Các thành viên Trương tộc phía nam thăm viếng khu lăng mộ cụ Trương Vĩnh Ký

19:31 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1246

Giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh tồn tại một di tích được xây dựng 114 năm, nhưng đang xuống cấp trầm trọng. Đó là khu mộ phần của một người Việt Nam từng được xếp vào hàng "thập bát văn hào" của thế giới thế kỷ 19: học giả Trương Vĩnh Ký.
Theo tư liệu gia đình, khu mộ phần này được xây dựng trước khi Trương Vĩnh Ký mất (năm 01/9/1889) tại Chợ Quán, Sài Gòn, nay là nhà số 520, Trần Hưng Đạo, quận 5, TP HCM. Mộ được xây dựng ngay tại sinh phần của dòng họ, nơi có hơn 50 ngôi mộ.
Bên cạnh khu mộ là ngôi nhà cổ với kiến trúc ba gian hai chái truyền thống. Bên trong có treo bức hình chụp cả nhà họ Trương trong ngày chôn cất cụ Trương Vĩnh Ký. Trên nóc nhà còn khắc dòng chữ ghi thời gian xây dựng ngôi nhà: "Decembre 1889". Theo Ông Trương Minh Đạt, cháu cố của cụ Trương Vĩnh Ký, các cháu cụ Trương hiện vẫn còn 10 người sinh sống tại đây, ngôi nhà này là do đích thân cụ Trương Vĩnh Ký chỉ huy xây dựng. Đây cũng là nơi cụ sống và làm việc vào những ngày cuối đời.
Trước đây có bài báo đăng Ông Trương Vĩnh Tấn, cháu 4 đời của cụ Trương Vĩnh Ký, nói: "Đời nào giàu sang không biết, nhưng đến đời chúng tôi là gia cảnh đã sa sút cùng cực. Hiện nay, tất cả chi tiêu của gia đình đều trông cậy vào xe nước giải khát bán ven đường. Phần mộ ông bà ngay đó nhưng một năm mới quét tước một lần. Thời gian mưu sinh thôi cũng đủ vất vả còn đâu thời gian coi sóc đến phần mộ!". Nay ông Đạt cho biết gia đình cũng chỉ đủ sống qua ngày với quán nước, thấy mặt bằng giữa Thành phố chật chội mà vẫn còn không gian trống, nên tranh thủ cho thuê làm bãi giữ xe và để các đồ đạc khác.
Ông Phan Thứ Lang, trong một tác phẩm biên khảo về Trương Vĩnh Ký có viết, khu lăng mộ Trương Vĩnh Ký là công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn xưa. Ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc Đông - Tây, kim - cổ. Cổng vào lăng mộ được xây theo kiến trúc đình, chùa phương Đông với cổng Tam quan. Nhưng trên nóc cổng lại có gắn một cây Thập giá của đạo Thiên chúa. Giữa cổng có khắc hàng chữ La tinh: "Miseremini mei saltem vos acimic mei" (Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi) như là một ước nguyện cuối đời của học giả họ Trương.
Lăng mộ của cụ Trương Vĩnh Ký còn đặc biệt ở chỗ được xây bằng với mặt đất. Bên dưới chôn cất 3 quan tài. Mộ phần của học giả họ Trương nằm chính giữa. Bên trái là mộ của Trương phu nhân, bà Vương Thị Thọ. Bên phải là mộ phần của người con trai trưởng. Sau hơn một 100 năm, mộ của học giả họ Trương nói riêng và toàn khu nghĩa trang gia đình nói chung đang ở trong tình trạng xuống cấp, cỏ dại mọc đầy. Những tấm gạch bông lát mặt mộ bị bong tróc lỗ chỗ, sứt mẻ, trơ cả cốt. Mái vòm khu mộ cháy sém do đã trải qua khói lửa chiến tranh, trần vòm rạng nức, thấm giột.
Hằng năm, vào ngày lễ tạ ơn Thánh của Thiên chúa giáo (1/11), ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam (20/11), các thày vẫn thường dẫn các học sinh đến đây để viếng mộ ông. Và không ít người rất ái ngại khi thấy phần mộ đang xuống cấp.
Hiện nay khu mộ phần và nghĩa trang dòng họ Trương vẫn chưa được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử của thành phố. Vì thế, vẫn không có mặt trong diện được trùng tu của Sở VHTT. Thành phố có quá nhiều di tích cần ưu tiên sữa chữa, tôn tạo. Ngoài ra, hiện nay vẫn còn nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về thân thế và sự nghiệp của vị học giả lỗi lạc này. Đây cũng là rào cản trong việc xét phong di tích này vào danh sách những hạng mục di tích văn hóa lịch sử của thành phố.
Ông Trương Minh Đạt, cháu cố Trương Vĩnh Ký nói: Sau nhiều bài báo nêu lên sự xuống cấp ngôi mộ Trương Vĩnh Ký, Các cựu học sinh trường Trương Vĩnh Ký đã đóng góp tài chính để tôn tạo ngôi mộ; Phần gia đình các cháu cụ Trương cũng vận động thân quyến trong và ngoài nước tham gia góp phần tôn tạo. Hiện nay gia đình đã có giấy phép của chính quyền để sửa chữa, kinh phí chuẩn bị được trên 60 triệu đồng, khi thời tiết hết mưa sẽ khỏi công.
Có mặt trong buổi tham quan, BS Trương Lê Anh Tuấn- Đại diện cổng thông tin Trương tộc phía Nam đã đăng ký đóng góp 2.000.000,đồng để sữa chữa lăng mộ cụ Trương. Doanh nhân Trương Quang Vinh, giám đốc công ty Đất Tây tình nguyện chịu cung cấp miễn phí toàn bộ sơn cao cấp.
Nhân đây Ban đại diện trương tộc phía nam cũng có lời đến qúy vị trương tộc gần xa, những ai quan tâm đến cụ Trương Vĩnh Ký, xin chung tay cùng gia đình con cháu cụ, góp phần tôn tạo ngôi mộ của Cụ Trương. Mọi đóng góp xin gửi về Anh Trương Thế Quốc, thủ quỹ. số điện thoại: 0973162068.
 

