Quà tặng từ cuộc sống - Chuyện cảm động của gia đình ông Trương Đức Liên

21:43 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 3377

“Biển hồ lai láng”

Người cha ấy là ông Trương Đức Liên, quê Điện Phước (Điện Bàn). Lập gia đình 1960, con đầu lòng Trương Thị Phượng ra đời năm 1961 trong tình trạng teo cơ tay chân từ trong bào thai. Năm 1963, vợ chồng ông Liên đưa con vào Sài Gòn chữa trị rồi định cư ở quận Tân Bình. Năm 1975, ông làm cán bộ thông tin văn hóa phường 22, quận Tân Bình (nay là phường 10 và 11). 
Khi Phượng tròn 10 tuổi, ông Liên tập cho con di chuyển trong nhà bằng xe lăn, nhưng chỉ được mấy tháng thì nằm liệt giường mãi cho đến lúc qua đời (trong năm 2011). Ông Liên tâm sự: “Năm mươi mốt năm âm thầm nuôi con bị bệnh, tôi không để con mình tiếp cận nhiều với thế giới bên ngoài, sợ con có cảm giác tổn thương vì bệnh tật. Từng đó năm, nỗi đau của con cũng là nỗi đau của vợ chồng tôi. Mỗi ngày chỉ tính 2 lần nâng bô cho con bài tiết, bồng bế tắm rửa, thay chăn thay chiếu, đút từng muỗng cơm, thìa cháo… đủ thấy khối lượng công việc chồng chất. Nếu không có vợ và các con, một mình tôi không thể kham nổi. Thời gian còn lại, tôi và con, một già một trẻ, khi trò chuyện, lúc đùa giỡn, hồn nhiên như hai đứa trẻ với mong ước được thấy con cười, được nghe con nói, được che chở con sống ấm áp như bao người con khác”.
Năm 2005, vợ ông Liên bị suy thận mãn, thời kỳ cuối. Gần 5 năm vợ ra vào viện thường xuyên, khó nhọc trút thêm lên vai, ông Liên gánh 2 gánh nghĩa vụ: bổn phận làm cha, làm chồng. Về khu phố ông Liên đang ở, nghe bà con trầm trồ: “Ngoài việc nuôi con đúng với câu “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng”, ông Liên còn có chữ “nhẫn” trong giao tiếp, cư xử. Hơn 50 năm sống ở đất này, chưa thấy ông Liên tranh hơn tranh thua, tình làng nghĩa xóm không để sứt mẻ. Ai gặp ông cũng thấy nụ cười đi trước...”.

Dâu nuôi mẹ chồng: Sông rạch mênh mông…

Ông Liên hiện còn 5 người con, 3 trai 2 gái đã có gia đình riêng. Nàng dâu thứ 7 ở với cha mẹ chồng. Nhà chồng có người chị thứ 3 tứ chi bại liệt, mẹ chồng suy thận mãn, thời kỳ cuối. Là nàng dâu trẻ sớm được uốn nắn nhân cách và học bài học nhân ái, mẫu mực từ cha mẹ, xem cha mẹ đôi bên đều là đấng sinh thành, hết lòng phụng dưỡng. Về làm dâu gặp lúc mẹ chồng lâm trọng bệnh, đi tiêu đi tiện không kiểm soát được thì thay chồng báo ơn, trải lòng chăm nom, ngày đêm cận kề bên mẹ, giúp cha săn sóc chị chồng, không quản khó nhọc. 
Ít thấy nàng dâu trẻ thời hiện đại thu hút sự chú ý của bà con xóm giềng, của chi hội phụ nữ khu phố, hội phụ nữ phường để được bình chọn, đề cử gương người tốt việc tốt điển hình, được xã hội công nhận. Trong 2 năm 2009-2010, nàng dâu này được Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.Hồ Chí Minh tặng bằng khen “Nàng dâu hiếu thảo”. Bằng khen có ghi dòng chữ “Người công dân tốt, sống có ích cho gia đình và xã hội”. Nàng dâu đó là chị Trương Thị Ngọc Bích, quê gốc Quảng Ngãi.
Đằng sau người cha tận tụy, nàng dâu hiếu thảo có không ít lời khen tặng của nhân dân trong vùng: “Ông Liên là người cha tốt, may mắn gặp nàng dâu hiền. Thời buổi này mà có được nàng dâu hiếu thảo, thật khó như đãi cát tìm vàng”. Nhận xét khách quan này không hề khiên cưỡng vì đã có quá nhiều hành vi ngược đãi cha mẹ, như: con đẩy cha mẹ vào viện dưỡng lão, mấy năm không tới thăm; con đánh cha mẹ bằng dao, giành nhà đuổi cha mẹ ra đường; con kiện cha mẹ hầu tòa vì tiền… Cũng nên có cái nhìn lạc quan, xem những việc cá biệt chỉ là giọt nước làm tràn ly, bởi vẫn còn đó triệu triệu người con tốt như chị Ngọc Bích để thấy cuộc đời này luôn đẹp, rất đáng yêu, đáng sống.
Câu chuyện về người cha và nàng dâu ở trên là một quà tặng từ cuộc sống, là bài học quý ở đời.

