Trương Bính Quyền - Người giữ "lửa" Việt ở xứ sở bò tót

21:39 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 2074

Trong muôn sắc màu của Hội chợ quốc tế Mijas, thành phố du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha, một gian hàng Việt Nam với cờ đỏ sao vàng rực rỡ, chiếc nón lá thân thuộc, đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo và những dòng chữ tiếng Việt làm ấm lòng những người con xa quê đến tham quan.

Hành trình 30 năm giữ “lửa”

Suốt 7 năm qua, Hội chợ quốc tế Mijas thu hút hàng chục nghìn lượt khách du lịch, chứng kiến sự hiện diện một gian hàng đậm chất Việt Nam. Và điều ngạc nhiên nhất, gian hàng này chỉ do một gia đình đứng ra tổ chức, ông bà Trương Bính Quyền, kiều bào duy nhất ở Mijas, Tây Ban Nha. Đau đáu hướng về quê hương, nỗ lực quảng bá văn hoá Việt Nam, ông Quyền xúc động chia sẻ "hành trình" giữ gìn truyền thống Việt trong gia đình trên xứ xở bò tót hơn 30 năm qua.

Giữ gìn truyền thống của người Việt trong chính gia đình mình, cả ba người con của ông Quyền đều nói Việt thành thạo. Có vẻ đơn giản nhưng thực sự đó là một thành công mà ông Quyền cảm thấy hài lòng nhất khi rời xa quê hương lúc cô con gái đầu mới 3 tuổi. Với quan niệm "cây có cội, nước có nguồn" nên ông bà luôn hướng các con về quê hương xứ sở. "Mất tiếng nói là mất văn hoá" nên hai ông bà quy định khi ở nhà mọi người chỉ nói tiếng Việt.

Hiện nhà ông vẫn còn bộ sách giáo khoa tiếng Việt từ lớp 1-9. Hai cô con gái cười nói, "sách bọn em phải học đấy. Bố mẹ em nghiêm lắm, không học là bị phạt ngay, mỗi ngày phải tập viết 10 từ tiếng Việt". Trong vườn nhà ông trồng đủ các loại cây gia vị Việt Nam như tía tô, rau húng... Hai chàng rể Tây cũng biết dùng bát đũa và rất thích món ăn Việt Nam.

Quảng bá văn hoá Việt

Tìm hiểu về Hội chợ quốc tế truyền thống của Mijas, được tổ chức hàng năm, hơn 20 quốc gia với các nền văn hoá khác nhau, cả phương Đông và phương Tây tham dự, ông thấy đây là một cơ hội tốt để có thể thực hiện ước muốn quảng bá Việt Nam. Năm 2005, ông đăng ký tham gia hội chợ. Khi được chấp nhận, cả gia đình dốc toàn bộ sức lực và tâm huyết để chuẩn bị cho sự kiện này. Khó khăn, thiếu thốn đủ thứ nhưng với tấm lòng yêu quê hương đất nước, với sự am hiểu về văn hoá, phong tục quê nhà, gia đình ông đã mang đến Hội chợ một không gian văn hoá Việt Nam thu nhỏ làm say lòng du khách đến thăm.

Những ngày diễn ra Hội chợ, các con ông và hai chàng rể Tây lại sắp xếp công việc tham gia cùng bố mẹ. Đến với gian hàng Việt Nam, khách thăm quan được thấy nhiều sản phẩm dân tộc, từ tranh sơn mài, khảm trai, tượng gỗ, đồ gốm sứ, nón lá, áo dài, quần áo thổ cẩm đến mùi vị quen thuộc của những món ăn Việt như nem, giò, chả chìa, phở xào, cơm rang, bánh trôi, bánh chay… Thích thú thưởng thức những món ăn Việt, khách du lịch hào hứng ngắm nghía những sản phẩm thủ công trong gian hàng, đặc biệt là áo dài và chiếc nón lá.


Nhiều đài truyền hình đến thăm gian hàng này

Mấy năm trước, trong ngày khai trương, ông Quyền đã tặng chiếc nón làm quà cho bà Thị trưởng đương nhiệm thành phố Mijas khi bà đến thăm gian hàng. Vô cùng thích thú, bà Thị trưởng đội chiếc nón Việt Nam suốt buổi tham gia hội chợ khiến hàng trăm khách du lịch nô nức tìm mua. Không chỉ giới thiệu sản phẩm truyền thống, ông còn là "nhà tư vấn" cho khách du lịch muốn tham quan Việt Nam về những địa điểm du lịch mang đậm truyền thống văn hoá dân tộc.

Năm 2006, ông Trương Bính Quyền được UBNN về NVNONN tặng Giấy khen vì "đã có nhiều đóng góp tích cực giới thiệu văn hoá Việt Nam, quảng bá du lịch và tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam - Tây Ban Nha". Năm 2009, ông nhận Giải thưởng "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu tại nước ngoài" của Bộ Công thương. Nhưng niềm tự hào lớn nhất của ông là ra đường không còn bị gọi là "Chi-nô" (Trung Quốc) nữa vì họ biết: ông là người Việt Nam.

Những tin cũ hơn

Trương Vân Lĩnh - Người chiến sỹ Cộng sản

Trương Vân Lĩnh - Người chiến sỹ Cộng sản

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Vân Lĩnh tên khai sinh là Trương Văn Thanh, sinh năm 1902 tại làng Tuỵ Anh, tổng Vân Trình (nay xã Nghi Phương), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tuỵ Anh là một làng Thiên chúa giáo toàn tòng thuộc họ công giáo Mỹ Yên, nằm cạnh Xã Đoài, trung tâm Thiên chúa giáo của 3 tỉnh Nghệ An -Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Nhà văn, nhà soạn tuồng Trương Duy Toản

Nhà văn, nhà soạn tuồng Trương Duy Toản

— 21 Tháng Năm 2017

Ông sinh 1885 và mất 1957, là trí thức Việt Nam, xuất thân từ nho học. Quê: huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Từng làm chủ nhiệm và chủ bút các báo Sài Thành, Trung Lập báo, ra đời vào khoảng 1900. Là chí sĩ của phong trào Đông Kinh nghĩa thục, bị an trí tại Cần Thơ.

Bác sỹ  quân y Trương Quang Tú

Bác sỹ quân y Trương Quang Tú

— 21 Tháng Năm 2017

Bác sỹ quân y- Đại tá- Trưởng Khoa Tai mũi họng- Bệnh Viện C 17 Quân Khu 5.

Những con chữ khởi thủy và một áng văn rất sớm của loài người

Những con chữ khởi thủy và một áng văn rất sớm của loài người

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Thái Du Sinh năm 1968, Chuyên môn chính: Kỹ sư hàng hải. Hiện sống tại quận 2, Tp. HCM. Kinh doanh tự do và viết văn - khảo sử nghiệp dư.

"Nhà thơ đứng" thành đạt

— 21 Tháng Năm 2017

"Nhà thơ đứng" Trương Quang Thứ bộc bạch: "Nếu không có văn chương, người tật nguyền như tôi chết lâu rồi. May sao tôi còn lấy được vợ, sinh con và nuôi chúng thành đạt, dựng được ngôi nhà tươm tất thế này. Văn chương đã cứu sống đời tôi!".