Làng cổ Thiên Xuân với trường lũy di tích quốc gia

00:26 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1979

Làng Thiên Xuân là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân trên lưng chừng núi với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng cổ cách nay khoảng 400-600 năm.Làng cổ Thiên Xuân rộng khoảng 2 cây số vuông, toàn bộ ngôi làng được vây bọc bởi hệ thống thành lũy (không có hào) bằng đá xếp chồng lên nhau rất vững chãi. Mặt thành rộng 1 mét, cao từ 2,5 mét đến 3 mét, chồng đá dạng tổ ong lên.

Dạng thành lũy này có thể sử dụng rất tiện lợi trong chiến đấu và bảo vệ tài sản con người, ngăn chặn sự tấn công xâm nhập của các loài thú rừng hung dữ. Bên trong, mỗi hộ gia đình sở hữu một ô vuông khoảng 200m2, các bậc tam cấp lên xuống dát bằng đá nhẵn rất đẹp mắt.

Bên ngoài lũy đá ngày trước trồng rất nhiều tre gai dày đặc. Tương truyền quanh vùng núi Nứa, núi Dâu dọc thung lũng sông Vệ ngày xưa có nhiều cọp dữ. Hàng ngày người dân xuống đồng, chiều rút về trên núi.

Ông Hồ Trọng Tấn, 85 tuổi, nhận mình là con cháu đời thứ 6 của họ Hồ dòng dõi Hồ Qúy Ly vào đây sinh cơ lập nghiệp. Làng Thiên Xuân có bốn tộc họ Nguyễn, Hồ, Lê, Đoàn là những họ tiền hiền khẩn hoang lập làng.

Có thể sau sự kiện vua Chămpa chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động nhân nhà Minh (giặc Ngô) xâm chiếm Đại Việt, nên những cư dân gốc xứ Thanh Nghệ bị kẹt lại, và họ đã lập làng ở vùng đất bán sơn địa này.

Câu nói “bất ẩn Thiên Xuân khê” còn được đọc là “bất ẩm” vì từng xảy ra đại dịch bệnh do nguồn nước nhiễm độc. Anh Chín, cán bộ xã Hành Tín Tây kể lại chuyện bi thương từng xảy ra trong làng cổ: Hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, tục làng cho phép giết bò làm thịt chiêu đãi các cháu thiếu nhi. Có lần do bất cẩn, lấy đầu đạn ca-nông chụm lại ba quả làm ông Táo bếp. Đạn pháo nổ khiến nhiều người thiệt mạng, nên từ đó làng không tổ chức tục lệ này nữa.

Độc đáo nhất là nước được dẫn về làng bằng dòng suối nhỏ dài hơn cây số, bên dưới được xếp bằng đá cuội, chồng lên nhau ngay ngắn và đẹp mắt tạo ra hệ thống dẫn thủy độc đáo, vừa chống xói lở, vừa “lọc" được tạp chất.

Làng cổ Thiên Xuân còn nhiều bí ẩn cần được trả lời. Trước mắt cùng với thành lũy vừa được công nhận di tích quốc gia, di tích bác sĩ Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ), rừng núi của du kích Ba Tơ, Cổ Lũy Cô Thôn (Sơn Tịnh), làng cổ Thiên Xuân đáng để dừng chân khám phá.

Trường Lũy đã được công nhận di tích quốc gia. Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định dài hơn 127 km, đoạn thuộc tỉnh Quảng Ngãi là 113 km qua 8 huyện: Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Minh Long, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổ và hơn 70 đồn (bảo) còn tương đối nguyên vẹn.

Trường Lũy chạy dài gần hết chân dãy Trường Sơn Đông được xây bằng đất đá xếp chồng lên nhau. Chiều cao trung bình của lũy là 2m, các đồn phần lớn có hình chữ nhật, mỗi cạnh dài từ 25-30m, tường cao 4m.

Năm 2005, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ cùng Viện Khảo cổ học đã phát hiện và chính thức bắt tay vào khai quật, nghiên cứu Trường Lũy Quảng Ngãi. Sau 5 năm miệt mài nghiên cứu, đến tháng 4/2010 các nhà khảo cổ chính thức công bố kết quả nghiên cứu của mình. Theo đánh giá của các nhà khoa học, đây không chỉ là công trình không chỉ với mục đích phòng vệ quân sự, mà còn là con đường giao thương giữa miền xuôi và miền ngược, giữa vùng núi - đồng bằng và miền biển.

