Sáng danh Cội nguồn và truyền thống văn hóa Họ Trương

01:15 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2222

I- Hoành phi “Thanh Hà diễn phái” và các câu đối
Dịch nghĩa Hoành phi: “ Thanh Hà diễn phái”: Các nhánh, các phái của dòng họ Trương đều xuất phát từ nguồn cội (từ xứ sở gốc) là quận Thanh Hà ở nước Yên vùng đất Bách Việt cổ (phía nam sông Dương Tử).
Nghĩa bóng: Thanh là trong sạch, Hà là dòng sông, Thanh Hà là dòng sông xanh với dụng ý chỉ nguồn gốc thanh tao của dòng họ Trương.
Từ bức hoành phi như vậy, đến các câu đối, ta thấy có một mối quan hệ mật thiết.
1. Câu đối 1:
Giang Bắc dụ dư khang địa thị hào hoa trưng thế đức
Sơn Tây thùy viễn ấm thiên tương phúc trạch mỹ nhân văn
Dịch nghĩa:
- Ở Giang Bắc (Đáp Cầu – Bắc Ninh, trước là Kinh Bắc) giàu có dư dật (đây là chốn) đất lành tươi đẹp sáng ngời (tỏ rõ) công đức của các đời Ông Bà tiếp nối;
- Tại Sơn Tây xa xưa ơn huệ (của nơi ấy) trời tỏa phúc phần rực rỡ văn minh Tiên Tổ đời xưa.
Diễn nôm:
Giang Bắc đất lành sáng ngời công đức Ông Bà tiếp nối;
Sơn Tây trời phú rực rỡ  văn minh Tiên Tổ.
2. Câu đối 2:
Yến dực di mưu vinh Bắc địa
Hồng cơ biệt phái nhẫn Trương môn
Dịch nghĩa:
- Cánh én đưa tin: đất Bắc dành cho đời sau sự vinh hiển;
- Chim Hồng đặt để: Họ Trương mềm dẻo (có) phái riêng từ cội gốc dấy lên.
Diễn nôm:
Đất Bắc đời sau dành vinh hiển
Nhà Trương nhẫn nại dấy Lạc Hồng.
Nghĩa bóng rất thâm thúy, uyên thâm: Yến dực là chỉ nước Yên vùng đất Bách Việt cổ (phía nam sông Dương Tử) và Hồng cơ là chỉ con cháu Lạc Hồng cho nên nghĩa bóng của câu đối là:
Nước Yên truyền máu từ phương Bắc;
Hồng Lạc nhuốm hình bởi nhánh(họ) Trương.
3. Câu đối 3:
Giang Bắc cửu cư thành cổ lý
Sơn Tây viễn vọng trí tiền trung
Dịch Nghĩa:
- Giang Bắc (Đáp Cầu) ở lâu thành làng cũ
- Sơn Tây xa tưởng đến trước (trên) xưa
Diễn nôm:
Giang Bắc ở lâu thành làng cũ
Sơn Tây mong ngóng lại người xưa
4. Câu đối 4:
Trung hậu gia phong vạn cổ Linh Sơn chung tú khí
Nho y thế trạch thiên thu Đức Thủy Tố thanh lưu
Dịch Nghĩa:
- Truyền thống trung hậu (của) nhà ta muôn thuở vững như núi Linh Sơn cùng chung hòa khí tốt đẹp
- Nền nếp Nho học (và) Lương y nối đời nghìn thu trong sạch như nước Đức Thủy Tổ tinh khiết mát lành
Diễn nôm:
Truyền thống trung hậu muôn thuở như Linh Sơn thanh khiết
Nền nếp nho y nghìn thu tựa Đức Thủy mát lành
5. Câu đối 5:
Văn giáo vĩnh truyền Trương tộc phổ
Thư hương trường nhạ Bắc san hoa
Dịch nghĩa:
- Việc giáo hóa (của) họ Trương ta mãi không lơ là (ở trong dòng họ)
- Nền văn minh núi Bắc (ở Bắc Ninh – Kinh Bắc) luôn rực rỡ tài hoa
Diễn nôm:
Việc giáo hóa họ Trương mải miết
Nền văn minh xứ Bắc trau dồi

