PGS TS Trương Quốc Bình thăm và làm việc với các vị đại diện của Họ Trương tại làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

01:13 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1755

Ngày 31/1/2013, nhận lời mời của Ban Đại diện họ Trương làng Lệ Mật, PGS.TS Trương Quốc Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Trương tộc VN lâm thời đã về thăm và làm việc với các vị đại diện họ Trương tại làng Lệ Mật . Cùng đi có Nhà thơ, nhà báo Trương Thị Kim Dung, phụ trách Ban Tư liệu-Văn kiện của Hội đồng, Ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Du lịch –Lữ hành HN, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ họ Trương VN.



Bức đại tự Trương tộc đồng đường ở phía ngoài nhà thờ

 

 Tiếp đón và làm việc với đoàn, có các vị đại diện Ban trị sự Họ Trương Lệ Mật gồm các vị :

  • Ông Trương Bá Biên – trưởng tộc và cũng là trưởng chi Trương Bá
  • Ông Trương văn Hoạt: Trưởng ban trị sự của dòng họ Trương Lệ Mật
  • Ông Trương Văn Chất: thành viên Ban Trị sự
  • Ông Trương Xuân Xứng : Thành viên Ban Trị sự
  • Ông Trương Văn Mại: Thành viên Ban Trị sự
  • Ông Trương Khắc Khuê: Thành viên Ban Trị sự

 


PCT Trương Quốc Bình và nhà báo Trương Thị Kim Dung dâng hương tại Nhà thờ họ Trương ở Lệ Mật
 

Các vị trong Ban trị sự đã thông báo những nét cơ bản về quê hương Lệ Mật và dòng tộc tại đây.
           Lệ Mật xưa thuộc phủ Thuận An, huyện Gia Lâm, xứ Kinh Bắc, nay thuộc quận Long Biên, TP Hà Nội.
Từ cách đây gần một nghìn năm, Lệ Mật đã nổi tiếng trong cả nước với nghề truyền thống: nuôi rắn và bắt rắn. Làng nghề truyền thống này gắn liền với truyền thuyết chinh phục loài thủy quái mang hình tượng rắn khổng lồ của chàng trai họ Hoàng ở Lệ Mật vào đời vua Lý Thái Tông năm 1028- 1054.
            Theo các nguồn tài liệu,  thì khi thành lập làng cổ Lệ Mật tại đây có 4 họ cùng cư trú và khai khẩn là các họ: Trương, Trần, Nguyễn, Phạm. Trong số này, họ Trương  là dòng họ lớn nhất và đông người nhất đã theo ông Hoàng Lệ Mật ra khai khẩn vùng đất trũng đầm lầy ven Hồ Tây lập nên “Thập tam trai” (13 làng trại) giàu đẹp nổi tiếng ở Thăng Long.
Thập tam trại là một tên gọi chung chỉ 13 làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Tương truyền, các làng này được lập nên thời vua Lý Nhân Tông, bởi công của dũng sỹ họ Hoàng và dân làng Lệ Mật. Từ thời nhà Lý đã có tên các thôn trại: Vạn Bảo, Đại Yên (Đại Bi), Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Giảng Võ, Thủ Lệ, Liễu Nhai (Liễu Giai), Cống Yên. Các làng này đóng vai trò cung cấp các nhu yếu phẩm cho kinh thành Thăng long.

 

 



