm qua.

Người buôn tiền thời mở cửa

Người buôn tiền thời mở cửa

— 25 Tháng Năm 2017

Hà Nội, một ngày cuối năm, góc cà phê vắng, người đàn ông tóc hoa râm mắt long lanh nhớ về quãng thời gian sôi nổi nhất của đời mình... Trương Văn Phước đến với lĩnh vực tài chính, ngân hàng bằng lưng vốn của một cử nhân chuyên toán. Đó là “ông tỷ giá”, theo cách gọi thân mật của cánh phóng viên tài chính. Còn hai mươi năm về trước, bạn bè quen gọi ông là người buôn tiền, hay một dealer ngoại tệ chuyên nghiệp. Bản thân ông, trước sau như một, dù ở vị trí nào, công việc nào, niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời vẫn là tỷ giá.

Bác sỹ  quân y Trương Quang Tú

Bác sỹ quân y Trương Quang Tú

— 25 Tháng Năm 2017

Bác sỹ quân y- Đại tá- Trưởng Khoa Tai mũi họng- Bệnh Viện C 17 Quân Khu 5.