II- Về Thanh Hà quận và Yên quốc
Căn cứ trên bản dịch này, chúng tôi tán thành với ý kiến của cụ Trương Quang Phúc: “Tổ tiên ông bà họ Trương ta rất thâm thúy, uyên thâm trong việc chiết tự và gửi gắm ý tứ sâu xa vào trong từng câu đối. Trong 5 câu đối thì câu đối 2:”Yến dực di mưu vinh Bắc địa/ Hồng cơ biệt phái nhẫn Trương mônvà 4 chữ “Thanh Hà diễn phái” là những câu “Chìa khóa” quan trọng ẩn chứa nhiều tầng ngữ nghĩa nhất. Bốn câu còn lại (1, 3, 4, 5) cũng không hề đơn giản, nếu không phải người cùng huyết hệ họ Trương thì không thể thấu mật nghĩa của các câu đối đó ”.
Nhân đây, chúng tôi xin nói rõ hơn về “Cố hương” Thanh Hà (tỉnh Trực Lệ, nước Yên) của họ Trương và lãnh thổ Bách Việt cổ để mọi người cùng ngưỡng vọng.
Bách Việt (có nghĩa là: một trăm bộ lạc Việt), vì vậy ta có sự tích Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng để nói về tình đoàn kết keo sơn (đồng bào - cùng một bọc) giữa các bộ lạc Việt.
Theo “Đại việt sử ký toàn thư”  (Quyển I. Kỷ Hồng Bàng thị): "Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang. Nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam". Còn sách Hán Thư viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình."
Không phải ngẫu nhiên Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (thời Lê sơ thế kỷ XV) lại một lần nữa khẳng định lãnh thổ Bách Việt và cụ còn hùng hồn  tuyên ngôn trong “Bình Ngô đại cáo” :
Như nước Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Đúng là “Núi sông bờ cõi đã chia”: sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang  dài 6.385 km  - con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nil - Châu Phi , sông Amazon - Nam Mỹ), được coi là điểm phân chia ranh giới giữa tộc Hoa Hạ (tộc Hán) ở phía Bắc và tộc Bách Việt ở phía Nam.
       Và cũng đúng là “phong tục Bắc Nam cũng khác”.
Người  Bách Việt  về đời sống vật chất:

 

-  Ở: Nhà sàn mái cong hình thuyền

 

 - Ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, tôm, cua, cá... thức ăn được chế biến bằng nhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun, nấu nướng, muối, ăn sống), biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, hẹ, giềng, tỏi…

 -Mặc: Nam đóng khố, mình trần. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.Tóc để nhiều kiểu (bỏ xõa, búi tó, tết đuôi sam bỏ sau lưng). Dùng đồ trang sức (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai).

-  Đi lại: bằng thuyền, giỏi về thủy chiến.

 - Kỹ thuật thủ công truyền thống: có trình độ cao về luyên kim như đúc trống đồng và giỏi dệt vải, điêu luyện chế tác đồ gốm,

Về đời sống tinh thần:

-Lễ hội, vui chơi: tổ chức đua thuyền, giã gạo, nhảy múa ca hát trong tiếng trống đồng và tiếng khèn, tiếng chiêng... để cầu mùa màng bội thu, nòi giống phát triển....

- phong tục: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen và gói bánh chưng bánh Dày

- Tín ngưỡng : thờ cúng Tổ tiên ông bà và các lực lượng tự nhiên như núi sông, mặt trời, mặt trăng, đất, nước... người chết được chôn cất cẩn thận trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý (bằng đá, ngọc, đồng)

 Đó là những đặc điểm khác biệt rõ rệt của người Việt so với phong tục của người Hán.
Họ Trương gốc quận Thanh Hà, tỉnh Trực Lệ, nước Yên thuộc Bách Việt bên bờ nam sông Dương Tử. Nước Yên tồn tại từ thời kỳ đầu của Tây Chu  qua Xuân Thu đến Chiến Quốc và được sử sách liệt vào hàng "thất hùng" ( 1 trong số 7 bảy quốc gia hùng mạnh) đương thời.
Năm 222 TCN,  Tần Thủy Hoàng là nhân vật mở đầu cuộc xâm lăng Bách Việt và nước Yên là nước đầu tiên bị chúng  tấn công tiêu diệt.
Theo tư liệu Gia phả mà chúng tôi có thì người Họ Trương đầu tiên đi từ nước Yên xuống Nam Việt (Đại Viêt – Việt Nam) là cụ Trương Tư Trực vào năm 316 TCN, tức là thiên di rất sớm xuống phía Nam Bách Việt trước khi Tần Thủy Hoàng mở đầu cuộc giao chiến với Bách Việt.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với những lý do khác nhau, các tộc người Việt trong đó có người họ Trương từ “cố hương” Thanh Hà, nước Yên thiên di và lan tỏa xuống phương Nam. Vô cùng tự hào, từ thời đại Hùng Vương, Hồng Bàng người Họ Trương, cùng “Bách gia trăm Họ”, đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc dựng nước  giữ nước, tôn vinh bản sắc văn hóa Bách Việt bằng tâm huyết trí tuệ của mình. Điều đó đã được thể hiện trong bức Hoành phi và các câu đối tại Trương tộc từ đường Đáp Cầu (Bắc Ninh).
                                          Hà Nội – Đà Nẵng, ngày 26.2.2013

Những tin cũ hơn

Cuộc gặp mặt tộc Trương tại miền Trung: Một kết quả ngoài mong đợi...