Bia lưu niệm của nhánh họ Trương tại Giáp Tứ trong nhà thờ đại tôn tại Lệ Mật
 

Tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông, có một công chúa cưng của vua thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) và vào một hôm, công chúa bị đắm thuyền chết đuối không thấy xác. Vua trao giải cho ai tìm thấy nhưng không người nào tìm được. Có một chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã chiến đấu dũng cảm với thủy quái và cuối cùng đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ. Vua ban thưởng cho chàng rất nhiều gấm vóc, vàng bạc, nhưng chàng từ chối tất cả, chỉ xin vua cho đưa dân nghèo Lệ Mật và mấy làng quanh đó sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long làm trang trại. Sau khi được vua ưng thuận, dân chúng Lệ Mật đã cùng chàng vượt dòng sông Nhị Hà (sông Hồng) sang khai khẩn khu đất phía Tây thành Thăng Long. Vùng đất ấy dần trở nên trù phú, mở rộng thành 13 trại ấp mà sách sử gọi là khu "Thập Tam trại".
Sau khi khai lập được 13 trại, chàng trai họ Hoàng quay về củng cố làng cũ, rất trù phú, nên gọi làng là "Trù Mật".  Lệ Mật là một làng cổ, xưa có tên là "Trù Mật", có lẽ vì kỵ húy chúa Trịnh Chù (Trịnh Cương (1686 - 1729) nên đổi thành tên như hiện nay. Sau khi chàng thanh niên mất, dân làng lập đình thờ chàng, suy tôn chàng là Thần hoàng. Theo gương chàng, dân chúng làng Lệ Mật ngoài việc nhà nông còn phát triển thêm nghề bắt rắn, nuôi rắn.
          Cho đến nay, ngoài những cư dân truyền thống lâu đời mang họ Trương, Trần, Nguyễn, làng Lệ Mật còn có thêm nhiều họ khác hợp cư nâng tổng số các họ tộc ở đây lên tới con số 19 dòng họ. Trong số này có đến 3 họ Trương nhưng khác nhau về huyết thống.
            Về tộc phả của họ Trương tại đây, các vị Ban trị sự của họ tộc cho biết: Trải bao thăng trầm xã hội, thời thế, chiến tranh, thiên tai... nên gia phả gốc của họ Trương ở Lệ Mật xây dựng trước thế kỷ XVII đã bị bị thất lạc mả chỉ còn gia phả ghi chép từ thế kỷ XVII  đến nay với tổng số 21 đời. Tuy nhiên, sự ghi chép và lưu giữ phả tộc không được liên tuc, chi tiết và cụ thể.( Trước đây các cụ chỉ ghi ngày mất, tuổi thọ và nơi chôn cất.) Phả tộc của 5 chi ở Lệ Mật hiện nay được ghi chép từ khoảng năm 1700 tới nay tương đối cụ thể và chi tiết còn từ đó trở về trước chỉ ghi theo ngạch dọc với 11 đời, gọi là các cụ Tổ họ được thờ chung ở nhà thờ đại tôn.
        Theo phả hệ, Cụ tổ họ Trương Lệ Mật đời thứ 11 sinh hạ được 5 người con trai , đặt tên đệm khác nhau sau lấy đó làm tên các chi:

 

 

  • Chi Trương Bá
  • Chi Trương Văn
  • Chi Trương Khắc
  • Chi Trương Xuân
  • Chi Trương Hữu(ngày nay là Trương Văn(B)

        Theo tộc phả, nhà thờ được xây dựng năm 1830 sau khi họ mua đất năm 1824 với diện tích 2 sào Bắc bộ. Tiền mua đất và làm nhà thờ do các chi đóng góp theo xuất đinh. Hiên nay,  Trương tộc đại tôn Lệ Mật tại làng có cả thảy 365 suất đinh.
        

 

 



Gian thờ bên phải


Gian thờ bên trái


Gian thờ chính giữa
 

        Họ Trương Lệ Mật di dân sang thập tam trại nay vẫn thường xuyên giữ mối liện lạc với gốc Tổ tại Lệ Mật. Tại Đại Yên ( thuộc quận Ba Đình) những người Họ Trương đã xây dựng nhà thờ riêng cùng thờ cụ tổ Phúc Hải như ở Lệ Mật và có  4 chi khác nhau. Họ Trương ở trại Cống Yên ( cũng thuộc quận Ba Đình) cũng chia thành 4 ngành thờ cụ tổ Trương Đình Bá.
Họ Trương ở Giáp Tứ, ( quận Hoàng Mai Hà Nội) cũng chia thành 4 ngành. Ngành trưởng hiện ở Phú Thọ còn lại phần lớn là ở Giáp Tứ, thờ cụ Tổ là Tiến sỹ Trương Đình Tuyên.
Lễ Giỗ Tổ tại nhà thờ đại tôn (gần đình Lệ Mật) vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm là lễ trọng, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con, anh em họ Trương tại Lệ Mật và sự góp lễ dâng hương của các chi họ Trương ở Lệ Mật, Đại Yên, Cống Yên, Giáp Tứ, Phú Thọ.
          Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, Lệ Mật đã và đang trở thành một trung tâm văn hóa ẩm thực, một làng nghề du lịch đặc sắc. Góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng thương hiệu cho Lệ Mật là những doanh nhân họ Trương Lệ Mật  nổi tiếng gần xa là các ông Trương Xuân Chu, Trương Quốc Triệu, Trương Quốc Phương với chuỗi nhà hàng đặc sản rắn. Đồng thời, ngoài việc chăm lo đến các hoạt động của họ tộc, một số thành viên là người họ Trương tại đây còn là những thành viên tích cực của Ban quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội làng Lệ Mật, một trong những lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc nhất ở Hà Nội. 
          Trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với các vị trong Ban trị sự của họ Trương tại đây, PGS. TS Trương Quốc Bình đánh giá cao vị thế của họ Trương tại Lệ Mật, đã và đang  cùng với bà con anh em các tộc họ khác có những đóng góp không nhỏ vào lịch sử xây dựng và bảo vệ quốc gia dân tộc nói chung và Thủ đô ngàn năm văn hiến nói riêng. Ông đề nghị Bà Trương Thị Kim Dung phối hợp với dòng họ và các nhà nghiên cứu khác xúc tiến việc tìm hiểu nguồn cội của những khoảng trống trong phả hệ của họ Trương tại đây. Ông đồng thời thông báo về kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Họ Trương Việt Nam trong tháng Ba âm lịch sắp tới và vận động sự tham gia, ủng hộ của bà con anh em, đặc biệt là các doanh nhân họ Trương tại Lệ Mật trong sự nghiệp gắn kết tộc họ và trước mắt là các hoạt động chuẩn bị và tổ chức đại hội. Ông cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, chu đáo của các vị đại diện họ Trương tại đây.       

