Trương Quang Kim, người thừa kế và làm rạng danh trường phái “Vạn an- Võ kinh Trương tộc”

23:39 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 5278

Là người thừa kế của dòng võ cận vệ của triều đình nên các bí kíp Võ Kinh Vạn An được giữ như bảo bối  gia truyền.Theo học từ năm bảy tuổi, tới nay, võ sư Trương Quang Kim đã có tới 50 năm luyện tập và truyền bá Võ Kinh Vạn An. Hiện võ sư Trương Quang Kim đang là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Võ thuật cổ truyền Huế, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Hội Võ thuật thế giới TLKF.
Ðể đưa võ cổ truyền Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, võ sư Trương Quang Kim đã mạnh dạn đưa Võ Kinh Vạn An trở thành môn phái võ đầu tiên áp dụng phương thức quảng bá hình ảnh bằng du lịch. Võ phái đang kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế xây dựng sản phẩm du lịch võ thuật nhằm thu hút khách du lịch năm châu khi đến Huế.
 Hình thức du lịch- võ thuật- chữa bệnh đã và đang được Công ty Phú Đat Gia tổ chức tại Khu du lịch mới của Huế tại Cồn Đất bồi,trên sông Hương, thuộc thôn Vĩ Dạ ( gần bờ Đập Đá, cách KS Hương Giang hơn 100 mét). Hàng ngày tổ chức chữa các bệnh viêm đau nhức xương khớp bằng võ công và hàng tối tổ chức trình diễn võ thuật. Những nội dung này đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong nước và nước ngoài.
Trong câu chuyện với Trương Quang Kim tại tư gia, chúng tôi đã trao đổi với nhau về quan hệ tộc tính và những thông tin về dòng họ Trương tại đây. Võ sư kiêm lương y Trương Quang Kim cho biết, họ Trương của ông vốn từ miền Trung vào Huế , gia phả và sách sử triều Nguyễn vẫn ghi chép về tổ tiên của dòng tộc, vẫn còn nhà thờ đại tộc tại khu An Cựu.
 Trong tương lai, chúng tôi sẽ đề cập và công bố  những kết quả tìm hiểu hết nối tộc tính với họ Trương của Võ sư Kim tại Huế và họ Trương Văn tại Hiền Lương, Phong Hiền,Huyện Phong Điền qua mối liên lạc với chi Trương Thị Thanh Thủy (  hiện đang công tác tại phòng kế hoạch kinh doanh, Khách sạn Xanh Huế, 02 Lê Lợi, Tp Huế .Trong bài viết này, chỉ xin được tập trung giới thiệu về Võ sư  Trương Quang Kim- đại diện xuất sắc của “Vạn An-  Võ kinh Trương tộc”mà chúng tôi xin phép được gọi như thế.
 
                  Địa chỉ liên lạc: Ông Lê Tân, ĐT 0935066789
                  Võ sư Trương Quang Kim,
                 Hẻm 106, Hải Triều, TP Huế, ĐT 0905845247

 

Võ sư Trương Quang Kim tại tư gia
 

Võ kinh Vạn An trước kia là một dòng võ chính tông của Trương gia võ phái do cụ tổ Trương Ngọc Giai sáng lập. Đương thời, dưới triều các vua Nguyễn, cụ là một cao thủ võ lâm xuất chúng, được vua Tự Đức sắc phong làm Đội trưởng Cấm quân thị vệ Đại nội, chuyên ngày đêm túc trực bảo vệ vua. Trải qua bốn đời, đến thời cố võ sư Trương Thăng (thân sinh của võ sư Trương Quang Kim) thì môn phái Võ Kinh Vạn An mới chính thức được khai lập từ năm 1972 và có tên trong danh vị các võ phái Việt Nam.
          Là môn võ gia truyền từ thời nhà Nguyễn, Võ Kinh Vạn An được xác định thuộc dòng võ kinh, hệ phái Hắc Hổ. Kể từ khi thành lập, võ sư Trương Thăng đã luôn nhắc nhở các học trò của mình phải lấy võ đạo làm gốc. Năm 2002, sau khi cha qua đời, trưởng môn Trương Quang Kim đã kế tục sự nghiệp của cha, tiếp tục phát triển Võ Kinh Vạn An phái. Ông giải thích: Võ Kinh Vạn An là một phái võ trong triều đình nhưng từ "kinh" ở đây không phải là kinh thành, kinh đô mà là kinh thư, kinh sách, nghĩa là các bài võ được lưu lại trong sách vở. Nói "võ kinh" chính là để phân biệt với "võ lâm". Học võ kinh là để thi thố trở thành nhân tài võ học của triều đình, còn học võ lâm là để vận võ áp tiêu, hành hiệp trượng nghĩa trong dân gian. Là dòng võ triều đình nên ngày xưa, các bí kíp Võ Kinh Vạn An được giữ như bảo bối, chỉ truyền dạy trong nội bộ gia đình, về sau này ít nhiều mai một. Vì thế, với tâm niệm phải phát huy tinh hoa võ thuật nước nhà, võ sư Trương Quang Kim đã dùng hết tâm huyết của mình để phục hồi và truyền bá Võ Kinh Vạn An phái. Theo học từ năm bảy tuổi, tới nay, võ sư Trương Quang Kim đã có tới 50 năm luyện tập và truyền bá Võ Kinh Vạn An. Sau hơn mười năm ở cương vị trưởng môn, vị võ sư đã phát triển được hơn mười võ đường với hai nghìn võ sinh theo học tại Huế, cùng hàng trăm các câu lạc bộ võ thuật lớn nhỏ ở các tỉnh miền trung. Vượt qua ranh giới quốc gia, Võ Kinh Vạn An còn hấp dẫn đông đảo võ sinh các nước trên thế giới theo học, đặc biệt là các nước Pháp, Mỹ kể từ khi môn phái được mời biểu diễn trong Tổng hội võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Pháp.