Cuộc gặp mặt tộc Trương tại miền Trung: Một kết quả ngoài mong đợi...

— 22 Tháng Năm 2017

Sáng ngày 24.2.2013, tại hội trường Quảng trường Sông Hoài, TP Hội An, hơn 100 đại biểu đại diện của 45 tộc Trương từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đã về dự cuộc gặp mặt do Hội đồng lâm thời Họ Trương VN tổ chức. Các ông Trương Văn Đoan, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, PGS-TS Trương Quốc Bình, Chủ tịch và Phó chủ tịch lâm thời Hội đồng Họ Trương VN đã chủ trì buổi gặp mặt. Ngoài đại diện các tộc Trương trong khu vực, còn có mặt các trí thức tiêu biểu như GS-TS Trương Bá Thanh, hiệu trưởng Đại học Kinh tế Đà Nẵng, TS Trương Hoài Chính, phó hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, nhạc sĩ Trương Đình Quang, nhà văn-nhà nghiên cứu văn hóa Thy Hảo-Trương Duy Hy...

Sự linh diệu từ một câu đối của tổ tiên họ Trương

Sự linh diệu từ một câu đối của tổ tiên họ Trương

— 22 Tháng Năm 2017

Sau khi chúng tôi đăng lá thư đầu năm của Kim Dung gởi về trong chuyến điền dã đầu năm về Đáp Cầu với những câu đối chép lại từ nhà thờ Đại tôn họ Trương tại Băc Ninh, trưa ngày 12 tháng Giêng, nhà nghiên cứu Hán Nôm Trương Quang Phúc (78 tuổi) từ thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đã gọi điện thoại với giọng nói vui mừng xúc động, vừa cười vừa khóc cho biết: “Tổ tiên mình linh diệu quá!”.

Một bức thư cảm động và nhiều ý nghĩa

Một bức thư cảm động và nhiều ý nghĩa

— 22 Tháng Năm 2017

Mồng 5 tết, Trương Thị Kim Dung từ Bắc Ninh gọi điện cho tôi ở Quảng Nam, mừng rỡ nói chị đã tìm thêm được mấu câu đối cổ; quan trọng là có những từ Thanh Hà quận và cửu thế đồng cư vốn khá phổ biến trong các gia phả và truyền ngôn của các đời con cháu họ Trương. Hai hôm sau chị nhắn tin cho tôi bảo đã gởi mail nói thêm về chuyến “xuất hành” đầu năm ý nghĩa này. Thấy rằng nội dung Kim Dung nói đến là những chi tiết khá quan trọng liên quan đến kết nối dòng tộc, tôi xin phép đưa thư này lên website của họ Trương chúng ta để bà con mọi miền chia xẻ trước thềm hội nghị toàn quốc.

PGS TS Trương Quốc Bình thăm và làm việc với các vị đại diện của Họ Trương tại làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

PGS TS Trương Quốc Bình thăm và làm việc với các vị đại diện của Họ Trương tại làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

— 22 Tháng Năm 2017

Trên cơ sở tìm hiểu, kết nối với Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời qua Trang tin điện tử Họ Trương Việt Nam, thông qua anh Trương Văn Trung thường trực Hội đồng Trương tộc VN lâm thời đã trao đổi, tiếp nhận thông tin từ ông Trương Văn Hoạt, đại diện của Ban trị sự của Họ Trương làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội.

Thông báo họp mặt các họ Trương Miền Trung

Thông báo họp mặt các họ Trương Miền Trung

— 22 Tháng Năm 2017

Thưa các anh chị, Ngày 25.12 vừa qua, anh Trương Văn Đoan, Chủ tịch lâm thời Hội đồng Trương tộc việc Việt Nam đã làm việc với chúng tôi tại Diễn Châu, Nghệ An về quá trình tổ chức đại hội toàn quốc. Theo đó, sẽ có 3 cuộc gặp mặt sơ bộ tại 3 miền, tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM trong tháng 1 và 2.2013 để chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết.