Gương người xưa: Cuộc đời thanh bạch của Trương Tri Bạch

23:54 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2932

Trương Tri Bạch lúc bình thường sống rất thanh bạch và cần kiệm. Khi ông lên làm Tể Tướng, cuộc sống cũng giản dị, chất phác giống như những người dân bình thường. Tuy vậy tự  bản thân ông cũng cảm thấy vui vẻ và rất đầy đủ. Có người khuyên ông nên thay đổi cuộc sống cho hợp với chức vụ để khỏi bị xem là giả dối bề ngoài.  Người thân cận ông cũng nói : “Lương bổng của ngài rất cao, nhưng cuộc sống của ngài lại rất thanh bạch và cần kiệm.  Tại sao lại phải như vậy chứ?”

Trương Tri Bạch trả lời: “Người ta nói rằng ‘sống thanh bạch, đạm bạc thì sự vui vẻ được lâu dài hơn’. Với lương bổng của ta, ta có thể chu cấp cho cả gia đình được ăn ngon, mặc đẹp một cách dễ dàng.  Nhưng ta thử nhìn qua sự thường tình của con người, từ cuộc sống cần kiệm đổi qua cuộc sống xa hoa thì rất dễ,  nhưng từ lối sống giàu có mà đi trở lại lối sống giản dị, đạm bạc thì rất khó.  Lương bổng của ta hôm nay có thể giữ được mãi mãi chăng?  Thân thể của ta có thể giữ mãi như thế này chăng? Nếu người nhà quen thói sống xa xỉ, một khi lương bổng của ta hết rồi, làm thế nào họ có thể lập tức hòa đồng với đời sống thanh đạm chứ?  Giả sử  ta có còn giữ chức vị hay không, còn sống hay không, thì cuộc sống của người nhà ta cũng không khác biệt, họ vẫn theo nếp sống bây giờ”.  Người ta nghe xong đều bội phục kiến thức sâu rộng và tầm nhìn xa của ông.

Sau này, khi Trương Tri Bạch lâm bệnh nặng, vua Tống Nhân Tông đến nhà thăm viếng.  Phu nhân của ông mặc áo vải, rất giản dị ra bái kiến nhà vua và mời vua Tống vào nhà ngồi. Tống Nhân Tông bước vào trong, nhìn qua thấy rèm cửa sổ và chăn màn trong phòng đã cũ rách,  nhà vua thở dài, rồi khen ngợi tính tình Trương Tri Bạch một lúc lâu.  Ngay sau đó vua Tống ra lệnh cho người hầu lập tức đem những đồ dùng mới tới thưởng nhà họ Trương.

Về sau, những ai tôn sùng những người đạo đức trong sạch, thường lấy Trương Tri Bạch làm gương mẫu.

Những tin cũ hơn

Việc thờ cúng tổ tiên và vấn đề giáo dục gia đình

Việc thờ cúng tổ tiên và vấn đề giáo dục gia đình

— 25 Tháng Năm 2017

Thờ cúng tổ tiên là nghi thức tâm linh thể hiện quan niệm của con người về thế giới, theo đó, có một thế giới khác sau khi con người chấm dứt tồn tại thể xác. Thế giới đó có mối quan hệ gắn kết với thế giới hiện thực trong quan hệ hai chiều: con người ở thế giới hiện thực thể hiện tình cảm với người đã khuất và những người đã khuất có ảnh hưởng nhất định đến thế giới hiện tại. Một trong những ảnh hưởng có thể kiểm chứng ngay của những người đã khuất đến thế giới hiện tại là góp phần điều chỉnh, giáo dục con người thông qua hành vi thờ tự. Thờ cúng tổ tiên là nghi thức mang hiệu quả đặc biệt trong việc giáo dục chữ Hiếu, chữ Nhân, chữ Lễ, chữ Tâm là những phẩm chất cần thiết nhất để con người có thể được xem là hoàn thiện trong nhân cách.

Gia phả - Phả hệ Họ Trương trực tuyến

Gia phả - Phả hệ Họ Trương trực tuyến

— 25 Tháng Năm 2017

Mồ mả tổ tiên, Nhà thờ Họ và Gia phả từ xưa đến nay luôn được các họ tộc coi trọng. Cây có gốc, suối có nguồn, con người có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Việc thờ cúng tổ tiên và chăm lo mồ mả ông bà vừa là đạo, vừa là hiếu vừa là trách nhiệm của các thành viên dòng họ. Mỗi dòng họ, ngoài việc chăm lo mồ mả, thờ cúng tổ tiên thì việc ghi chép lại tên tuổi, thân thế, sự nghiệp và công đức của tiền nhân để lưu lại, giúp con cháu đời sau hiểu hơn về nguồn gốc tổ tông của mình.

Cây đa - biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam

Cây đa - biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.

Làng cổ Thiên Xuân với trường lũy di tích quốc gia

Làng cổ Thiên Xuân với trường lũy di tích quốc gia

— 25 Tháng Năm 2017

Dưới chân núi Nứa, thuộc thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, cách TP Quảng Ngãi 45 km về hướng Tây còn lưu lại dấu tích một ngôi làng cổ của người Việt xưa rất độc đáo và dãy trường thành bằng đá nối các dãy núi liền nhau.

Nhật ký ở làng (kỳ 2) - Sự thách đố của người xưa

Nhật ký ở làng (kỳ 2) - Sự thách đố của người xưa

— 25 Tháng Năm 2017

Xưa, làng tôi tên Kim Quất, đến thời chúa Nguyễn đổi thành Thanh Quất, là một trong 66 làng thuộc phủ Điện Bàn (theo Ô châu cận lục). Các bậc tiền hiền từ các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng vào khai cư lập nghiệp ở đây đến nay đã hơn 5 thế kỷ. Làng có 4 xóm - gọi là “tứ ấp” - với 12 xứ đất gồm: Lệ Thủy, Bắc Bằng, Bàu Đưng, Thanh Luy Tiền, Thanh Luy Trung, Thanh Luy Hậu, Mụ Đội, Bàu Nhơn, Minh Thượng, Trà Cổ, Thạch Não Nội và Thạch Não Ngoại. Lại có các xứ đồng chuyên trồng trọt, các xứ đất gò làm nghĩa trang cho người quá vãng như Gò Dang, Gò Nơm, Gò Tử, Gò Huề, Vạt Cháy, Gò Phật, Gò Lao, Gò Sành, Vườn Huê, Vườn Chỉnh, Vườn Chàm. Liên quan đến xứ đất, xứ đồng là những câu chuyện “dở khóc dở cười” của dân làng trong quá trình truy tìm mộ ông bà, tổ tiên.