Người họ Trương đến Đàng Trong

19:29 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1898
Trương Điện Thắng
Tham luận tại cuộc gặp mặt các tộc Trương khu vực miền Trung


Nhưng chắc chắn, cùng với quá trình mở cõi về phương Nam, tiền hiền các tộc người họ Trương đã tiến từ đất Đại Việt vào Nam theo các đợt di dân, theo con đường được các vua phong kiến cử đi đánh giặc, mở cõi từ thế kỷ 15 trở đi. Sau này, một số tộc Trương từ đất Bách Việt cổ phía nam sông Dương Tử, do chống lại nhà Thanh đã di cư vào Đại Việt thời các chúa Nguyễn, trong đó có các vùng ven biển như Bao Vinh, Cửa Việt phía Bắc đèo Hải Vân; Hội An, Gia Định, Bình Định…và được các chúa cho nhập cư tại các làng Minh Hương…
Để biết người họ Trương đã vào đàng Trong như thế nào, trước hết cần biết qua về tổ tiên chúng ta ở đất Đại Việt.
 
I - Họ Trương ở miền Bắc
 
Trước hết, các gia phả tộc Trương nhiều nơi trên đất Bắc đã cho thấy tổ tiên chúng ta thuộc quận Thanh Hà, tỉnh Trực Lệ, thuộc nước Yên ở phía nam sông Dương Tử (tức trên đất Bách Việt cổ) đã di cư về phía Nam trong nhiều thời kỳ trong lịch sử dân tộc.
Theo tư liệu Gia phả mà chúng tôi có thì người Họ Trương đầu tiên đi từ nước Yên xuống Nam Việt (Đại Viêt – Việt Nam) là cụ Trương Tư Trực vào năm 316 TCN, tức là thiên di rất sớm xuống phía Nam Bách Việt trước khi Tần Thủy Hoàng mở đầu cuộc giao chiến với Bách Việt..Tài liệu lịch sử cho thấy, các cụ tổ Trương Hống, Trương Hát giúp Triệu Việt Vương đánh quân xâm lược nhà Tống ở phương Bắc, tương truyền sau này soạn Nam quốc sơn hà cho Lý Thường Kiệt, được coi như một tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Hai ngài đến nay đã được 372 làng thờ là thành hoàng, dưới tên Đức Thánh Tam Giang.
Tại Ninh Bình có dòng dõi ngài Trương Hán Siêu (?-1354), hậu duệ của ngài Trương Tử Trực là vị quan văn học vượt hẳn mọi người ( lời Ngô Sĩ Liên), được Trần Dụ Tông phong chức Thái bảo. Tháng 3.1354 đã vào đến Hóa Châu đánh chiêm Thành quấy nhiễu. Ông là tác giả những tác phẩm nổi tiếng như Bạch Đằng giang phú, Hình thư, Hoàng triều đại điển…từ thời nhà Trần.
Đến thời nhà Lê, các ngài Trương Lôi, Trương Chiến đã tham gia Hội thề Lũng Nhai của Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược. Ngài Trương Công Tào là vị quan bộ Lễ. cộng tác với danh thần Nguyễn Trãi giúp vua mở ra triều đại nhà Lê sáng chói. Con cháu của ngài về sau có nhiều người nổi tiếng như Tiến sĩ Thượng thư Trương Công Giai ( 1665- 1728) nổi tiếng là “Quan tiết bất đáo- một vị quan thanh liêm dưới hai triều Lê- Trịnh, Trương Minh Lượng (Minh Lệ, Quảng Bình), Trương Đăng Quế, Trương Công Định (Bình Tây đại nguyên soái…). Ở đây cũng lưu ý, Ngài Trương Minh Lượng và các ngài Trương Minh Ký, Trương Minh Giảng ở Nam Bộ đều có gốc gác từ Quảng Bình có quan hệ nào không?
Cùng giai đoạn này, tại Diễn Châu có ngài Trương Công  Quang, người gốc Thanh Hà quận, tỉnh Trực Lệ được đưa đến đây giúp dân mở mang nông nghiệp và lập gia đình, sinh con cháu, qui dân lập ấp…Cho đến nay đã có hơn 50 chi tộc trên toàn quốc với 22 đời; trong đó có ngài đô chỉ huy sứ Cẩm y vệ Trương Công Trung đến Hưng Nguyên (Nghệ An) rồi vào lập nghiệp, mở mang bờ cõi ở Điện Bàn, Quảng Nam. Hậu duyệ của ngài ở đời thứ 7 là lưỡng bộ Thượng Thư Trương Công Hy dưới triều Tây Sơn…
Lần theo các gia phả và lịch sử, chúng ta còn có các ngài Tiến sĩ Trương Đăng Quỹ người ở Thái Bình, từng vào làm quan Đốc thị ở Nghệ An và Quảng Nam dưới triều Lê năm Vĩnh Thịnh thứ 2; ngài Quản lãnh Trương Trung Hiếu gốc  Hà Trung, Thanh Hóa vào Quảng Bình thời Nguyễn Hoàng, ngài Trương Công Lang được Lê Lợi phong tướng vào bình Chiêm năm 1493. Con của ngài là Trương Đức Trọng  được sắc phong Thượng đẳng thần làng Minh Lệ ngày nay; 4 con trai của ngài là Trương Đức Vân, Đức Thắng, Đức Mỹ và Đức Lạc sau cũng theo nghiệp võ nối nghiệp cha…
Những ngài họ Trương nổi tiếng trong lịch sử trên chưa phải là tất cả. Nhưng hậu bối của họ chắc chắn đã vào phía Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, và sinh sôi ra hàng chục đời con cháu về sau, trong đó có chúng ta ngày nay…
 
