NHÀ THỜ TRƯƠNG - ĐẶNG CÔNG

10:57 - 21/07/2025 Trung Ương TRƯƠNG MINH TÂN 419

NHÀ THỜ TRƯƠNG – ĐẶNG CÔNG

Ngày 20 tháng 7 năm 2025 (ngày 26 tháng 6 năm Ất Tỵ) Hội đồng họ Trương - Đặng Công cắt băng khánh thành Cổng Tam Quan và khuôn viên nhà thờ

Biểu tượng Hiện sinh của tình đoàn kết và Hiếu nghĩa của hai dòng họ.

Giữa dòng chảy của cuộc sống hiện đại, nơi con người ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy của công nghệ, vật chất và lối sống cá nhân hóa. Tại làng quê Mỹ Lý, xã Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An, (nay là thôn Mỹ Lý, xã Đức Châu, tỉnh Nghệ An) vẫn còn đó một ngôi nhà thờ yên bình, trầm mặc, là nơi hai dòng họ Trương - Đặng Công cùng thờ phụng tổ tiên suốt hơn 479 năm. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mang tính lịch sử, văn hóa, mà còn là biểu tượng sống động của tình đoàn kết, hiếu nghĩa, tấm lòng tri ân tổ tiên của hai dòng họ, xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại. Từ hào khí Khai cơ đến truyền thống Đoàn kết bất diệt. Những người con họ Trương và họ Đặng tại Mỹ Lý đều tự hào về nguồn cội thiêng liêng. Hai vị tổ là Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm, hai bậc tiền nhân đã cùng nhau khai phá vùng đất hoang sơ, cùng dân lập ấp, cải tạo ruộng đồng, dựng nên làng mạc yên bình. Hai ông tuy không chung huyết thống nhưng đã kết nghĩa anh em, sống chết có nhau, đồng lòng xây dựng lên vùng dân cư trù phú. Chính từ nghĩa tình thủy chung ấy mà bao đời con cháu hai họ cũng không phân biệt tông phái, cùng thờ chung một nhà thờ, tổ chức lễ hợp tế trang nghiêm hàng năm, để tỏ tâm tưởng nhớ hai vị khai canh, vun đắp cho một truyền thống “uống nước nhớ nguồn” thấm sâu vào máu thịt. Hiện sinh của Truyền thống trong cuộc sống đương đại ngày nay. Con cháu hai dòng họ đã có mặt trên khắp mọi miền trong và  ngoài nước, nhưng mỗi dịp 14–15/11 âm lịch, tất cả đều hướng lòng về tổ đường Trương – Đặng Công. Người về dâng hương, người gửi lễ, cùng nhau góp quỹ bảo trì di tích. Các thế hệ luôn chia sẻ, lưu truyền câu chuyện tổ tiên, vun vén ngọn lửa tâm linh, truyền thống văn hóa của bao đời không bao giờ tắt.

Đặc biệt, ngôi nhà thờ đã trở thành nơi kết nối thế hệ. Các cháu nhỏ được học về gia phả, về nghĩa tình dòng họ; lớp thanh niên đi làm ăn xa, khi về quê không chỉ để cúng lễ, mà còn để tìm lại gốc gác, thể hiện lòng tự trọng và trách nhiệm với dòng tộc với quê hương. Trong một thế giới đầy biến động, khi những giá trị sống phần nào bị lu mờ, nhà thờ  như một chiếc neo, neo giữ cho tâm hồn mỗi con người để không bị trôi dạt giữa mênh mông vô định. Một biểu tượng  mạnh mẽ của cộng đồng. Tấm gương đoàn kết của hai họ thờ chung là một thử thách rất lớn, bởi sự khác biệt về huyết thống, quan điểm sống có thể dễ dàng tạo nên chia rẽ. Thế nhưng tại Mỹ Lý, hai họ Trương và Đặng Công đã khẳng định một điều, tình cảm, đạo lý, sự đồng thuận có thể vượt lên mọi ranh giới. Mô hình nhà thờ chung này không chỉ có ý nghĩa với hai dòng họ mà còn là tấm gương mẫu mực về tình đoàn kết cộng đồng, điều mà xã hội hiện đại đang rất cần. Khi con người sống trong thế giới số, đôi khi đánh mất sự kết nối hiện tại với quá khứ, thì nhà thờ tổ là nơi giúp mọi người được quay về với giá trị cốt lõi: nhân nghĩa – tình thân – lòng biết ơn. Từ nhà thờ Tổ đến niềm tin cộng đồng nếu coi mỗi dòng họ là một tế bào của xã hội, thì sự gắn bó, sẽ hài hòa và tương trợ giữa các dòng họ đó chính là nền móng vững chắc cho Quốc thái Dân an. Nhà thờ họ Trương Việt Nam, nhà thờ các dòng họ, chi tộc trên cả nước, nhà thờ Trương – Đặng Công không chỉ là di sản vật thể, mà còn là di sản tinh thần, là “cây cầu đạo lý” nối quá khứ với hiện tại, truyền thống với hiện sinh, và cá nhân với cộng đồng. Trong đời sống hiện đại, nhà thờ Trương – Đặng Công nói riêng, nhà thờ họ Trương Việt Nam nói chung hiện lên như một ánh đèn soi đường về đạo lý làm người, về trách nhiệm bảo tồn cội nguồn và tinh thần đại đoàn kết. Những viên gạch, những bức tường, những cây cột gỗ, mỗi câu đối, mỗi bức hoành phi nơi đây không chỉ dựng nên một ngôi nhà thờ, mà còn dựng nên niềm tin về một xã hội nhân ái, vững bền. Nơi tình người luôn chiến thắng mọi chia rẽ.

Nhà thờ là biểu tượng của sự đoàn kết của dòng tộc và giữa các dòng họ. Ngôi nhà thờ không chỉ là nơi tưởng nhớ công đức tổ tiên mà còn là không gian để giáo dục thế hệ trẻ về lòng hiếu thảo, tình yêu quê hương và ý thức bảo vệ di sản.

Ngày 3 tháng 8 năm 2015, Hội đồng họ Trương Việt Nam dâng hương tại nhà thờ Trương Đặng Công, Diễn Kỷ, Diễn Châu Nghệ An

 

Ngày 8 tháng 10 năm 2015 Hội đồng họ Trương Việt Nam dâng hương  tại nhà thờ Trương - Đặng Công

 

Ngày16 tháng 2 năm 2025 Đại diện hội đồng họ Trương Việt Nam, hội đồng họ Trương thủ đô Hà Nội, họ Trương Kinh Bắc dâng hương tại nhà thờ Bác Hồ tại Công ty cổ phần Vật tư NN Nghệ An và nhà thờ Trương Đặng Công 

Ngày 20 tháng 7 năm 2025 đại diện hội đồng họ Trương Việt Nam, hội đồng họ Trương thủ đô Hà Nội, họ Trương Kinh Bắc về dâng hương nhà thờ Trương Đặng Công.

Những tin cũ hơn

TÂM HUYẾT

TÂM HUYẾT

— 07 Tháng Bảy 2025
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

— 01 Tháng Bảy 2025
THẾ HỆ KẾ CẬN

THẾ HỆ KẾ CẬN

— 30 Tháng Sáu 2025
TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH

TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH

— 23 Tháng Sáu 2025