Hạnh phúc của người làm khuyến học

20:52 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1082

Người bộ hành không đơn độc
Bước vào “con đường” khuyến học, việc đầu tiên là tôi tìm về quá khứ. Từ những trang sách trong thư viện đã cho tôi hiểu: Khuyến học vốn là một truyền thống rất đẹp từ ngày xưa của dân tộc. Tiếp đó, tôi tìm đến các hương ước từ xưa của các làng xã quê tôi...
Tôi còn nhớ một chiều nắng gắt mùa hè 2003, xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Linh) mời tôi nói về khuyến học. Nhìn hơn 300 người dân quê ngồi giữa sân trong nắng gắt buổi chiều say sưa nghe, tôi hiểu rằng: Lòng dân hôm nay cũng rất mộ khuyến học.
Đặc biệt ấn tượng với tôi là Đại hội Khuyến học tỉnh. Từ lãnh đạo Trung ương Hội, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đến lãnh đạo Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Mặt trận, các Ban ngành, đoàn thể tham dự gần như đầy đủ 100%.
Nhìn 240 đại biểu trong suốt 4 giờ chăm chú, nghiêm túc nghe và bộc lộ thiện chí với công việc khuyến học, tôi hiểu rằng: Thật hạnh phúc khi được làm một công việc trong sự “bảo trợ” đầy tin cậy đó.
Được xã hội trao gửi niềm tin
Ngoài cái TÂM, cái TRÍ, làm khuyến học phải có LỰC. Những người làm khuyến học lại không thể tạo ra tiền bằng bất kỳ giá nào. Người tài trợ có những yêu cầu khắt khe. Đó phải là việc làm cần thiết, đúng đắn; địa chỉ đến không chỉ đúng mà phải trúng; phải đảm bảo không thất thoát dù một xu. Ngoài ra, còn có những yêu cầu khác phải tổ chức hoành tráng, hấp dẫn, phải kết hợp quảng bá...
Mỗi một đồng tiền dù nhiều hay ít, dù tới đâu cũng đều thật quý. Một cháu học sinh nghèo thi đại học không đỗ thấy các bạn “nghèo hơn nhưng giỏi hơn mình” được Hội “tiếp sức đến trường” đã tạm gác nỗi buồn riêng, góp 30.000đ tiếp thêm cho các bạn. Đẹp biết bao khi người bạn trẻ “thấy đèn nhà người khác sáng không tìm cách thổi tắt mà tự khơi bấc đèn nhà mình lên”.
Đầu năm 2006, Hội mở đợt xổ số “Vì sự nghiệp Khuyến học Quảng Trị” đã được toàn dân ủng hộ. Hay chuyện của Tổng Phật tử Chính Tâm - chùa Quán Sứ Hà Nội - một Tổng gồm những chị em đi chùa, hầu hết cuộc sống cũng đang khó khăn vậy mà “tích tiểu thành đại”, tiết kiệm từng lần đi chợ mà đã hỗ trợ Hội hơn 300 triệu đồng.
Rồi một nhà khoa học, vì yêu quê, thiết tha mà từ tiền cá nhân đã hỗ trợ hơn 600 triệu đồng. Tiếp nhận những đồng tiền đó, Hội có thêm lực để khuyến học và thật hạnh phúc khi được tin cậy và trao gửi như thế!

