Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, rồi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, ông Trương Công Quyền đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống “vương giả” để đi theo cách mạng. Năm 1946, Giáo sư Trương Công Quyền đã cùng với Giáo sư Hồ Đắc Di thành lập và điều hành trường Đại học Y - Dược ở Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau đó ông còn là Hiệu trưởng trường Dược của Quân đội nhân dân Việt Nam ở chiến khu và tiếp tục tham gia điều hành với cương vị Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y - Dược khi về tiếp quản thủ đô năm 1954. Giáo sư cũng là người dược sĩ đầu tiên cùng với 7 bác sĩ khác như các bác sĩ Hồ Đắc Di, bác sĩ Tôn Thất Tùng... đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong học hàm giáo sư của trường Đại học Y - Dược vào năm 1953
Bên cạnh đó, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng Dược điển Việt Nam, Giáo sư Trương Công Quyền đã cùng một số nhà chuyên môn tổ chức biên soạn và cho xuất bản các tập sách biên soạn khoa học là Dược điển Việt Nam I (tập 1 và 2), Dược điển Việt Nam II (tập 1, 2 và 3), Dược điển Việt Nam III... Đấy là những công trình khoa học quan trọng trong ngành dược Việt Nam , nhằm thống nhất tiêu chuẩn chất lượng của phần lớn các thuốc đang lưu hành ở nước ta, góp phần xây dựng một ngành dược chính quy, hiện đại và tiên tiến. Ông cũng là người đã có công xây dựng một đơn vị nghiên cứu kháng sinh đầu tiên của Việt Nam . Và đến nay, với nhiều mẫu đất đã được phân lập ở khắp các miền của đất nước, nhằm phát hiện các chủng vi sinh vật mới ở những vùng đất bị nhiễm hóa chất độc và bom đạn trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, hy vọng tìm ra những kháng sinh mới ở Việt Nam phục vụ điều trị..
Trong cuốn sách có tựa đề Một cây cổ thụ, xuất bản năm 1993, khi giới thiệu về Giáo sư Trương Công Quyền, Tiến sĩ Nguyên Duy Cương -Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - đã viết ở phần lời nói đầu cuốn sách này như sau: “Cuộc đời Giáo sư - Tiến sĩ Trương Công Quyền quả là một chuỗi ngày cống hiến cho ngành dược Việt Nam, gắn bó với sự nghiệp đi lên của nước ta, trên con đường đấu tranh cho nền độc lập dân tộc và cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội...”. Với những cống hiến lớn lao đó, Giáo sư - Tiến sĩ Trương Công Quyền đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập và đặc biệt là Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996) về khoa học và kỹ thuật.
Ông mất năm 2000
Trương Xuân Lực tổng hợp
Tháng 07/2011
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương), Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII, IX. Ông là người có đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam vào tháng 11 năm 2006.
Ông Trương Vĩnh Trọng, tên thường dùng là Hai Nghĩa, sinh năm 1942, quê xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ông được bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 6-2006, ông được Quốc hội phê chuẩn chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương.
Website Họ Trương Việt nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Chiều nay, ngay sau khi nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đọc tờ trình đề cử ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban bí thư làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016.
Sau khi kết thúc Đại hội họ Trương toàn quốc tại Hà Nội, về lại Đà Nẵng tôi đã gặp Tiến sĩ Trương Đình Hiển và nhà báo Trương Vũ Quỳnh. Một là nhà khoa học hàng đầu về cảng biển Việt Nam; một là nhà báo, đạo diễn trẻ của VTV tại Đà Nẵng. Quỳnh vừa làm một phóng sự về Tiến sĩ Hiển. Tôi tường thuật lại không khí đại hội và tặng cho họ hai tập kỷ yếu đại hội. Ngược lại, anh Hiển đồng ý để sử dụng lời bình trong cuốn phim tư liệu do Quỳnh mới thực hiện để đăng lên trang truongtoc.vn. Nhà khoa học họ Trương nay đã bước sang tuổi 72, nhưng vẫn say sưa, nồng nàn, đăm đắm với những câu chuyện về nghề, về đất nước, về biển…đúng như những gì mà Quỳnh đã viết dưới đây. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (TĐT)