Những tin cũ hơn

Chuyện ông đại tá lập đền thờ đồng đội

Chuyện ông đại tá lập đền thờ đồng đội

— 21 Tháng Năm 2017

Giữa thành phố tấc đất tấc vàng, chuyện một ông Đại tá cắt bớt khuôn viên nhà ở để dành đất xây đền thờ đồng đội khiến nhiều người hoài nghi. Có người thì bảo, chắc ông cựu chiến binh này phải giàu có lắm. Người thì nói, ông này “gàn dở”. Các liệt sĩ đã có Nhà nước lập nghĩa trang, đài tưởng niệm, việc gì ông phải lập đền thờ?

Trương Mai Nhật Linh - tài năng của thể dục nghệ thuật Việt Nam

Trương Mai Nhật Linh - tài năng của thể dục nghệ thuật Việt Nam

— 21 Tháng Năm 2017

LinDa Trương tên đầy đủ là Trương Mai Nhật Linh, em sinh ra và lớn lên tại Ukraina, là Việt Kiều tại Ukraina, em là con cháu đời thứ 7 của chi họ Trương ở thôn La Cầu, xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, là con thứ 3 trong gia đình, bố là ông Trương Văn Hùng hiên đang công tác tại hội người Việt tại Ukraina và là bí thư Đảng ủy khối người Việt tại thành phố Odessa, nước Cộng hòa Ukraina, mẹ là bà Trịnh Thị Kim Vân.

Giáo sư Trương Nguyên Trân, vị đại sứ Việt Nam ở Polytechnique

Giáo sư Trương Nguyên Trân, vị đại sứ Việt Nam ở Polytechnique

— 21 Tháng Năm 2017

Trường Ecole Polytechnique - Pháp là một trường có bề dày 200 năm giảng dạy và nghiên cứu. Học sinh Việt Nam tại trường Ecole Polytechnique, ai cũng biết tới giáo sư Trương Nguyên Trân, người đã công tác tại trung tâm nghiên cứu Vật lý (Centre de Physique Théorique (CPHT)) của trường từ 35 năm nay. Giáo sư không chỉ là người thường xuyên có mặt tại Hà Nội trong các kỳ thi tuyển học sinh nước ngoài hàng năm của trường mà còn là người luôn tận tình giúp đỡ và dìu dắt các bạn trong suốt quá trình học tập và công tác tại trường cũng như sau này.

Trương Thị Phương Thảo, Huy chương đồng Olympic Sinh học quốc tế

Trương Thị Phương Thảo, Huy chương đồng Olympic Sinh học quốc tế

— 21 Tháng Năm 2017

“Huy chương đồng không là thành tích cao nhất nhưng em vẫn rất bất ngờ, hạnh phúc” - Khiêm tốn nhưng cũng rất quyết đoán, đó là những điều chúng tôi cảm nhận khi gặp gỡ Trương Thị Phương Thảo, nữ sinh vừa đoạt HCĐ Olympic Sinh học quốc tế.

Trương Bính Quyền - Người giữ

Trương Bính Quyền - Người giữ "lửa" Việt ở xứ sở bò tót

— 21 Tháng Năm 2017

Không chỉ dạy dỗ ba người con nói tiếng Việt thành thạo, với suy nghĩ "cây có cội, nước có nguồn", gia đình ông bà Trương Bính Quyền, kiều bào Tây Ban Nha, tự hào với gian hàng Việt duy nhất tại hội chợ quốc tế Mijas.