Ban thờ cụ Trương Vĩnh Ký trong khu lăng mộ


Dâng hương tưởng niệm học giả Trương Vĩnh Ký


Anh Trương Quang Thông bên khu lăng mộ cụ Trương Vĩnh Ký

 

 

Các thành viên Trương tộc phía Nam chụp ảnh
cùng cháu cố Trương Vĩnh Ký trước khu lăng mộ

 
Cổng khu mộ nhìn từ bên trong ra. ảnh TQT
 
Ông Trương Minh Đạt, cháu cố cụ Trương Vĩnh Ký. ảnh TQT
 
Căn nhà ngói cổ, nơi thờ cụ Trương, nằm bên phải cổng vào. ảnh TQT

Những tin cũ hơn

Tộc Trương Công Thanh Quýt khen thưởng khuyến học năm 2013

Tộc Trương Công Thanh Quýt khen thưởng khuyến học năm 2013

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 25.8, tộc Trương Công Thanh Quýt ( Điện Bàn, Quảng Nam) đã tổ chức lễ tuyên dương thành tích học tập và trao thưởng năm học 2012-2013 cho các học sinh và sinh viên là con em trong tộc.

Thư Ngỏ Của Hội Đồng Họ Trương Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thư Ngỏ Của Hội Đồng Họ Trương Tỉnh Thừa Thiên Huế

— 25 Tháng Năm 2017

Cổng thông tin Điện tử họ Trương Việt Nam đăng toàn văn Thư ngỏ của Hội đồng họ Trương tỉnh Thừa Thiên Huế gửi bà con tộc họ

Lịch sử họ Trương Phiếm Ái, Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam

Lịch sử họ Trương Phiếm Ái, Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Theo lưu truyền thì từ xa xưa Tổ tiên tộc Trương ở đất Thanh Hoá, Phủ Hà Trung, huyện Tống Sơn, trấn Ngũ An, đã từng tham gia Lam Sơn dấy nghĩa, là quan quân của nhà Lê, phò Vua cứu nước. Theo lời hiệu triệu của Vua Lê Thánh Tông sau cuộc đại thắng quân Minh, tiến hành bình Chiêm, lập ấp, mở mang đất nước. Ông Thuỷ Tổ họ Trương đã hội tụ cùng với các tộc khác tại đất Thừa Thiên. Bước thứ hai vào thừa tuyên Quảng Nam, phủ Thăng Hoa huyện Huy Giang là phần đất của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ngày nay.

Quảng bình tiến tới đại hội Họ Trương toàn tỉnh lần thứ nhất

Quảng bình tiến tới đại hội Họ Trương toàn tỉnh lần thứ nhất

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 22/7/2013 tại thành phố Đồng Hới, Ban thường trực lâm thời Họ Trương tỉnh Quảng Bình đã triệu tập đại biểu và khai hội nghị bàn về việc tổ chức Đại hội đại biểu Họ Trương toàn Tỉnh lần thứ nhất. Ông Trương Quang Phúc – Chủ tịch lâm thời và các ông trong ban Ban thường trực lâm thời đã chủ trì hội nghị.

Họ Trương Quốc Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh

Họ Trương Quốc Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh

— 25 Tháng Năm 2017

Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, tiền thân có nhiều tên gọi khác nhau. Xưa lúc thì gọi là xã Long Phúc, lúc thì gọi là xã Long Phú rồi đổi là xã Phong Phú, đến sau cách mạng tháng 8 năm 1945 được gọi xã Thạch Khê cho đến nay.