Được chia sẻ và đem lại niềm vui cho người khác

Hiếm có một tỉnh nào bị hậu quả chiến tranh và thiên tai nặng nề như Quảng Trị. Đã vậy lại với một tiềm lực còn quá mỏng. Vì vậy, ngoài những giúp đỡ cụ thể, thiết thực tại cơ sở, Hội đã thực hiện 4 chương trình lớn: Đỡ đầu dài hạn cho 650 cháu học sinh nghèo hiếu học; Tiếp sức đến trường cho sinh viên nghèo; Hỗ trợ tăng thu nhập cho các gia đình nghèo hiếu học và chương trình “Mái ấm khuyến học”.
Mỗi một lần tổ chức “đỡ đầu” hay “tiếp sức”, nhìn lên màn ảnh với các phóng sự truyền hình về gia cảnh các cháu, hàng trăm người đã khóc. Những người làm khuyến học đã nhỏ những giọt nước mắt sẻ chia.
Đó là một người mẹ không còn hai chân, chỉ đi làm hương, mỗi ngày thu nhập 9.000đ nhưng đang nuôi 3 con ăn học. Đó là một người cha thương binh trong cảnh “gà trống nuôi con” với 4 con ăn học. Đó là 2 ông bà đã ngoài 80 tuổi vừa phải nuôi người con gái tâm thần lại phải nuôi 1 cháu ngoại học đại học…
Vì vậy, khi nhìn nụ cười rất tươi của các cháu lên nhận quyết định được đỡ đầu hay được tiếp sức, người làm khuyến học hiểu rằng: mình đã góp phần “xoa dịu nỗi đau”, tiếp thêm niềm tin và ý chí cho họ. Đây là hạnh phúc của người làm khuyến học.
Việc cần và phải làm còn rất nhiều ở phía trước nhưng làm khuyến học cũng là học. Tôi đã học được rằng: Được làm khuyến học là một hạnh phúc khi góp thêm được những việc hữu ích cho đời, cho dù chỉ là “mèo con bắt chuột con” thôi nhưng có lẽ ý nghĩa của đời sống gắn liền với tính hữu ích này và vì vậy thật thanh thản và hạnh phúc khi được làm khuyến học.

Những tin cũ hơn

Hồi ức của Nguyên PCT nước Trương Mỹ Hoa về ngày tháng hào hùng

Hồi ức của Nguyên PCT nước Trương Mỹ Hoa về ngày tháng hào hùng

— 25 Tháng Năm 2017

Trò chuyện với PV Báo GĐXH, bà nói rằng, nạn đói năm Ất Dậu, rồi Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 là những mốc lịch sử trọng đại của dân tộc và cũng vô cùng ý nghĩa đối với cuộc đời của bà sau này.

Trung tá Trương Thị Thanh Trúc - Học Bác điều giản dị và bao dung

Trung tá Trương Thị Thanh Trúc - Học Bác điều giản dị và bao dung

— 25 Tháng Năm 2017

Trung tá Trương Thị Thanh Trúc, người từng có hơn năm năm chăm sóc sức khoẻ cho Bác Hồ (1964-1969) vẫn không cầm được nước mắt khi nhắc những kỷ niệm về Bác. Giọng cô nghèn nghẹn: “Đọc báo thấy quan chức tỉnh này tỉnh nọ xa hoa, phung phí lại ngậm ngùi nhớ đến Bác. Cả một đời Bác sống giản dị, bao dung như thế để nhiều thế hệ học tập...”.

Người nữ thượng tá công an nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam

Người nữ thượng tá công an nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Ở vị trí công tác vừa lãnh đạo, chỉ đạo vừa trực tiếp tham gia chiến đấu, nhiều năm qua, những việc làm thầm lặng của Chị đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Chị là thượng tá Trương Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1957, Trưởng phòng Bảo vệ An ninh nội bộ và Văn hoá tư tưởng - Công an tỉnh Kiên Giang. Là một cán bộ trong ngành an ninh, chị luôn rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng đạo đức theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND. Luôn khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.

Họa sĩ Trương Hán Minh - Ủng hộ người nghèo

Họa sĩ Trương Hán Minh - Ủng hộ người nghèo

— 25 Tháng Năm 2017

Cuộc triển lãm "Tranh thủy mặc của họa sĩ Trương Hán Minh" nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và ủng hộ quỹ "Vì người nghèo" từ 3-7 và kéo dài đến 13-7-2010 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa bế mạc sáng 12-7. Ông Nguyễn Khoa Điềm - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Hà Thị Liên - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, ông Đinh Hồng Vân - nguyên Vụ Trưởng Vụ Dân tộc đã đến dự.

4 chị em nhà giáo họ Trương

4 chị em nhà giáo họ Trương

— 25 Tháng Năm 2017

Nhiều cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM thường nhắc đến tấm gương yêu nghề và đầy nhiệt huyết của bốn chị em nhà họ Trương.