HỘI NGHỊ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRƯƠNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

00:24 - 26/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2546

Tham dự Hội nghị có các vị:

Đại diện Hội đồng họ Trương Việt Nam

- Ông Trương Văn Đoan, Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam

- Bà Trương Thị Quỳnh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam

- Ông Trương Quốc Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam.

Và các ông bà là trưởng, phó một số ban chuyên trách của Hội đồng họ Trương Việt Nam.

Đặc biệt có sự tham dự của bà con họ Trương đại diện cho các chi tộc họ Trương ở các quận, huyện của thành phố Hà Nội.

Mở đầu Hội nghị ông Trương Quốc Tùng, tộc họ Trương Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, phó Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam đã báo cáo với Hội nghị về quá trình chuẩn bị cho việc thành lập Hội đồng lâm thời họ Trương thành phố Hà Nội, dự kiến về nhân sự của Hội đồng lâm thời, và các phần việc của Hội đồng lâm thời sau khi được thành lập.

Tiếp theo các Đại biểu tham dự Hội nghị đã tiến hành thảo luận về nhân sự cho Ban chấp hành Hội đồng lâm thời thành phố Hà Nội, các nhiệm vụ, công việc tiếp theo của Hội đồng lâm thời sau khi được thành lập, thảo luận về đặc điểm tình hình, quá trình kết nối các chi tộc họ Trương của thành phố Hà Nội, những khó khăn và thuận lợi của công tác hoạt động dòng họ của thành phố Hà Nội.

 

Sau khi các Đại biểu thảo luận, hội nghị đã nhất trí thông qua danh sách Ban chấp hành Hội đồng lâm thời họ Trương thành phố Hà Nội và các chương trình kế hoạch tiếp theo của Hội đồng lâm thời họ Trương thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Ban chấp hành Hội đồng lâm thời họ Trương Hà Nội gồm có 1 Chủ tịch, 10 Phó Chủ tịch, và 9 ban chuyên trách và các ủy viên của Hội đồng lâm thời.

 

Tiếp theo, thay mặt Hội đồng họ Trương Việt Nam, ông Trương Văn Đoan, Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam đã phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ông chúc mừng và tin tưởng các ông bà được đề cử vào Hội đồng lâm thời họ Trương thành phố Hà Nội. Ông yêu cầu ngay sau khi được thành lập, Hội đồng họ Trương lâm thời Hà Nội phải bắt tay ngay vào các công việc, đề ra các phần việc cụ thể, phân công rõ cho từng người phụ trách, sau đó hàng tháng có kiểm tra, đánh giá lại kết quả, để dự kiến đến cuối quý 3 năm 2017, sẽ tổ chức Đại hội họ Trương thành phố Hà Nội lần thứ nhất. Ông cũng chia sẻ với Hội nghị, làm việc họ rất khó, tất cả đều trên tinh thần tự giác, phải có sự đoàn kết, gắn bó, trách nhiệm tất cả vì mục tiêu chung cho sự phát triển của dòng họ. Ông tin tưởng với tấm lòng nhiệt huyết với dòng họ và truyền thống nghìn năm văn hiến của người Hà Nội, chắc chắn Ban chấp hành Hội đồng lâm thời họ Trương Hà Nội sẽ hoạt động đầy trách nhiệm và hiệu quả.

Hội nghị kết thúc vào lúc 12h cùng ngày trong không khí ấm áp tình thân tộc.  

 

 

 

 

 

Những tin cũ hơn

HỘI NGHỊ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRƯƠNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI NGHỊ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRƯƠNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

— 26 Tháng Năm 2017

Khi trò chuyện với bà con họ Trương, bác tâm sự “Cứ mỗi khi gần tết tôi mua cây giống, mua chậu, mua đất, mua phân bón về tự gieo trồng hàng trăm chậu hoa vạn thọ”. Nghe bác nói trồng hàng trăm chậu hoa vạn thọ, chúng tôi nghĩ là bác trồng để mang đi bán chợ tết. Nhưng không phải thế mà bác trồng để chưng tết và còn lại thì cho bà con lối xóm mỗi gia đình 2 chậu chưng tết cho vui. Càng trò chuyện với bác, chúng tôi mới thấy được vẻ giản dị, chân chất của người dân miền Tây, ít ai nghĩ một người đã kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo cấp cao của Nhà nước lại bình dị và gần gũi, kính yêu đến thế.