II - Các tộc Trương tại miền Trung
Nếu trong lịch sử mở cõi, bảo vệ và xây dựng đất nước, họ Trương đã có mặt trên đất Đại Việt từ thời các vua Hùng, thời Lý, Trần, Lê…thì đến thời lãnh thổ nước ta mở rộng về phương Nam, người họ Trương ta cũng có mặt từ rất sớm. Những nhà khoa bảng, quân sự, giáo dục nổi danh như  tướng Trương Công Lang vào bình Chiêm từ cuối thế kỷ 15, các ngài Trương Minh Lượng, Trương Trung Hiếu làm quan ở Quảng Bình, Tiến sĩ Trương Đăng Quỹ làm Đốc thị Quảng Nam thời Nguyễn Hoàng, các nhà giáo Trương Văn Hiến, Trương Công Hy từng dạy các ấu chúa Nguyễn, tướng Trương Văn Đa là con rễ Nguyễn Nhạc. Đặc biệt ngài Trương Công Hy từng là lưỡng bộ Thượng thư dưới triều Tây Sơn. Đến thờ nhà Nguyễn, dòng họ chúng ta lại có như danh thần, danh tướng lỗi lạc khác như  các ngài Trương Đăng Quế, Trương Công Định, Trương Minh Giảng, Trương Minh Ký, nhà bác học Trương Vĩnh Petrus Ký, Thượng thư Trương Văn Uyển…Nhiều tên tuổi người họ Trương về sau cũng đóng vai trò quan trọng trong các pphong trào Cần Vương, Duy Tân, Đông Du, tham gia các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ 20 và đặc biệt đã góp phần xương máu của mình trong việc bảo vệ biển đảo của tổ quốc…
 Tóm lại, con cháu các thế hệ họ Trương luôn đồng hành với những bước thăng trầm của dân tộc và của đất đàng Trong…
Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi hiện nay chúng ta có hơn 60 tộc Trương trong khu vực. Các tộc Trương vào miền Trung (từ Quảng Trị trở vào đến Quảng Ngãi) có mấy đặc điểm:
- Đa số xuất phát từ các tỉnh Quảng Bình, Thanh, Nghệ, Tĩnh và vào nam từ thời chúa Nguyễn, nay đã có 16-20 đời con cháu. Một số ít vào Quảng Bình trước đó, rồi sau lại tiếp tục nam tiến. Đa phần là những quan chức, tướng lĩnh phong kiến, sau khi hoàn thành nghĩa vụ đã ở lại qui dân lập ấp, xây dựng quê hương mới…
- Trong đó có những tộc vào tận Bình Định, Quảng Ngãi sau lại quay ra Quảng Nam, TT-Huế, Quảng Trị…
- Có một số tộc Trương ở Hội An, Duy Xuyên là người Minh Hương từ đất Lưỡng Quảng di cư sang từ thế kỷ 17-18, được các chúa Nguyễn cho định cư và sớm hòa nhập cùng cộng đồng đến nay đã có 10-11 đời con cháu.

