PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ NHIỆM VỤ SỐ MỘT CỦA DOANH NGHIỆP

22:04 - 29/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1849
 
Ngày 24 tháng 6 năm 2015, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã có buổi gặp mặt thân mật đoàn đại biểu các nhà khoa học, trí thức trẻ, các doanh nghiệp tiêu biểu của Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam về dựHội thảo khoa học: “Kinh tế Môi trường trong tầm nhìn thời đại hướng tới nền Kinh tế Xanh”. Sau đây là bài phát biểu của Tiến sỹ Trương Thanh Tùng – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam với chủ đề “Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ số một của doanh nghiệp”.
            “Kính thưa đồng chí Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan
            Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước
        Kính thưa các vị khách quí, các vị đại biểu về dự Hội thảo khoa học: “Kinh tế Môi trường trong tầm nhìn thời đại hướng tới nền Kinh tế Xanh” ngày hôm nay!
Trước hết, cho phép tôi được đại diện các nhà khoa học, trí thức trẻ và các doanh nghiệp là hội viên tiêu biểu của Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, xin gửi lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng nhất đến các vị lãnh đạo, các vị khách quí và toàn thể quý vị đại biểu có mặt hôm nay.
            Kính thưa Hội nghị!
Trong những năm qua, Ðảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân phát huy vai trò tiên phong của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế. Với hơn 20 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày một lớn mạnh, cótrình độ trí tuệ, năng lực sáng tạo, đáp ứng đượcyêu cầu khoa học kĩ thuật công nghệ và hội nhập kinh tế toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ năm 2011 – 2020 của Đảng đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là cấu phần không thể tách rời trong phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp và các khu vực, là nền tảng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thành công công nghiệp hoá toàn quốc” bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.Trên cơ sở chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc thông qua Luật bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 với nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tích cực đối với công tác môi trường. Theo đó, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến, dịch vụ khoa học kỹ thuật, thiết bị, sản phẩm thân thiện với môi trường phục vụ yêu cầu cấp thiết, nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản, quyết định, nghị quyết chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam (như Quyết định số 1030/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2009). Cũng theo Quyết định này, Nhà nước sẽ hỗ trợ về vốn, ưu đãi thuế và công nghệ để phát triển ngành công nghiệp môi trường và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào ngành công nghiệp mũi nhọn này.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhận thức về môi trường ngày càng phát triển, các đối tác và người tiêu dùng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Do vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, hiệu quả sinh thái và năng lượng của từng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Từ sự nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế của doanh nghiệp gắn chặt với việc bảo vệ môi trường một cách bền vững, thiết nghĩ cần phải áp dụng đồng bộ một số giải pháp sau:
            - Thứ nhất: Hoàn thiện, bổ sung các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện nay, nước ta đã tích cực xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật khá đẩy đủ liên quan đến môi trường như Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo vệ và Phát  triển rừng, Luật Tài nguyên Nước, Luật Đa dạng sinh học, Luật hành chính, Pháp luật Hình sự… Chỉ khi những quy định của pháp luật được tôn trọng và thực thi nghiêm minh thì môi trường tự nhiên mới được bảo vệ một cách tốt nhất.
- Thứ hai: Cộng đồng doanh nghiệp phải nhận thức đúng quyền và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường của doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường.
- Thứ ba: Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, hạn chế nhập khẩu thiết bị công nghệ cũ và lạc hậu làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Tổ chức nhiều kênh thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng, đất đai, thuế… khi họ đầu tư công nghệ xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường.
- Thứ tư: Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tài chính để chủ động phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường bền vững, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đồng thời có kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ môi trường. Chú trọng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nhằm áp dụng đúng các quy định của pháp luật môi trường để vận hành, xử lý, phân tích, kiểm tra định kỳ, mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường của các sản phẩm và chất thải...
- Thứ năm: Tăng cường hợp tác quan hệ quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Nga, Thụy Điển, Singapore… cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, phát triển thị trường dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường.
Kính thưa toàn thể Hội nghị!
Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam chúng ta luôn là bạn, là đối tác đồng hành, tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì sự phát triển của mỗi dân tộc, vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Với chủ trương đó, Việt Nam luôn coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời không quên nhiệm vụ cao cả của mình là bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp và bền vững… góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau.
Một lần nữa kính chúc sức khỏe đồng chí Phó Chủ tịch nước, các vị lãnh đạo, các vị khách quý và toàn thể các quý vị đại biểu! Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn’’. 
 