THĂM NHÀ, CHÚC TẾT BÁC TRƯƠNG VĨNH TRỌNG

THĂM NHÀ, CHÚC TẾT BÁC TRƯƠNG VĨNH TRỌNG

— 26 Tháng Năm 2017

Khi trò chuyện với bà con họ Trương, bác tâm sự “Cứ mỗi khi gần tết tôi mua cây giống, mua chậu, mua đất, mua phân bón về tự gieo trồng hàng trăm chậu hoa vạn thọ”. Nghe bác nói trồng hàng trăm chậu hoa vạn thọ, chúng tôi nghĩ là bác trồng để mang đi bán chợ tết. Nhưng không phải thế mà bác trồng để chưng tết và còn lại thì cho bà con lối xóm mỗi gia đình 2 chậu chưng tết cho vui. Càng trò chuyện với bác, chúng tôi mới thấy được vẻ giản dị, chân chất của người dân miền Tây, ít ai nghĩ một người đã kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo cấp cao của Nhà nước lại bình dị và gần gũi, kính yêu đến thế.

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC  TRÊN KIẾN TRÚC NHÀ GỖ TRUYỀN THỐNG

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRÊN KIẾN TRÚC NHÀ GỖ TRUYỀN THỐNG

— 26 Tháng Năm 2017

Nghệ thuật tạo hình dân gian Việt nam đa dạng về phong cách, phong phú về thể loại, giàu có về chất liệu. Từ tranh Đông Hồ, sứ Bát Tràng, đồ đồng Tống Xá, lụa làng Vân, chạm gỗ La xuyên, thổ cẩm Tây bắc, gốm Biên Hòa, điêu khắc Tây nguyên…đều mỗi thứ một vẻ. Tất cả tài năng sáng tạo đa dạng và phong phú ấy đã làm nên bản sắc văn hóa dân gian Việt. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật phong phú và đa dạng ấy nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống là một nghệ thuật tạo hình tài hoa, góp phần làm nên hồn cốt linh thiêng cho những cung vua phủ chúa, những công trình thờ cúng tâm linh như đình, chùa, miếu, phủ. Trải qua dặm dài năm tháng, nghệ thuật chạm khắc gỗ cùng với những công trình ấy còn mang trên mình nhiều ý nghĩa về lịch sử, về khoa học, chính trị, văn hóa, tư tưởng v.v…

NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG VẬN ĐỘNG TIỀN TỶ XÂY CẦU CHO DÂN

NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG VẬN ĐỘNG TIỀN TỶ XÂY CẦU CHO DÂN

— 26 Tháng Năm 2017

Sau khi đi khảo sát và nhận thấy nhiều cây cầu tại khu vực huyện Đức Hoà (Long An) xuống cấp, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã vận động các nhà hảo tâm được 2,3 tỉ đồng để xây dựng 7 cây cầu cho người dân.

TẾT THANH MINH VÀ Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA MỘT PHONG TỤC VĂN HÓA

TẾT THANH MINH VÀ Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA MỘT PHONG TỤC VĂN HÓA

— 26 Tháng Năm 2017

Thanh minh là một tiết trong “nhị thập tứ khí” và được nhiều nước vùng Đông Nam châu Á coi là lễ tết hàng năm. Tiết Thanh minh bất đầu từ ngày 4 tháng 4 cho đến 20 tháng 4 dương lịch hàng năm (Kết thúc tiết thanh minh là kết thúc tiết Xuân phân, bắt đầu sang tiết Cốc vũ)...