 



Nhà thờ họ Trương Văn làng Bất Nhị, Điện Bàn, Quảng Nam

 
Sau đây, có thể nêu lên vài tộc Trương tiêu biểu:
 
- Tộc Trương Văn làng Hóa Tây có gốc từ đất Bắc, là dòng dõi võ quan, vào Nam mở đất từ thế kỷ thứ XVII. Ông tổ đời thứ 4 được Vua Minh Mạng sắc phong là tiền hiền khai cơ của làng Hoá Tây, xã Đại An, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam (năm Minh Mạng thứ 5). Sinh thời ngài tiền hiền làm chức quan Cai Đội tại Bình Định dưới thời các Chúa Nguyễn, ngài có tất cả 32 người con với 5 bà vợ .
Trong số các con trai của ngài tiền hiền, chỉ có 7 người sau khi thành lập gia thất có sinh con trai nối dõi, và chia là 7 phái. Đến nay, chỉ còn 3 phái là có con trai nối dõi đến  đời thứ 12…
Tuy là một tộc có con cháu rất thành đạt, có người lo lập website, gia phả, có tổ chức hội tộc định kỳ…nhưng rõ ràng sự kết nối với gốc gác phía Bắc và các thân tộc vẫn chưa làm được!
 
- Tộc Trương làng Phiếm Ái, có tổ tiên ở đất Thanh Hoá, Phủ Hà Trung, huyện Tống Sơn, trấn Ngũ An, đã từng tham gia Lam Sơn dấy nghĩa, là quan quân của nhà Lê, sau đại thắng ngài Thuỷ Tổ vào Thừa Thiên rồi vào Quảng Nam, phủ Thăng Hoa huyện Huy Giang nay là  huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hiện một bộ phận lớn của tộc Trương này còn cư trú ở làng An Hoà, Xuân Lộc ở ngoại ô TP. Huế. Tại Phiếm Ái còn cháu đã có 9 đời…
   Đây là tộc Trương khá nổi tiếng gắn liền với sự kiện chống thuế năm 1908, đã kết nối được với anh em tại Huế. Nhưng gốc Thanh Hóa thì chưa rõ đã kết nối được chưa! Dù sao đây là một trong số ít tộc họ đã lưu giữ được nhiều tư liệu, gia phả và có được một số kết quả trong nỗ lực kết nối.
 
    -Tộc Trương Văn làng Phú Lễ, TT-Huế có Ngài Thủy Tổ gốc từ xứ Thanh- Nghệ vào định cư. Đến nay,  đã truyền được khoảng gần 20 đời, có hàng trăm người thành đạt. Cứ 12 năm tộc làm lễ trai đàn…Từ giữa thế kỷ 19, thượng thư Trương văn Uyển, từng làm Án sát Quảng Nam, Tuần Phủ Bắc Ninh đã đúc đại hồng chung cho làng khi còn tại chức để ghi lại truyền thống và nhắn gởi tình cảm thắm thiết với các thế hệ sau…
Về gốc tích của họ Trương làng Phú Lễ, Thừa thiên-Huế , theo bác sĩ Trương Lê Anh Tuấn cho biết:  ngài Thủy Tổ vốn gốc người Ái Châu ( Thanh Hóa ) theo phò Chúa Tiên Nguyễn Hoàng nên dời vào đất Quảng Bình rồi vào Hóa Châu ( Thừa Thiên ) và lập làng cho đến nay. Khoảng đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước Tộc phả vô tình bị mối xông nát cả nên cho đến nay danh tính của các ngài trong khoảng 5 đời đầu thì chưa có cách gì xác định lại được. Mất mát đó quả thật khó có gì bù đắp nổi. Hiện các chi phái trong tộc vẫn còn đầy đủ gia phả riêng, nhưng chỉ có từ 5 đến 13 đời sau cùng. Trong dịp Đại Lễ trai đàn chẩn tế vừa qua, tộc đã quyết định lập kế hoạch phục chế gia phả, gọi là chương trình " đại tu Gia Phổ"...
Có thể nói đây là tộc Trương vào nam khá sớm, nhưng rõ ràng do gia phả hư hại nên việc kết nối, xác định cụ thể gốc gác và danh tính các ngài tiên hiền cũng rất khó khăn…
 
- Tộc Trương làng Mỹ Khê, Sơn Tịnh Quảng Ngãi có Thế phả viết từ rất sớm. “Thế Phả viết từ năm vị Tổ vào Nam trong phong trào Nam tiến , năm Quí Hợi (1623). Niên hiệu Vĩnh Tộ - Lê Thần Tông (1619-1643) đến năm 1926, tổng cộng 303 năm, gồm 11 thế hệ. Tính đến nay, 2013, tròn 390 năm…” Nhưng “ Do lâu đời, cuộc phân tranh Nam Bắc dai dẳng gần 200 năm , các thế hệ con cháu sau này khó tìm hiểu về nguyên lưu, đến lúc có điều kiện (thời nhà Nguyễn) đã về Thạch Hà nhưng cũng chẳng tìm được gì nên Thế Phả đã tôn vinh ngài …Trương Đăng Nhất là Thủy Thế Tổ quê làng Phước Long huyện Thạch Hà, Phủ Hà Hoa (sau đổi thành Hà Thanh) tỉnh Hà Tĩnh (trước thuộc Nghệ An ), vào Nam định cư tại làng Mỹ Khê Tây (nay là quê hương của dòng họ Trương Quang ) huyện Bình Sơn, phủ Tư Nghĩa, dinh Quảng Nam (nay thuộc xã Tịnh Khê ,huyện Sơn Tịnh , Quảng Ngãi ). Dòng tộc có nhiều bậc nổi danh như Thái sư Trương Đăng Quế, đại học sĩ Trương Quang Đãn (đời 7 và 8)…”
 
 Tương tự, tộc Trương Công ở Thanh Quýt Quảng Nam đến nay cũng  đã có 16 đời. Ngài thái thủy tổ là Đô chỉ huy sứ Cẩm y vệ Trương Công Trung ở làng Hoa Viên, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, vào nam từ thời Hậu Lê, đầu thế kỷ 17. Có thể là giai đoạn Nguyễn Hoàng vào đàng Trong vì gia phả không ghi rõ năm nào. Đến nay, tuy đã tìm ra được đất Hoa Viên cũ là xã Hưng Khánh, ngoại ô TP Vinh, nhưng việc kết nối dòng tộc cũng chưa có kết quả cụ thể. Chỉ mới biết chi Trương Công ở Hưng Nguyên có phát tích từ họTrương ở Diễn Châu mà thôi…
 
 Đặc điểm khác của người họ Trương khu vực miền Trung là có các tộc Trương Minh Hương, nhập cư vào xứ đàng Trong trong thời các chúa Nguyễn từ đất Lưỡng Quảng, phía nam sông Dương Tử. Họ thuộc các tộc người Bách Việt cổ từng bị người Trung Hoa đồng hóa. Khi nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh, họ đã bỏ xứ đi tìm đất mới, dưới nghĩa phù Minh, kháng Thanh…
 
Nổi tiếng nhất là Tộc Trương Đôn Hậu ở Hội An. giữa thế kỷ 18, ngài Trương Mậu Viễn hiệu Tương Lợi người xã Cảnh Khanh,Nhị Đô huyện Chiếu An, phủ Chương Châu,tỉnh Phúc Kiến Trung Hoa do không muốn sinh sống với triều Mãn Thanh, đã sang Việt Nam thần phục Chúa Nguyễn và định cư tại làng Minh Hương Hội An thuộc xứ đàng trong. Đến đời thứ 3, ngài Trương Chí Cẩn, chủ sự Binh bộ triều Nguyễn bắt đầu tư xây dựng nhà thờ tộc tại Hội An. Đến đời thứ 4, ngài Trương Đồng Hiệp, Huấn đạo tỉnh Quảng Nam xây dựng lại từ đường cho đến nay và được tổ chức Unesco tặng giải thưởng Công trạng. Tộc Trương Minh Hương Hội An nay đã có 10 đời con cháu, nhiều người các thế hệ sau khá nổi tiếng như nhạc sĩ Trương Đình Quang, nhà nghiên cứu Thy Hảo Trương Duy Hy…

 

 



Chủ tịch Trương Văn Đoan và Phó Chủ tịch Họ Trương Việt Nam lâm thời dâng hương tại nhà thờ họ Trương Minh Hương ở Hội An

 
Tộc Trương Quang định cư tại làng Phụng Tây, nay là thôn Phước Mỹ, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông Thuỷ Tổ Tộc Trương Quang là người tỉnh Phúc Kiến phương Bắc. Vào khoảng nửa sau của thế kỹ XVII Ngài đến Hội An quy dân, lập nghiệp và sau đó chọn ở làng Phụng Tây. Tộc Trương Quang đã hình thành và phát triển được 12 đời . Tổ tiên và con cháu họ Trương Quang phần lớn theo nghề y và nghề dạy học. Nhiều vị đã trở thành danh y như Tiên tổ Trương Quỳnh, Cao tổ Trương Độ Quang;  các ông Quang Tùng, Quang Bá, Quang Cẩn, Quang Lang là những lương y tài giỏi, chữa bệnh cứu người.
     Đặc biệt khoa thi năm Đinh Mão (1867), trong các con trai ông Trương Quang Thận đi thi thì có bốn người đỗ Tú tài; năm Mậu Thìn sau đó, hai người con trai thi đỗ cử nhân. Gia đình ông Quang Thận được vua Tự Đức ban khen.
    Cả 2 tộc trên đều xuất phát từ tỉnh Phúc Kiến, cùng đến Hội An, đã sớm hòa nhập vào văn hóa Đại Việt, đóng góp nhiều công sức cho đất nước, nhưng rất tiếc chưa thấy có sự kết nối nào giữa họ với nhau...
 
    Dẫn ra một số tư liệu về các tộc Trương ở xứ đàng Trong trên đây, để thấy rằng:
1 - Cùng với quá trình Nam tiến, người họ Trương vào đàng Trong từ sau khi Lê Thánh Tông lập ra thừa tuyên thứ 13 Quảng Nam ( 20 đời) và nhiều nhất là giai đoạn sau khi Nguyễn Hoàng và trấn thủ Quang Nam đến các chúa Nguyễn sau đó ( từ 14-16 đời)
2 - Các tộc chỉ có 10-12 đời đa số vào định cư ở một địa phương nào đó, như  Quảng Bình, TT-Huế, Bình Định…sau lại tiếp tục tách ra, đến xây dựng quê mới cho đến nay.
3 - Các tộc gốc Minh Hương đến muộn hơn nhưng hòa nhập với văn hóa xã hội nhanh chóng và đã có nhiều đóng góp trên mọi lĩnh vực xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
4 - Do điều kiên chia cắt đất nước và chiến tranh liên miên, gia phả hư hại, mất mát dần, thiếu ghi chép và đời sống khó khăn, nên việc kết nối dòng tộc càng trở nên phức tạp. Nhiều tộc đang cố gắng phục hồi gia phả nhưng nhiều tộc khác chỉ còn biết lập gia phả từ các vị tổ gần nhất để gìn giữ gia phong và chờ đợi cơ hội…
5 - Việc thay đổi chữ lót theo cách riêng mỗi tộc, mỗi đời, mỗi địa phương trong họ Trương nói chung và thay đổi địa danh trong lịch sử cũng là khó khăn khác cho các nỗ lực tìm về nguồn cội.
 
III -  Kết luận:
Trên đây là một số ghi chép ban đầu, mang tính đề dẫn và mở đầu cho công việc kết nối dòng tộc. Nhưng dù ở đâu, chữ lót có thể khác nhau, thì theo chúng tôi, người họ Trương vẫn là đồng huyết thống, mà nổi bật trong tố chất của mọi đời là tính cương trực, ngay thẳng, giàu lòng nhân ái và liêm chính
Trong gốc gác chúng ta lại có truyền ngôn về Thanh Hà quận, về Cửu thế đồng cư…nên càng dễ cảm nhận ra cùng gốc gác…
Do vậy việc giao lưu, kết nối là mục đích mà tất cả mọi người đều mong ước sớm thành hiện thực để xây dựng dòng họ vững mạnh, gắn kết lâu dài, phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha.
Từ cuộc gặp mặt này, chúng ta cùng nhau thống nhất mục tiêu kết nối thiêng liêng đó. Ngoài việc đăng ký tham dự hội nghị toàn quốc họ Trương Việt Nam sắp tới, chúng ta cũng thống nhất giữ mối liên hệ thường xuyên, qua quan hệ tộc họ, quan hệ cá nhân lẫn trên diễn đàn truongtoc.vn, nhằm cung cấp cho nhau mọi tin tức về dòng họ để mục tiêu của chúng ta ngày càng tiến triển, hiệu quả…
Do trình độ có hạn, thời gian ít, tư liệu chưa đầy đủ, nên bài viết này không tránh khỏi sơ lược, thiếu sót và đôi chỗ không tránh được chủ quan. Rất mong có nhiều ý kiến đóng góp để bổ sung thêm tư liệu cho dòng tộc về sau.

 

Những tin cũ hơn

Đại diện Trương tộc phía Nam chúc tết chủ tịch nước.

Đại diện Trương tộc phía Nam chúc tết chủ tịch nước.

— 25 Tháng Năm 2017

Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, ngày mùng 3 Tết, nhằm ngày 25-01-2012, Đại diện Hội đồng Trương tộc Việt Nam( Lâm thời) phía Nam đã tổ chức đến chúc tết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại nhà riêng. Buổi tiếp xúc kéo dài gần một giờ.

Thư chúc tết của Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời

Thư chúc tết của Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời

— 25 Tháng Năm 2017

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, Nhân dịp đón năm mới 2012 và xuân Nhâm Thìn, Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời xin gửi tới các cụ phụ lão, các vị Trưởng tộc, bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam trong và ngoài nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc các Quý vị một năm mới mạnh khoẻ - An khang - Thịnh vượng.

Ông Trương Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời thực hiện chuyến công tác cùng với đoàn VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Ông Trương Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời thực hiện chuyến công tác cùng với đoàn VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

— 25 Tháng Năm 2017

Trong các ngày 19 và 20 tháng 11 năm 2011 vừa qua Ông Trương Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời thực hiện chuyến công tác cùng với đoàn VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam thăm và dâng hương tại đền thờ Danh nhân Trương Hán Siêu tại tỉnh Ninh Bình, thăm và dâng hương đền thờ Trần Thương, Đền Bà Vũ, khu tưởng niệm mười cô gái Lam Hạ, tham dự lễ đón nhận Huân chương lao động hạng nhất và kỷ niệm 50 năm thành lập Trường THPT Lý Nhân, tại Hà Nam.

Phó chủ tịch Hội đồng Trương tộc Trương Mạnh Tiến thăm đại diện phía Nam

Phó chủ tịch Hội đồng Trương tộc Trương Mạnh Tiến thăm đại diện phía Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 25/11/2011 nhân chuyến công tác tại TP HCM, ông Trương Mạnh Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Trương Tộc (Lâm Thời), đã tới thăm văn phòng liên lạc của hội đồng Trương tộc tại TP HCM, buổi trưa cùng ngày, một số thành viên đại diện câu lạc bộ Doanh nhân Trương tộc tại Tp HCM và đại diện cổng thông tin điện tử họ Trương tại TP HCM đã có buổi ăn trưa và trò truyện thân mật với ông Trương Mạnh Tiến

PGS.TS. Trương Quốc Bình dự lễ Dâng hương Giỗ Tổ họ Trương tại Làng Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.

PGS.TS. Trương Quốc Bình dự lễ Dâng hương Giỗ Tổ họ Trương tại Làng Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.

— 25 Tháng Năm 2017

Sáng 8/3/2012, tức 16/2 âm lịch, nhận lời mời của Ông Trương Hữu Thắng, Chủ tịch Công ty OASIS, phụ trách Văn phòng đại diện của Hội đồng Trương tộc Vn lâm thời, đại diện tộc họ Trương làng Xuân Canh, PGS.TS. Trương Quốc Bình, Phó Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời đã tham dự lễ Giỗ Tổ họ Trương và gặp gỡ anh em bà con, huyện Đông Anh, Hà Nội. Họ Trương tại thôn Xuân Canh là một họ lớn, định cư tại Đông Anh đã gần 20 đời, hiện có vài trăm xuất đinh, cư trú trên mọi miền đất nước. Cách đây khoảng 30 năm, với những nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm, chắp nối gia phả, dòng họ Trương tại đây đã tìm được gốc tích của mình tại thôn Phù Tải, huyên Thanh Miện, Hải Dương, nổi tiếng với Tiến sỹ,Ngự sử đại phu- Trương Đỗ từ thế kỷ XIV. Đồng thời, chắp nối với một chi họ Trương hiện đang ở Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội, cũng có gốc tích từ Hải Dương. Suốt từ đó đến nay, cả ba chi họ này coi việc giỗ Tổ ở các chi đều là trọng sự.