Sự linh diệu từ một câu đối của tổ tiên họ Trương

01:14 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2013

     Tuy ông chỉ mới dịch được 2 câu trong số những câu đối vừa công bố…

     Cụ Trương Quang Phúc cho biết:

    - Tôi đã dịch xong câu đối thứ 2 trong số các câu đối ở nhà thờ Đại tôn họ Trương Đáp Cầu (Bắc Ninh) mà trong lòng phấn khởi sung sướng quá đỗi…        Cụ Phúc đã gọi điện và chia sẻ ngay rằng: “ Chỉ một câu đối thôi mà tổ tiên ông bà họ Trương chúng ta vô cùng linh thiêng đã cho con cháu biết rõ về nguồn gốc dòng họ và nền văn minh Bách Việt của dân tộc mình…”

Câu đối như sau:

 “Yến dực di mưu vinh Bắc địa

Hồng cơ biệt phái nhẫn Trương môn”

      Cụ Trương Quang Phúc đã dịch nghĩa như sau:

Cánh Én đưa tin từ đất Bắc dành cho đời sau sự vinh hiển

Chim Hồng đặt để nhà họ Trương mềm dẻo ( Biệt phái: có phái riêng từ cội gốc dấy lên)

     “Thực ra nghĩa bóng (ý tại ngôn ngoại – ý vượt ra ngoài lời) của câu đối này vô cùng thâm thúy, vô cùng ảo diệu và uyên bác ”, cụ Trương Quang Phúc nhấn mạnh:

   Nước Yên dành máu từ đất Bắc ( vinh=máu)

   Hồng hạc mang hình bởi  họ Trương
 


Phiên âm câu đối: “ Yến dực di mưu vinh Bắc địa/ Hồng cơ biệt phái nhẫn Trương môn” (ghi trong Gia phả Họ Trương)
 

     Và cụ giải thích thêm: “Hồng Hạc trong vế sau của câu đối là hình ảnh con chim Hồng (chim Lạc) đã được khắc họa trên trống đồng -một dạng biểu tượng quốc huy của người Bách Việt cổ. Ở đây cùng ngầm ý rằng: người họ Trương từ thời đại Hùng Vương, Hồng Bàng đã tham gia phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng cơ đồ Bách Việt...

       Thay mặt Ban Tư liệu – Văn kiện Hội đồng lâm thời Trương tộc Việt Nam, Trương Thị Kim Dung bày tỏ lòng cảm ơn với nhà nghiên cứu Hán Nôm Trương Quang Phúc, tuy lớn tuổi nhưng đã rất nhiệt tình và tâm huyết trong việc dịch các gia phả cũng như các câu đối cho các tộc của họ Trương trong toàn quốc. Nhưng cụ nói:

     - Cô không phải cảm ơn tôi, chúng ta là người họ Trương thì phải làm hết sức mình trong việc tôn vinh công lao tổ tiên, dòng họ. Mục đích kết nối mà Hội đồng lâm thời Trương tộc Việt Nam đề ra chẳng phải là tìm ra nguồn cội đó sao?. Chúng ta nên cảm tạ Tổ tiên ông bà mình rất linh thiêng, linh diệu, cô ạ!.

       Kim Dung cho biết, dịch được hai câu đối trên luôn trưa nên cụ Phúc đã thấm mệt. Cụ khất lại việc dịch tiếp những câu còn lại trong vài hôm nữa và sẽ gởi cho Ban Nội dung- Văn kiện.

.      Từ lâu, trong các nghiên cứu đơn lẻ của mình sau những chuyến điền dã trong Nam ngoài Bắc, cả hai chúng tôi đều cảm nhận rõ rệt, như một trực giác, rằng người họ Trương từ Thanh Hà quận ở Trực Lệ hay Phúc Kiến đi nữa, đều thuộc nước Yên của đất Bách Việt cổ phía nam sông Dương Tử. Tổ tiên chúng ta đi về phương Nam vì nhiều lý do và giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Nhưng chúng ta là người Việt… Giờ đây, từ hai câu đối cổ tại nhà thờ Đại tôn họ Trương ở Đáp Cầu, qua bản dịch của nhà nghiên cứu Hán Nôm uyên thâm Trương Quang Phúc, chúng tôi càng cảm thấy vui mừng hơn vì cảm nhận như trực giác ban đầu ấy đã được chứng minh…( Xin xem thêm câu đối số 5: Giang Bắc cửu cư thành cố lý để suy nghĩ thêm về câu Trương Công Nghệ chín đời cùng ở trong các gia phả tộc Trương và bức hoành phi Thanh Hà diễn phái trong bài trước.)