 



Một số huy chương từ các giải đấu trong nước và quốc tế
 

Võ  sư Trương Quang Kim sinh năm 1955. Từ năm lên 7 tuổi, Trương Quang  Kim đã bắt đầu theo cha học võ thuật. ông kể lại: "Ban đầu tôi học võ không phải vì yêu thích đâu, mà vì cha bắt phải tập. Thế nhưng càng tập, tôi càng say mê với từng thế võ, rồi cái niềm đam mê ấy nó dính vào máu khi nào không biết". ông kể tiếp: "Vào thời đó, học võ chưa có đầy đủ dụng cụ như bây giờ. Để có thể luyện thành công phu Thiết Sa Chưởng, hàng ngày tôi phải miệt mài ngồi một mình trong động  rồi dùng chưởng tay (lòng bàn tay sấp- ngửa) đánh từ nhẹ đến mạnh khoảng 4000 cái xuống cái bao cát trộn lẫn với đá sỏi".
Cứ như vậy trong vòng suốt 10 năm không ngừng nghỉ, đến lúc công phu thành, ông có thể dùng chưởng tay làm nát vụn cả một chồng ngói 50 viên xếp lên nhau. Tài năng, sự khổ luyện miệt mài, cộng thêm sự chỉ dạy khắt khe của người cha - cố võ sư Trương Thăng, đến năm 17 tuổi, chàng thanh niên Trương Quang Kim đã trở thành một võ sư lôi đài nổi tiếng ở dải đất miền Trung, bách chiến bách thắng và được giới võ lâm đương thời gọi là  "hùm xám đất Huế".
Thời bấy giờ, có một võ sư người Pháp tên là Luis Philips, cũng là một cao thủ danh tiếng của môn võ Savate (môn võ cổ truyền của Pháp), nghe tiếng chàng trai Quang Kim võ nghệ cao cường nên đã tìm đến võ đường môn phái Vạn An để thách đấu. Philips có lợi thế về thể hình, cao to hơn hẳn võ sư Trương Quang Kim nên tỏ ra rất hung hăng, thế nhưng ngay khi mới vào trận, vừa tung ra một cú đấm dạo đầu thì ngay lập tức cú đấm của Philips đã bị võ sư Quang Kim dùng bàn tay chặn lại và nắm chặt. Dù cố gắng xoay xở hết sức nhưng Philips không tài nào nhúc nhích cử động được nắm đấm để thoát ra và cuối cùng anh đành xin thua ngay sau chiêu đầu tiên.
Khi nhắc đến võ sư Trương Quang Kim, giới võ lâm ai ai cũng đều phải bái phục ông, bởi bản lĩnh nội công vô cùng thâm hậu. Tại Festival Tây Sơn 2007 ở Bình Định, với tuyệt kỹ công phu Thiết hầu công, ông đã làm ngỡ ngàng nhiều khách du lịch cũng như giới mộ điệu võ thuật trong và ngoài nước. ông dùng một sợi dây dài siết chặt phần giữa dây vào cổ, sau đó cột chặt 2 đầu dây vào đuôi 2 chiếc xe mô tô 125 phân khối. Tiếp đó cho 2 chiếc xe vô ga hết công suất di chuyển về 2 hướng đối ngược nhau để nhằm thắt vòng dây siết chặt cổ ông, thế nhưng dù đã nhấn ga hết công suất nhưng 2 chiếc mô tô vẫn không thể nào di chuyển được. ông nói: "Trong võ thuật cổ truyền Việt Nam, khí công là tinh hoa của võ thuật, là nguồn cội của sức mạnh, luyện khí công không chỉ giúp người học có được sức khoẻ tốt mà còn giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Nếu phát huy được tinh hoa khí công trong võ thuật, võ cổ truyền Việt Nam sẽ có chỗ đứng cao hơn trong làng võ thế giới".
Năm 2002, trước khi võ sư Trương Thăng qua đời, người sáng lập phái Vạn an Võ kinh ( mà nay chúng tôi xin phép được gọi là phái “Vạn an Võ kinh Trương tộc” ) vẫn còn nhắn nhủ lại: "Võ Việt là di sản vô giá của người Việt, con phải cố gắng giữ gìn và phát huy, làm sao cho mọi người dân Việt Nam sau này ai cũng được học võ Việt". Cũng chính từ lời trăng trối cuối cùng của người cha mà suốt bao năm qua, võ sư Trương Quang Kim với tâm huyết của mình đã luôn cố gắng không ngừng nghỉ đế truyền bá võ cổ truyền Việt Nam. Hiện nay tại khuôn viên tư gia, có hơn 100 võ sinh đang theo học Võ Kinh Vạn An. Còn trên địa bàn toàn TP Huế, Võ phái Vạn An có 13 câu lạc bộ với hơn 2000 võ sinh, một con số rất lớn. Mở rộng ra khắp các tỉnh miền Trung còn có hàng trăm câu lạc bộ lớn nhỏ khác.

 

 


Ảnh thờ Võ sư Trương Thăng, thân phụ Trương Quang Kim

Hiện nay, Võ kinh Vạn An cũng là nơi cung cấp phần lớn vận động viên cho đội tuyển võ thuật cổ truyền tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia các giải đấu lớn cấp quốc gia. Trong số các học trò của võ sư Trương Quang Kim, có thể kể đến những cái tên nổi bật như võ sĩ Nguyễn Danh Hiếu, vô địch đối kháng ở hạng cân 57- 60kg, võ sĩ Châu Phong Lộc, vô địch hạng cân 55-57kg tại giải võ cổ truyền quốc gia cúp Bảo Long năm 2007.
Sau nhiều năm chấn hưng và truyền bá Võ Kinh Vạn An, thành quả lớn nhất của võ sư Trương Quang Kim giờ đây là Võ Kinh Vạn An đã có mặt ở 30 nước trên thế giới. Hiện võ sư Trương Quang Kim đang là Uỷ viên Ban chấp hành Hội võ thuật cổ truyền Huế, Uỷ viên Ban chấp hành Tổng Hội võ thuật thế giới TLKF. Khi được hỏi về những mong ước trong tương lai của ông là gì, nhấp một ngụm trà, võ sư Trương Quang Kim nói:  Mong muốn lớn nhất của tôi là võ thuật cổ truyền Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, có chỗ đứng trên làng võ thuật thế giới. Người Việt Nam ai ai cũng hiểu và học võ của dân tộc mình!..      

 

 


Võ sư Trương Quang Kim

Không chỉ là môn phái có số lượng võ sinh vào loại lớn nhất ở miền Trung, Võ Kinh Vạn An là một trong những môn phái võ cổ truyền đầu tiên của Việt Nam áp dụng phương thức quảng bá hình ảnh bằng du lịch. Hiện tại môn phái đang kết hợp với ngành du lịch Huế mở các tour du lịch võ thuật, nhằm phục vụ cho du khách khắp nơi đến thưởng ngoạn, chiêm ngưỡng tinh hoa võ Việt. Ngoài ra, môn phái còn tham gia vào các hoạt động của Festival Huế cũng như các lễ hội lớn trong và ngoài nước khác. ông Kim cho biết: "Điều này góp phần quảng bá hình ảnh của môn phái nói riêng và võ cổ truyền Việt Nam nói chung ra phạm vi thế giới.
Tuy nhiên, trên cả nước, mô hình này vẫn còn quá ít, bởi vì đa số các môn phái chỉ gắn võ thuật với công tác giảng dạy bình thường, tư duy hơn thì kết hợp với các hoạt động kinh doanh bảo vệ - vệ sỹ.
Nhiều ý kiến trong giới võ thuật cho rằng, nếu đưa võ thuật cổ truyền thành một sản phẩm du lịch đặc thù thì sẽ dẫn đến chất lượng đào tạo đi xuống, người học võ chỉ để múa may phù phiếm không có tác dụng thực tế. Thế nhưng, theo võ sư Trương Quang Kim, đây chỉ là hai mặt của một vấn đề. Ông cho biết, một tua du lịch võ thuật thường kéo dài từ 30 đến 40 phút, với khoảng trên dưới 20 tiết mục, mang lại thù lao toàn đoàn từ 1,8 triệu đến 2 triệu đồng. Ðể bảo đảm chất lượng chương trình và sức khỏe, phong độ trình diễn của các võ sinh, một ngày ông chỉ dám nhận một tua diễn. Số thù lao mang lại không đáng kể gì so với công phu luyện tập, phí thuê đồ,... nhưng điều quan trọng là những hoạt động này không chỉ củng cố thêm tình yêu võ thuật của các võ sinh, làm đa dạng hơn sản phẩm du lịch mang tính văn hóa của đất nước mà còn phát triển, phát huy và quảng bá được tinh hoa võ học của một dân tộc thượng võ tới toàn thế giới.

