Tổng tài Quốc sử giám Trương Minh Giảng

20:41 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1997

Ông đỗ Cử nhân năm Kỷ Mão 1819, được bổ chức Tư vụ, dần thăng tới Lang trung bộ Binh, rồi đổi sang bộ Hình. Năm 1829 ông thăng chức Tham tri, được phái vào Nam công cán ở Gia Định, khi đổi về kinh ông làm Tả tham tri bộ Hộ, không lâu sau được thăng lên Thượng thư bộ Hộ, kiêm quản Khâm thiên giám.

Năm 1832, ông cùng với Thượng thư bộ Lễ Phan Huy Thực biên soạn bộ Liệt Thánh Thực Lục. Cũng thời gian này, ông giữ chức Tổng tài Quốc sử quán, chủ trì việc biên soạn bộ Đại Nam thực lục chính biên.

Năm Quý Tị 1833, Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm giữ thành Gia Định (bấy giờ được đổi tên là thành Phiên An, còn gọi là thành Bát Quái hay thành Quy). Trương Minh Giảng được sung chức Tham tán quân vụ, cùng Thảo nghịch tướng quân Phan Văn Thúy đem quân vào dẹp loạn Lê Văn Khôi. Dựa vào thành cao hào sâu, quân Lê Văn Khôi cố thủ hữu hiệu, mãi 2 năm sau cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi mới bị dập tắt.

Do công thắng trận, Trương Minh Giảng được vua Minh Mạng khen thưởng một tấm bài bằng ngọc và tiền phi long bằng vàng. Nhân quân Xiêm do các tướng Chao Phraya Bodin và PhraKlang chỉ huy, theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi, tiến vào xâm phạm lãnh thổ Đại Nam, ông cùng Nguyễn Xuân đẩy lui được quân Xiêm, được tấn phong tước "Bình Thành Nam". Nhân thắng lợi, Trương Minh Giảng cùng Nguyễn Văn Năng đánh đuổi quân Xiêm, giúp Chân Lạp thu phục lại thành Nam Vang, được gia phong tước Bình Thành Bá. Rất nhanh chóng sau đó, ông được phong hàm Hiệp biện đại học sĩ, lãnh chức Tổng đốc An Giang.

Không lâu sau, ông lại được phong hàm Đông các đại học sĩ, kiêm chức Bảo hộ Cao Miên. Năm 1835, Minh Mạng đổi đất Chân Lạp thành Trấn Tây thành, sáp nhập vào Đại Nam. Do công lao trấn giữ Trấn Tây thành, năm 1838, khi triều đình dựng bia võ công, tên ông được khắc hàng đầu đặt trong Võ miếu Huế.

Do tình hình Trấn Tây (gồm vài tỉnh đông nam Campuchia, phía dưới Biển hồ, giáp Việt Nam: thủ đô Phnom Penh, Kandal, Takeo, Prey Veng,...) không yên vì gặp phải sự chống đối mãnh liệt của người Chân Lạp (Cao Miên), năm 1841, vua Thiệu Trị quyết định rút bỏ Trấn Tây thành (tức Phnom Penh ngày nay) và toàn bộ Trấn Tây, phục hồi vương quốc Cao Miên. Trương Minh Giảng theo lệnh rút quân về trấn thủ An Giang.

Tháng 7 (âm lịch) năm Tân Sửu 1841, ông bị bệnh và qua đời tại An Giang.

Những tin cũ hơn

Đại học sĩ Trương Quốc Dụng

Đại học sĩ Trương Quốc Dụng

— 25 Tháng Năm 2017

Đại học sĩ Trương Quốc Dụng (1797–1864) là đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Một trí thức lớn trưởng thành từ khoa bảng, tài kiêm văn võ, được sử sách ghi là một danh tướng, nhà Thiên văn học, nhà văn Việt Nam, nhà sử học, nhà cải cách, đặc biệt là một tấm gương đạo đức sáng ngời. Đông các đại học sĩ Trương Quốc Dụng, cây đại thụ trí thứctriều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là người chủ biên bộ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, là tác giả biên soạn bộ lịch Việt Nam thời Nguyễn ...

Trương Hán Siêu và bài thơ trên Núi Thuý

Trương Hán Siêu và bài thơ trên Núi Thuý

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Hán Siêu (?-1354). Quan chức; nhà văn; tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là xã Phúc Am, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình).

Trương Vân Lĩnh - Người chiến sỹ Cộng sản

Trương Vân Lĩnh - Người chiến sỹ Cộng sản

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Vân Lĩnh tên khai sinh là Trương Văn Thanh, sinh năm 1902 tại làng Tuỵ Anh, tổng Vân Trình (nay xã Nghi Phương), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tuỵ Anh là một làng Thiên chúa giáo toàn tòng thuộc họ công giáo Mỹ Yên, nằm cạnh Xã Đoài, trung tâm Thiên chúa giáo của 3 tỉnh Nghệ An -Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Ngự sử Đại phu Trương Đỗ

Ngự sử Đại phu Trương Đỗ

— 25 Tháng Năm 2017

Ngự sử Đại phu Trương Đỗ nguyên quán làng Phù Đới, huyện Đồng Lại (nay là Thôn Phù Tải, Thanh Giang, Thanh Miện, Hải Dương) đỗ Tiến sĩ và làm quan vào nửa sau thế kỷ XIV.

Trương Vĩnh Ký - Nhà Bác học thiên tài

Trương Vĩnh Ký - Nhà Bác học thiên tài

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Vĩnh Ký (6/12/1837 - 1/9/1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean - Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn, nhà ngôn ngữ học và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.