 

 




Nhà hàng của doanh nhân Trương Xuân Chu


Tại Gian khánh tiết của nhà hàng Xuân Chu


Thăm nhà riêng ông Trương Văn Hoạt


Đặc sản ẩm thực Lệ Mật


Liên hoan tại nhà hàng Xuân Chu
 

Ban Trị sự họ Trương Lệ Mật đã mời các đại diện của Hội đồng Trương tộc VN lâm thời thưởng thức các món ăn từ rắn cùng những đặc sản ẩm thực khác tại Nhà hàng Xuân Chu ở gần  với nhà thờ đại tôn, một trong những địa chỉ nổi tiếng tại Làng Rắn Lệ Mật của doanh nhân Trương Xuân Chu./.

 

 

 

                                         Bài và ảnh: Trương Quốc Anh- Trương Thị Kim Dung

 

 

Những tin cũ hơn

Thông báo họp mặt các họ Trương Miền Trung

Thông báo họp mặt các họ Trương Miền Trung

— 22 Tháng Năm 2017

Thưa các anh chị, Ngày 25.12 vừa qua, anh Trương Văn Đoan, Chủ tịch lâm thời Hội đồng Trương tộc việc Việt Nam đã làm việc với chúng tôi tại Diễn Châu, Nghệ An về quá trình tổ chức đại hội toàn quốc. Theo đó, sẽ có 3 cuộc gặp mặt sơ bộ tại 3 miền, tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM trong tháng 1 và 2.2013 để chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết.

Lễ giỗ Tổ Họ Trương – Đặng  ở Diễn Kỷ: Một cuộc hội ngộ gần xa...

Lễ giỗ Tổ Họ Trương – Đặng ở Diễn Kỷ: Một cuộc hội ngộ gần xa...

— 22 Tháng Năm 2017

Mặc dù đang bận rộn nhiều công việc “chạy nước rút”vào dịp cuối năm, đặc biệt là công việc chuẩn bị cho Đại hội Họ Trương toàn quốc lần thứ nhất sẽ diến ra vào tháng 3 âm lịch năm Tân Tỵ 2013 nhưng khi nhận được lời mời của Hội đồng gia tộc họ Trương – Đặng ở Diễn Kỷ, Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời do ông Trương Văn Đoan – nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch đầu tư – Chủ tịch Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời làm trưởng đoàn vẫn cố gắng thu xếp “trăm mối bộn bề”, vượt đường xa dặm thẳm đã có mặt với lẵng hoa trang trọng kính lễ giỗ Tổ của một họ tộc lớn có bề dày lịch sử hơn 6 thế kỷ tại Nghệ An.

Hội đồng Trương tộc Vn dự giỗ tổ Trương tộc Diễn Châu, Nghệ An

Hội đồng Trương tộc Vn dự giỗ tổ Trương tộc Diễn Châu, Nghệ An

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày rằm tháng 11 ( 27.12.2012), tại nhà thờ Tụ Quốc tộc Trương Đặng Công, thôn Mỹ Lý (xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An), ông Trương Văn Đoan, chủ tịch lâm thời họ Trương Việt Nam cùng các thành viên Trương thị Kim Dung, Trương Quốc Hùng từ Hà Nội và Trương Điện Thắng (từ Đà Nẵng) đã về dự lễ giỗ ngài khởi tổ Trương Công Quang. Đông đảo đại diện các chi tộc Trương Diễn Châu tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Hà Nội, Hà Đông, Quảng Nam... cũng đã về dự.)

Thư chúc mừng năm mới 2013 và Xuân Quý Tỵ của Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời gửi bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam

Thư chúc mừng năm mới 2013 và Xuân Quý Tỵ của Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời gửi bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam

— 22 Tháng Năm 2017

Kính gửi: Các cụ phụ lão, các vị trưởng tộc, các vị trong Hội đồng gia tộc các chi họ Trương, cùng toàn thể bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam trong và ngoài nước!

Thường trực Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời họp hội nghị bàn về công tác chuẩn bị cho Đại hội họ Trương toàn quốc lần thứ nhất

Thường trực Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời họp hội nghị bàn về công tác chuẩn bị cho Đại hội họ Trương toàn quốc lần thứ nhất

— 22 Tháng Năm 2017

Nhằm triển khai Nghị quyết cuộc họp ngày 01 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời về tổng kết công tác hoạt động của dòng họ năm 2012 và triển khai công tác năm 2013, sáng hôm nay, ngày 15 tháng 12 năm 2012, Thường trực Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời đã tổ chức cuộc họp nhằm bàn về những vấn đề cụ thể để chuẩn bị cho Đại hội họ Trương toàn quốc lần thứ nhất vào quý 1 năm 2013.