 

Hà Nội- Đà Nẵng, 22.2.2013

TT Kim Dung- Trương Điện Thắng

Những tin cũ hơn

Một bức thư cảm động và nhiều ý nghĩa

Một bức thư cảm động và nhiều ý nghĩa

— 22 Tháng Năm 2017

Mồng 5 tết, Trương Thị Kim Dung từ Bắc Ninh gọi điện cho tôi ở Quảng Nam, mừng rỡ nói chị đã tìm thêm được mấu câu đối cổ; quan trọng là có những từ Thanh Hà quận và cửu thế đồng cư vốn khá phổ biến trong các gia phả và truyền ngôn của các đời con cháu họ Trương. Hai hôm sau chị nhắn tin cho tôi bảo đã gởi mail nói thêm về chuyến “xuất hành” đầu năm ý nghĩa này. Thấy rằng nội dung Kim Dung nói đến là những chi tiết khá quan trọng liên quan đến kết nối dòng tộc, tôi xin phép đưa thư này lên website của họ Trương chúng ta để bà con mọi miền chia xẻ trước thềm hội nghị toàn quốc.

PGS TS Trương Quốc Bình thăm và làm việc với các vị đại diện của Họ Trương tại làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

PGS TS Trương Quốc Bình thăm và làm việc với các vị đại diện của Họ Trương tại làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

— 22 Tháng Năm 2017

Trên cơ sở tìm hiểu, kết nối với Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời qua Trang tin điện tử Họ Trương Việt Nam, thông qua anh Trương Văn Trung thường trực Hội đồng Trương tộc VN lâm thời đã trao đổi, tiếp nhận thông tin từ ông Trương Văn Hoạt, đại diện của Ban trị sự của Họ Trương làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội.

Thông báo họp mặt các họ Trương Miền Trung

Thông báo họp mặt các họ Trương Miền Trung

— 22 Tháng Năm 2017

Thưa các anh chị, Ngày 25.12 vừa qua, anh Trương Văn Đoan, Chủ tịch lâm thời Hội đồng Trương tộc việc Việt Nam đã làm việc với chúng tôi tại Diễn Châu, Nghệ An về quá trình tổ chức đại hội toàn quốc. Theo đó, sẽ có 3 cuộc gặp mặt sơ bộ tại 3 miền, tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM trong tháng 1 và 2.2013 để chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết.

Lễ giỗ Tổ Họ Trương – Đặng  ở Diễn Kỷ: Một cuộc hội ngộ gần xa...

Lễ giỗ Tổ Họ Trương – Đặng ở Diễn Kỷ: Một cuộc hội ngộ gần xa...

— 22 Tháng Năm 2017

Mặc dù đang bận rộn nhiều công việc “chạy nước rút”vào dịp cuối năm, đặc biệt là công việc chuẩn bị cho Đại hội Họ Trương toàn quốc lần thứ nhất sẽ diến ra vào tháng 3 âm lịch năm Tân Tỵ 2013 nhưng khi nhận được lời mời của Hội đồng gia tộc họ Trương – Đặng ở Diễn Kỷ, Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời do ông Trương Văn Đoan – nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch đầu tư – Chủ tịch Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời làm trưởng đoàn vẫn cố gắng thu xếp “trăm mối bộn bề”, vượt đường xa dặm thẳm đã có mặt với lẵng hoa trang trọng kính lễ giỗ Tổ của một họ tộc lớn có bề dày lịch sử hơn 6 thế kỷ tại Nghệ An.

Hội đồng Trương tộc Vn dự giỗ tổ Trương tộc Diễn Châu, Nghệ An

Hội đồng Trương tộc Vn dự giỗ tổ Trương tộc Diễn Châu, Nghệ An

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày rằm tháng 11 ( 27.12.2012), tại nhà thờ Tụ Quốc tộc Trương Đặng Công, thôn Mỹ Lý (xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An), ông Trương Văn Đoan, chủ tịch lâm thời họ Trương Việt Nam cùng các thành viên Trương thị Kim Dung, Trương Quốc Hùng từ Hà Nội và Trương Điện Thắng (từ Đà Nẵng) đã về dự lễ giỗ ngài khởi tổ Trương Công Quang. Đông đảo đại diện các chi tộc Trương Diễn Châu tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Hà Nội, Hà Đông, Quảng Nam... cũng đã về dự.)