Cây đa - biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam

23:54 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 5397

Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người. 

Trăm năm dầu lỗi hẹn hò 
Cây đa bến cũ con đò khác đưa. 
Cây đa cũ, bến đò xưa 
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ

Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ. 

Không tiền ngồi gốc cây đa 
Có tiền thì hãy lân la vào hàng 

Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái: 

Em đang dệt vải quay tơ 
Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà 
Hẹn giờ ra gốc cây đa 
Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao. 


Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu: 

"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề" 

Hay: 

"Cây thị có ma, cây đa có thần" 

Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng. 

Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong văn học dân gian, văn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. 

Những tin cũ hơn

Làng cổ Thiên Xuân với trường lũy di tích quốc gia

Làng cổ Thiên Xuân với trường lũy di tích quốc gia

— 25 Tháng Năm 2017

Dưới chân núi Nứa, thuộc thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, cách TP Quảng Ngãi 45 km về hướng Tây còn lưu lại dấu tích một ngôi làng cổ của người Việt xưa rất độc đáo và dãy trường thành bằng đá nối các dãy núi liền nhau.

Nhật ký ở làng (kỳ 2) - Sự thách đố của người xưa

Nhật ký ở làng (kỳ 2) - Sự thách đố của người xưa

— 25 Tháng Năm 2017

Xưa, làng tôi tên Kim Quất, đến thời chúa Nguyễn đổi thành Thanh Quất, là một trong 66 làng thuộc phủ Điện Bàn (theo Ô châu cận lục). Các bậc tiền hiền từ các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng vào khai cư lập nghiệp ở đây đến nay đã hơn 5 thế kỷ. Làng có 4 xóm - gọi là “tứ ấp” - với 12 xứ đất gồm: Lệ Thủy, Bắc Bằng, Bàu Đưng, Thanh Luy Tiền, Thanh Luy Trung, Thanh Luy Hậu, Mụ Đội, Bàu Nhơn, Minh Thượng, Trà Cổ, Thạch Não Nội và Thạch Não Ngoại. Lại có các xứ đồng chuyên trồng trọt, các xứ đất gò làm nghĩa trang cho người quá vãng như Gò Dang, Gò Nơm, Gò Tử, Gò Huề, Vạt Cháy, Gò Phật, Gò Lao, Gò Sành, Vườn Huê, Vườn Chỉnh, Vườn Chàm. Liên quan đến xứ đất, xứ đồng là những câu chuyện “dở khóc dở cười” của dân làng trong quá trình truy tìm mộ ông bà, tổ tiên.

Nhật ký ở làng (kỳ 1) - Về làng

Nhật ký ở làng (kỳ 1) - Về làng

— 25 Tháng Năm 2017

Tốc độ đô thị hóa, cuộc sống công nghiệp phát triển, con người trở nên căng thẳng và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Vì vậy, nhiều người ở thành phố bây giờ thèm khát một ngày về lại nông thôn để tìm sự cân bằng. Nông thôn - nơi lưu giữ nhiều nếp văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước những thách đố đô thị hóa và rơi vào lãng quên...

Nhớ làng *

Nhớ làng *

— 25 Tháng Năm 2017

Những chùm hoa chim chim nở tím sân đình đẫm màu rêu cũ, ngôi trường nhỏ như tổ chim, miếng bánh đúc ngọt bùi phiên chợ, mùi áo mới tuổi nhỏ, con gà đất trên tay của đứa bạn 13 tuổi bị địch bắn đầu làng, cái lận đận của người cha một thời “đi ở”, nồi bánh tét và những chiếc bánh ú canh chờ sáng đêm ba mươi…là những hình ảnh đằm sâu trong ký ức về ngôi làng chưa hề phai nhạt của Trương Điện Thắng.

Cây di sản làng Dương Xuân Hạ, Thủy Xuân, thành phố Huế

Cây di sản làng Dương Xuân Hạ, Thủy Xuân, thành phố Huế

— 25 Tháng Năm 2017

Ngoài vẻ đẹp, cây cổ thụ mang trong nó lịch sử - văn hóa một vùng đất hay dòng họ. Có những cây thực sự là tài sản quý giá của quốc gia nhưng ít được biết đến.