Trường Luỹ được xây dựng từ trước thế kỷ XVII-XIX, có chiều dài 127,4km (riêng địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là 113km) kéo dài từ huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (tỉnh Bình Định). Trường Lũy đi qua địa phận 10 huyện của Quảng Ngãi và 2 huyện thuộc Bình Định, chạy dọc theo dãy Trường Sơn. Hiện nay, trên dọc lũy vẫn còn những đoạn lũy khá nguyên vẹn. Dọc lũy, thời triều Nguyễn có hệ thống bảo (đồn bảo vệ) mà qua tài liệu có đến 115 bảo.

Ngày 8/5/2011, tại xã Hành Tín Đông (huyện Nghĩa Hành), UBND tỉnh Quảng Ngãi long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích Trường Lũy Quảng Ngãi.

Theo nghiên cứu và khảo sát, Trường Lũy có độ cao trung bình là 2m, đáy trung bình 4m, bề mặt trung bình 1m. Đây là công trình kiến trúc dài nhất Đông Nam Á, đa dạng về chất liệu và cấu trúc độc đáo.

Với giá trị văn hóa, lịch sử và tiềm năng khai thác du lịch, vừa qua ngày 9/3/2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận Trường Lũy Quảng Ngãi xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Phát biểu tại buổi lễ đón nhận, ông Nguyễn Xuân Huế - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - cho biết: “Giá trị to lớn của Trường Lũy Quảng Ngãi đã phần nào khẳng định sự phong phú về di tích văn hóa ở Quảng Ngãi. Đặc biệt, thông qua di tích Trường Lũy, Quảng Ngãi sẽ xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo nhằm khai thác và phát triển du lịch”.

 

Những tin cũ hơn

Gia phả - Phả hệ Họ Trương trực tuyến

Gia phả - Phả hệ Họ Trương trực tuyến

— 22 Tháng Năm 2017

Mồ mả tổ tiên, Nhà thờ Họ và Gia phả từ xưa đến nay luôn được các họ tộc coi trọng. Cây có gốc, suối có nguồn, con người có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Việc thờ cúng tổ tiên và chăm lo mồ mả ông bà vừa là đạo, vừa là hiếu vừa là trách nhiệm của các thành viên dòng họ. Mỗi dòng họ, ngoài việc chăm lo mồ mả, thờ cúng tổ tiên thì việc ghi chép lại tên tuổi, thân thế, sự nghiệp và công đức của tiền nhân để lưu lại, giúp con cháu đời sau hiểu hơn về nguồn gốc tổ tông của mình.

Kiến trúc làng Việt Nam

Kiến trúc làng Việt Nam

— 22 Tháng Năm 2017

Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng quán quê hương. Hình ảnh làng quê Việt Nam có luỹ tre xanh, có mái nhà tranh, có người cày cấy đã trở nên rất thân thuộc trong tâm hồn người Việt Nam...

Góc quê

Góc quê

— 22 Tháng Năm 2017

Đôi lúc sự hoành tráng không đe doạ được cái “tôi” cô đơn, cái “tôi” vằng vặc, cái “tôi” trống rỗng. Hoành tráng, đôi lúc làm ta tuyệt vọng, đôi lúc làm ta ghét bỏ, xa lạ. Nó cao và to quá so với cái “tôi” bản thể nhỏ nhoi.

Ký ức làng quê

Ký ức làng quê

— 22 Tháng Năm 2017

Làng tôi có một nghề nổi tiếng: nghề chẻ tre đan cót. Mỗi năm theo ước tính của nhiều người cũng đã có đến cả vài triệu mét cót và đủ loại vật dụng đan từ nan tre bán ra thị trường. Đó là nguồn thu nhập đáng kể bên cạnh việc làm ruộng.Vài năm trở lại đây, nghề đan tre suy vi hẳn, cả làng như mất đi sinh khí...

Tên làng, theo mãi đời ta...

Tên làng, theo mãi đời ta...

— 22 Tháng Năm 2017

Đến cuối năm 2009, huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã cắm thêm 39 bảng tên làng tại các xã vùng cao như xã Dang, Tr’hy, Axan, Ch’um, Gary...Như vậy tất cả 70 làng người dân tộc Cơtu trong toàn huyện đã có tên viết bằng cả ba thứ tiếng (Anh, Việt và tiếng bản địa) trên nền các hình vẽ cách điệu ngôi nhà Gươl truyền thống với kinh phí khoảng 150 triệu đồng...Đây là một tin báo chí thuộc loại khá hay trong lĩnh vực văn hóa và nhờ đó, “điểm đến” Tây Giang cũng như những ngôi làng heo hút của huyện này sẽ được nhiều người biết đến. Đây cũng còn là một ví dụ sinh động của “toàn cầu hóa” mà nhà báo Mỹ Thomas Friedman đã viết trong tác phẩm nổi tiếng “Chiếc Lexus và cây Ô-liu” cách đây không lâu!