Giáo sư Trương Nguyên Trân, vị đại sứ Việt Nam ở Polytechnique

21:32 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1277

Có lẽ ít người biết rằng, khi dự án mở rộng diện đào tạo của trường Polytechnique ra phạm vi quốc tế theo mô hình các trường đại học ở Mỹ vẫn còn trong giai đoạn phôi thai, giáo sư Trương Nguyên Trân là một trong số ít người rất táo bạo và kiên quyết ủng hộ sự triển khai chiến lược này. Cách nhìn nhận của ông mang dấu ấn của một sự nghiệp khoa học vô cùng phong phú trên mọi phương diện.

Giáo sư đã từng nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ : lấy bằng MS về kỹ sư tại trường CalTech (California Institue of Technology – 1954-1957) ; hoàn thành luận án tiến sỹ về Vật lý lý thuyết tại trường Cornell University of New York dưới sự hướng dẫn của giáo sư Hans A. Bethe (Nobel vật lý 1967) ; làm Post Doc tại Institute for Advanced Study của Princeton va Columbia University ; giảng dạy tại đại học Brown với học vị Phó giáo sư đến năm 1968.  Từ năm 1969, giáo sư công tác tại CPHT - Ecole Polytechnique và đã sáng lập ra nhóm hạt cơ bản ở trung tâm này.

Trên con đường khoa học của mình, giáo sư luôn canh cánh một lòng tự nguyện giúp đỡ nền giáo dục và sự phát triển khoa học của nước nhà. Từ những năm 70, ông đã giúp nhiều nhà vật lý Việt Nam sang làm việc tại CPHT. Ông cũng đã liên hệ tìm học bổng Nishina cho nhiều nhà khoa học trẻ khác sang nghiên cứu tại Nhật Bản.

Những kinh nghiệm phong phú nói trên giúp cho giáo sư thấy rõ tầm quan trọng của việc đưa trường Polytechnique trở nên nổi tiếng trên tầm quốc tế thông qua con đường tuyển chọn học sinh nước ngoài, cũng như lợi ích của học sinh giỏi Việt Nam trước cơ hội đó. Năm 1995, hệ thống thi tuyển dành cho học sinh quốc tế chính thức được thành lập. Giáo sư trở thành một trong những vị giám khảo thường trực của khu vực châu Á. Nhưng nỗ lực cung cấp thông tin về việc dự thi, tài liệu ôn tập, phát hiện và chọn lọc nhân tài đặc biệt từ Việt Nam của giáo sư đã khiến nhiều người coi ông là vị đại sứ Việt Nam của trường Polytechnique. Cũng nhờ giáo sư, mối quan hệ giữa Bộ giáo dục Việt Nam và trường Polytechnique càng ngày càng cởi mở.

Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ghé thăm trường Polytechnique trong đợt công tác tại Pháp năm 2002. Ngược lại, năm 2003, ông hiệu trưởng trường Polytechnique cũng đã tới thăm và làm việc với Đại học Quốc Gia Hà Nội và đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, hai trường đã đóng góp nhiều sinh viên sang du học tại Polytechnique.

Học sinh mỗi khoá tại trường Polytechnique đều có những kỷ niệm về lòng tận tuỵ vì học sinh của giáo sư Trân. Với khoá  97, giáo sư đã là cứu cánh kịp thời khi ông đã xuất hiện đúng lúc « dầu sôi nem cháy » và đưa các bạn đi mua nem làm sẵn ở chợ Tàu chữa cháy cho tiết mục món ăn Việt Nam tại buối tối Cusine du Monde năm ấy. Bạn Hoàng Trung Tuyến chắc sẽ không bao giờ quên cú điện thoại gọi đi dự thi của giáo sư : ông là người duy nhất kiểm tra cẩn thẩn việc chuẩn bị chấm thi và phát hiện ra rằng giấy gọi bạn Tuyến đi dự thi tại Đại sứ quán Pháp đã không đến tay thí sinh.

Trên tổng số gần 100 học sinh nước ngoài hàng năm được tuyển chọn vào trường Polytechnique, số lượng học sinh Việt Nam đã tăng dần từ một, bốn đến hàng chục người mỗi khóa. Cái tên Polytechnique đã trở nên quen thuộc với không chỉ với các lớp chuyên phổ thông mà còn được phổ biến rộng rãi tại các trường đại học tại các thành phố lớn trong cả nước. Theo sát quá trình học tập của các bạn tại Pháp, giáo sư cũng là người tích cực tiếp nhận ý kiến đóng góp của sinh viên trong công cuộc duy trì và mở rộng việc đưa sinh viên nước ngoài ra học tại các trường đại học khác của Pháp và các nước khác trên thế giới.

Nỗi trăn trở giúp đỡ nước nhà trong sự nghiệp giáo dục của giáo sư còn thể hiện rất sâu sắc trong việc định hướng tạo công việc làm ở Việt Nam các bạn sinh viên sau khi hoàn thành quá trình đào tạo tại Pháp. Trong các chuyến tháp tùng ông hiệu trưởng trường Polytechnique về làm việc ở Việt Nam, giáo sư đã tạo cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu điều kiện cho sinh viên ra trường về Việt Nam công tác. Kinh nghiệm tuyển chọn sinh viên của ông đã khiến quỹ học bổng Việt Nam tại Mỹ (Vietnam Education Foundation – VEF) đặc biệt tin tưởng mời ông tham gia thành phần ban giám khảo của họ, dù rằng trên nguyên tắc, họ chỉ mời những người đang công tác tại Mỹ. Nhân dịp này, giáo sư đã gặp những người nổi tiếng như GS P.Griffiths, GS C.W.Kim để tích cực thúc đẩy sự ra đời của những cơ sở nghiên cứu để đón nhân tài Việt Nam về nước. Theo giáo sư, đây có thể coi là mô hình thu nhỏ của Mini Institute of Advanced Studies của Princeton (Mỹ) hay của Institut des Hautes Etudes Scientifiques (Bure Sur Yves- Pháp) nhưng với quy mô và ngân sách phù hợp với nhu cầu phát triển khoa học tại từng địa phương.

Những cống hiến lớn lao của giáo sư Trương Nguyên Trân đã được chính phủ Việt Nam ghi nhận. Ông đã hai lần được bộ giáo dục Việt Nam trao bằng khen ghi nhận công lao của ông cho sự nghiệp khoa học và giáo dục của nước nhà.  Học sinh và cựu học sinh ở trường Polytechnique vẫn thường lui tới ông không chỉ để xin ý kiến tham khảo cho con đường học tập và nghiên cứu của bản thân mà còn để được hưởng không khí gia đình ấm cúng rất Việt Nam. Thật may mắn khi có những người như giáo sư, dù sống ở đâu và thành công đến đâu, tâm hồn cũng luôn hướng về đất nước.

 

Theo http://xviet.free.fr/news/phongsu/bactran.html

Những tin cũ hơn

Quà tặng từ cuộc sống - Chuyện cảm động của gia đình ông Trương Đức Liên

Quà tặng từ cuộc sống - Chuyện cảm động của gia đình ông Trương Đức Liên

— 25 Tháng Năm 2017

Có một người cha gốc Quảng Nam ở làng dệt Bảy Hiền (TP.Hồ Chí Minh) tận tụy nuôi con bị dị tật bẩm sinh, nằm liệt giường 51 năm. Có một nàng dâu trẻ được xã hội công nhận, tặng danh hiệu “Người con hiếu thảo” khiến ai cũng ngước nhìn...

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển được chọn là nhân vật tiêu biểu năm 2006

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển được chọn là nhân vật tiêu biểu năm 2006

— 25 Tháng Năm 2017

Sau gần một tháng phát động, cuộc thi viết về nhân vật tiêu biểu năm 2006 đã chính thức khép lại với những ấn tượng đẹp. Với hơn một trăm bài dự thi, cuộc thi đã thực sự trở thành cầu nối tình cảm giữa khán giả với những cá nhân, tập thể có cống hiến xuất sắc trong một năm qua.

Người buôn tiền thời mở cửa

Người buôn tiền thời mở cửa

— 25 Tháng Năm 2017

Hà Nội, một ngày cuối năm, góc cà phê vắng, người đàn ông tóc hoa râm mắt long lanh nhớ về quãng thời gian sôi nổi nhất của đời mình... Trương Văn Phước đến với lĩnh vực tài chính, ngân hàng bằng lưng vốn của một cử nhân chuyên toán. Đó là “ông tỷ giá”, theo cách gọi thân mật của cánh phóng viên tài chính. Còn hai mươi năm về trước, bạn bè quen gọi ông là người buôn tiền, hay một dealer ngoại tệ chuyên nghiệp. Bản thân ông, trước sau như một, dù ở vị trí nào, công việc nào, niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời vẫn là tỷ giá.

Bác sỹ  quân y Trương Quang Tú

Bác sỹ quân y Trương Quang Tú

— 25 Tháng Năm 2017

Bác sỹ quân y- Đại tá- Trưởng Khoa Tai mũi họng- Bệnh Viện C 17 Quân Khu 5.

Nhà văn, nhà soạn tuồng Trương Duy Toản

Nhà văn, nhà soạn tuồng Trương Duy Toản

— 25 Tháng Năm 2017

Ông sinh 1885 và mất 1957, là trí thức Việt Nam, xuất thân từ nho học. Quê: huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Từng làm chủ nhiệm và chủ bút các báo Sài Thành, Trung Lập báo, ra đời vào khoảng 1900. Là chí sĩ của phong trào Đông Kinh nghĩa thục, bị an trí tại Cần Thơ.