 

 

 


Võ sư Kim đang dùng công lực để chữa bệnh


Một số hình ảnh của võ sư Trương Quang Kim Và Phó Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Việt Nam PGS Trương Quốc Bình

 

 

 



PGS Trương Quốc Bình và Võ sư Trương Quang Kim đàm đạo về việc họ


Ảnh chụp với các cán bộ Sở VHTTDL TThiên-Huế

 

                                                Trương Quốc Anh ( tổng hợp)

Những tin cũ hơn

PGS Trương Đăng Dung nhận huân chương của Tổng thống Hungary

PGS Trương Đăng Dung nhận huân chương của Tổng thống Hungary

— 21 Tháng Năm 2017

Ngày 5/4 tại nhà riêng Đại sứ Hunggary ở VN Vizi László đã diễn ra lễ công bố trao huân chương Chữ thập vàng của Tổng thống Hungary cho PGS.TS Trương Đăng Dung nhằm ghi nhận sự nghiệp truyền bá văn hóa Hungary của ông thông qua hoạt động văn học, dịch thuật. Huân chương Chữ thập vàng được Tổng thống Hungary trao tặng cho những cá nhân là công dân Hungary hoặc công dân các Quốc gia khác có đóng góp xuất sắc trong việc truyền bá, giao lưu văn hóa Hung với các nước.

Cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn- Trương Xuân Bình

Cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn- Trương Xuân Bình

— 21 Tháng Năm 2017

Khi vào trang chủ chualinhmu.com, tìm đọc tiểu sử của Hòa Thượng Thích Trí Chơn do chính Người ghi lại, chúng ta tìm thấy thông tin về thân thế của Hòa Thượng như sau: Thân phụ là cụ Ông Trương Xuân Quảng (mất năm 1945), nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm học tỉnh Bình Thuận (1933 – 1939), và Đốc học tỉnh Quảng Ngãi (1939 - !945). Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nữ Quyên (mất năm 1958), người làng Bích Trâm, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Tiến sỹ Hán Nôm Trương Sỹ Hùng - Người nặng duyên với sách

Tiến sỹ Hán Nôm Trương Sỹ Hùng - Người nặng duyên với sách

— 21 Tháng Năm 2017

Bắt đầu tiếp xúc với sách qua những câu chuyện từ bà để rồi ấp ủ mơ ước được trở thành nhà sưu tập sách. Tình yêu và lòng đam mê sách giúp ông trở thành chủ sở hữu một kho sách đồ sộ và viết nên nhiều cuốn sách giá trị.

Trương Thanh Hiếu – nhạc sĩ 9X cực “kute” đang được nhiều Sao teen “săn đón”

Trương Thanh Hiếu – nhạc sĩ 9X cực “kute” đang được nhiều Sao teen “săn đón”

— 21 Tháng Năm 2017

Sau “Candy” (Thu Thuỷ) và “Sẽ mãi bên anh” (Thanh Ngọc), Trương Thanh Hiếu đang ngày càng quen thuộc với khán giả và được nhiều ca sĩ “săn đón”. Tuy nhiên, ít ai biết rằng anh chàng nhạc sĩ này vẫn cón rất trẻ, thuộc thế hệ 9X thôi đấy.

Câu vọng cổ vịn thơm mùa nước lớn - Vĩnh biệt nhà thơ Trương Công Thuốt

Câu vọng cổ vịn thơm mùa nước lớn - Vĩnh biệt nhà thơ Trương Công Thuốt

— 21 Tháng Năm 2017

16h05 ngày 2/8/2011, nhà thơ Trương Công Thuốt trút hơi thở cuối cùng trên đường chuyển từ Thành phố về nhà, để lại niềm tiếc thương cho gia đình, bạn bè văn nghệ... Thế là dân Đồng bằng vắng một nhà thơ, thế là bạn bè văn nghệ vắng một bạn thơ. Từ đây trên văn đàn sẽ không còn thấy xuất hiện cái tên Trương Công Thuốt. Âu, cũng là quy luật của tạo hóa. Xin thắp một nén nhang tưởng nhớ anh...