Một số hình ảnh hội nghị
 
 

Những tin cũ hơn

HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG THANH HÓA

HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG THANH HÓA

— 29 Tháng Năm 2017

Ngày 17 tháng 05 năm 2015, tại Hội trường A, Nhà khách số 102 Triệu Quốc Đạt, Thành phố Thanh Hóa, Hội đồng Lâm thời họ Trương tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức “Hội nghị Ban Chấp hành Lâm thời Hội đồng họ Trương Thanh Hóa mở rộng” để thực hiện Nghị quyết của Hội đồng họ Trương Việt Nam về việc tổ chức Đại hội họ Trương Thanh Hóa. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Ban Chấp hành, các ủy viên đại diện cho các tộc Trương ở huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng nhiều doanh nhân tiêu biểu, cán bộ, công chức có tâm huyết với Dòng họ...

LẠC TRONG HOANG MẠC BAGAN

LẠC TRONG HOANG MẠC BAGAN

— 29 Tháng Năm 2017

Vùng đất linh thiêng và những giá trị văn hóa trường tồn ngàn năm. Trước khi đến Bagan, ấn tượng của tôi với Myanmar khá chung chung: người dân tín phật và hiền lành, cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp với nhiều đền chùa cổ kính. Nhưng chỉ sau vài ngày ở cố đô này, tôi như bị xâm chiếm bởi nền văn hóa mới lạ cùng những đền thờ, lâu đài bí ẩn được lưu giữ gần như nguyên vẹn qua mấy nghìn năm.

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VỚI NGHĨA TRI ÂN

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VỚI NGHĨA TRI ÂN

— 29 Tháng Năm 2017

Mùa xuân mới đang về trong không khí cả nước tưng bừng chào đón năm Ất Mùi với bao dự định, niềm tin và sự hứng khởi được kỳ vọng cho những đổi thay. Năm qua, khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh những khó khăn, chúng ta lại thấy sự khởi sắc và nỗ lực không ngừng để khẳng định chỗ đứng của mình và mở ra nhiều cơ hội cho người nghèo, cải thiện môi trường, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của đời sống thực tiễn, đưa ra các giải pháp mới cho việc giải quyết các vấn đề về năng lượng thay thế, tái chế, biến đổi khí hậu. Đó chính là doanh nghiệp xã hội.

NÓ

— 29 Tháng Năm 2017

Nó nằm đó, thoi thóp, xanh xao, thiêm thiếp như người đang ngủ trong giấc nhọc nhằn. Cái chăn mỏng vắt qua tấm thân gầy gò, để hở ra khuôn mặt mệt mỏi, đôi môi nứt nẻ vì dùng nhiều hóa chất qua mỗi lần xạ trị.

LỄ NHẬP LINH 10 PHO ĐẠI SÁCH LƯU DANH ANH HÙNG LIỆT SỸ VIỆT NAM

LỄ NHẬP LINH 10 PHO ĐẠI SÁCH LƯU DANH ANH HÙNG LIỆT SỸ VIỆT NAM

— 29 Tháng Năm 2017

Ngày 14 tháng 12 năm 2014 tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Đại Lễ Nhập Linh 10 Pho Đại Sách Lưu Danh Anh Hùng Liệt Sỹ - an vị và siêu độ anh linh các Anh hùng liệt sỹ Việt Nam hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc được diễn ra long trọng, thắm tình đạo pháp và hòa khí dân tộc. Lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới có bộ Đại sách Tâm linh được Đại học Kỷ lục Thế giới trao bằng tôn vinh giá trị nội dung và ý nghĩa thờ phụng. Bộ Công trình xuất bản Huyền thoại Việt Nam là nơi lưu giữ cho muôn đời con cháu mai sau về tinh thần nhân văn và ý nghĩa lịch sử tri ân tới các bậc đại chúng và cộng đồng xã hội.