Đồng tộc Trương và những suy nghĩ về việc kết nối đồng tộc

00:23 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1782

Họ Trương là một tên Họ có từ rất lâu đời, trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc, rất nhiều người Họ Trương đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam thân yêu đã được sử sách ghi nhận. Ngày nay, những người Họ Trương, Những chi, dòng họ Trương có mặt ở hầu hết các tỉnh thành của Việt nam và cả ở nước ngoài. Tuy nhiên có lẽ thẳm sâu trong tâm tưởng của những người mang Họ Trương đều canh cánh nhiều câu hỏi về dòng Họ Mình đang mang tên:
- Nguyên tổ của Họ Trương là ai? Các Họ Trương ở Việt nam có quan hệ như thế nào về nguồn gốc, huyết thống?
- Có bao nhiêu 'dòng" Họ Trương, bao nhiêu người đang mang Họ Trương? Những người Họ Trương nào đã có những đóng góp gì cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
- Những người Họ Trương ngày nay làm gì để bảo tồn và phát triển văn hoá dòng họ để giữ gìn cho con cháu đời sau?
....
"Cây có cội, suối có nguồn, con người có tổ tiên, tông tộc", Trải qua nhiều thời gian với những biến cố, thăng trầm của lịch sử, và với nhiều lý do khác nhau, những người con của dòng tộc rời quê hương đến vùng đất mới lập nghiệp, cháu chắt của những người con này cũng vì nhiều lý do để mất mát các thông tin liên hệ về nguồn gốc dòng Họ. Hàng chục năm nay, nhiều người con của nhiều dòng họ đã âm thầm lặng lẽ tìm về với cội nguồn cho dòng tộc. Nhiều dòng họ đã kết nối được phả hệ chắp nối được cội nguồn dòng tộc nhưng cũng còn không ít dòng họ đang mang trong mình nhiều day dứt về cội nguồn dòng tộc của mình. Biết đâu đó trong những trang gia phả còn để trống của dòng họ này lại là một bộ gia phả đầy đủ hơn, chi tiết hơn về một chi họ khác ở một vùng địa lý khác. Biết đâu đó những người cùng mang Họ Trương ngày nay có cùng một nguồn gốc dòng họ từ xa xưa, có thể ..., có nhiều cái có thể lắm chứ.

Họ Trương cũng vậy, có lẽ mọi người cũng đã xem nhiều thông tin về các Họ trên trang web này và không khỏi xúc động khi biết được tin một số chi họ đã kết nối thành công với nguồn cội của mình.

Những tin cũ hơn

Nhật ký ở làng(kỳ 4) - Lấy máu mình gìn giữ gia phong

Nhật ký ở làng(kỳ 4) - Lấy máu mình gìn giữ gia phong

— 22 Tháng Năm 2017

Làng Thanh Quýt (xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn) có không ít những câu chuyện về những người đã âm thầm bảo vệ hương án thờ ông bà tổ tiên, giữ cho đến chết những bảng phả hệ, những sắc phong của dòng tộc giữa binh biến và ly tán. Có người đã ngã xuống để giữ gìn đến cùng những vật gia bảo ấy. Cháu con các tộc họ nhìn những tấm gương đó mà không ngừng phấn đấu quên mình để làm rạng rỡ gia phong, làng xóm.

Nhật ký ở làng(kỳ 3) - Những câu chuyện dòng tộc

Nhật ký ở làng(kỳ 3) - Những câu chuyện dòng tộc

— 22 Tháng Năm 2017

Từ xưa, trong văn hóa làng xã, việc lập gia phả đối với các tộc họ là rất quan trọng. Trong sự phát triển của dòng tộc, mỗi “tộc” chia ra thành nhiều “phái”, mỗi phái có nhiều “chi”, dưới chi là các “phân chi”, sau phân chi là các “hệ” (thường được gọi là các “đầu ông”). Gia phả tộc sau đó được phân chia thành “phả hệ” các phái - chi - phân chi - hệ phả do các trưởng nam phụng thờ, gìn giữ rất cẩn thận. Các phả hệ thường được viết trên giấy dó, có nơi viết trên lụa tốt, cuộn tròn đặt trong các ống tre, ống đồng và để ở nơi trang trọng nhất trên gian thờ chính. Chỉ những ngày giỗ chạp, ngày tết, cháu con tề tựu, tộc trưởng hoặc trưởng nam dựng lễ vật, thắp nhang khấn ông bà tiên tổ xin “thỉnh khai gia phả” thì mới được lấy xuống. Thỉnh mở phả hệ thường là để phổ biến cho con cháu, viết bổ sung các đời lớp tiếp sau hoặc thêm vào các sự kiện, biến cố trong tộc, phái. Vì vậy, tộc phả hay “phả hệ” cũng chính là bộ sử của gia đình, dòng họ, là văn bản hết sức quan trọng, thiêng liêng của mỗi dòng tộc. Xung quanh vấn đề dòng tộc, làng tôi có khá nhiều chuyện.

Nhật ký ở làng (kỳ 2) - Sự thách đố của người xưa

Nhật ký ở làng (kỳ 2) - Sự thách đố của người xưa

— 22 Tháng Năm 2017

Xưa, làng tôi tên Kim Quất, đến thời chúa Nguyễn đổi thành Thanh Quất, là một trong 66 làng thuộc phủ Điện Bàn (theo Ô châu cận lục). Các bậc tiền hiền từ các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng vào khai cư lập nghiệp ở đây đến nay đã hơn 5 thế kỷ. Làng có 4 xóm - gọi là “tứ ấp” - với 12 xứ đất gồm: Lệ Thủy, Bắc Bằng, Bàu Đưng, Thanh Luy Tiền, Thanh Luy Trung, Thanh Luy Hậu, Mụ Đội, Bàu Nhơn, Minh Thượng, Trà Cổ, Thạch Não Nội và Thạch Não Ngoại. Lại có các xứ đồng chuyên trồng trọt, các xứ đất gò làm nghĩa trang cho người quá vãng như Gò Dang, Gò Nơm, Gò Tử, Gò Huề, Vạt Cháy, Gò Phật, Gò Lao, Gò Sành, Vườn Huê, Vườn Chỉnh, Vườn Chàm. Liên quan đến xứ đất, xứ đồng là những câu chuyện “dở khóc dở cười” của dân làng trong quá trình truy tìm mộ ông bà, tổ tiên.

Nhật ký ở làng (kỳ 1) - Về làng

Nhật ký ở làng (kỳ 1) - Về làng

— 22 Tháng Năm 2017

Tốc độ đô thị hóa, cuộc sống công nghiệp phát triển, con người trở nên căng thẳng và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Vì vậy, nhiều người ở thành phố bây giờ thèm khát một ngày về lại nông thôn để tìm sự cân bằng. Nông thôn - nơi lưu giữ nhiều nếp văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước những thách đố đô thị hóa và rơi vào lãng quên...

Ông Trương Phi Đức bảo vệ Luận án Tiến sỹ về Mỹ thuật

Ông Trương Phi Đức bảo vệ Luận án Tiến sỹ về Mỹ thuật

— 22 Tháng Năm 2017

Chiều Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2013,Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước cho NCS. Trương Phi Đức