Nhật ký ở làng (kỳ 2) - Sự thách đố của người xưa

00:22 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 3017

Trong đời sống tâm linh, thất lạc mồ mả tổ tiên đã trở thành nỗi dằn vặt trong nhiều người. Và tôi nhiều lần trở về làng cũng không nằm ngoài chuyện đi tìm mộ tổ ở xứ đất mang tên Gò Huề.

Nằm ở phía tây nam của làng, vùng đất có địa thế khá cao này được chọn làm nghĩa trang từ mấy thế kỷ trước. Bao nhiêu thế hệ đi trước của nhiều tộc họ khác nhau trong làng do chìm đắm trong nghèo đói và những cuộc chiến tranh dai dẳng nối tiếp nhau nên đã tạo ra một tình thế khó xử cho đời sau: mồ mả ông bà bị thất lạc. Ngày trước, mộ phần đa số chỉ là nấm đất không có bia mộ; ngôi mộ nào có bia thì là bia viết bằng chữ Hán, bị đạn bom làm cho không còn nguyên vẹn. Có ngôi mộ vị trí chỉ còn lại trong trí nhớ của người lớn tuổi đã tạo ra sự tranh giành của gia đình, tộc họ khác. Khắp nghĩa trang Gò Huề có hàng trăm ngôi mộ đất - không bia hoặc có bia nhưng không còn nhận ra tự dạng - từ lâu chẳng được chăm sóc, hương khói. Thi thoảng vào ngày giỗ âm linh (20 tháng chạp hằng năm), người trong làng huy động nhau giẫy mả âm linh, nhưng thường là qua quýt.

Đi tìm mộ tổ tiên trước hết phải giở lại gia phả, tông đồ để nắm rõ tên tuổi, thế hệ của người quá cố để biết được nơi yên nghỉ của họ. Nhưng trong nhiều trường hợp, những ghi chép đại khái và đôi khi sử dụng thủ pháp “chơi chữ” để tránh nhắc đến tên tục của tiền nhân hoặc tránh phạm húy của người xưa cũng khiến đời sau “bó tay”. Chẳng hạn, một vị họ Trương thuộc Phái Nhất, Chi Nhất qua đời cách đây hơn 200 năm, bia mộ khắc “Việt Nam, Thanh Luy xứ, Trương Quý công tự viết Tửu Doanh chi mộ”; bên trái bia ghi “Trương tộc, phái... chi... phụng lập”; bên phải ghi “Ất Tỵ niên đông”. Bia không ghi rõ đời thứ mấy, Thanh Luy Tiền hay Thanh Luy Hậu! Con cháu Chi Nhất ngày nay lên tới hàng trăm hộ và không rõ vị tổ có tên tự Tửu Doanh là ai, vì trong các vị tiền bối của họ chẳng có ai tên đó. Hằng năm đi tảo mộ, con cháu trong tộc cũng chỉ được những người lớn tuổi bảo “Đó là ông (hoặc bà) trong tộc mình!” làm thông tin cơ bản và duy nhất.

Rốt cuộc, bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu số phận tiền nhân đã bị phiêu dạt ngay trên đất làng mình. Bao nhiêu cháu con luôn hướng về tổ tiên đành ngậm ngùi tiếc nhớ. Chính cách viết văn bia bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm của ông bà cũng là nguyên nhân khiến con cháu đau đầu trong tìm kiếm. Sau đây là vài ví dụ về chuyện tìm mộ ông bà, tổ tiên ở làng:

Có gia đình tộc Nguyễn, dù có người đọc được chữ Nho, chữ Nôm nhưng vẫn không biết đâu là nơi yên nghỉ của tiền nhân. Đó là trường hợp của cụ tổ đời thứ 8 - sống cách đây 200 năm. Tuy đã rõ tên tuổi trong tông đồ, nhưng gia phả ghi “Mộ táng Viên Ba xứ, thạch bi” - được hiểu là mộ chôn tại xứ đất Viên Ba đã lập bia đá. Nhưng kiểm lại, trong 12 xứ đất của làng và các làng lân cận vẫn không ai tìm thấy xứ Viên Ba ở đâu. Sau nhiều năm tìm kiếm rồi suy luận, con cháu có người đã luận rằng Viên là vườn, Ba là bông hay hoa. Nhưng trong làng cũng không thấy đâu là vườn hoa, vườn bông mà chỉ có... Vườn Huê. Đến tìm, té ra mộ cụ tổ quả thật ở Vườn Huê, có bia đá và tên tuổi cụ thể.

Một mộ tổ khác cũng cách đâu 150 năm, gia phả ghi “Mộ táng Đảnh Chí sở thạch bi”. Theo cách suy luận trên, con cháu hiểu ra “đảnh” hay “đỉnh” có nghĩa là cái “vạc”, đọc lên đồng âm với “vạt”; trong chữ “chí” lại có bộ “hỏa”, dính líu đến việc “cháy” của lửa. Nhờ vậy, con cháu đã đến Vạt Cháy và tìm được mộ.

Những câu chuyện trên là cái khổ khi tìm nơi an táng. Còn tìm theo tên tuổi ghi trên gia phả hoặc bia mộ cũng là một cái khổ đối với lớp cháu con đời sau. Có trường hợp gia phả ghi “Tằng tổ tỉ P.T. Quý Nương hiệu Nam Trân” nhưng trong dòng họ ấy không có ai tên là Nam Trân. Con cháu bèn mời một cụ thâm nho đến kiến giải. Vị thâm nho ấy đã liên tưởng đến giai thoại về quả lòn bon của xứ Quảng (Nam Trân quả), nhờ vậy con cháu đã tìm được mộ bà. Hóa ra cụ tổ tỉ này tên thật là L. (tên bộ phận sinh dục nữ), vì khó nuôi nên mới được đặt tên như thế; gia phả ghi là Nam Trân để tránh chữ.

Hoặc có một mộ phần bia mộ ghi “Nguyễn Quý công, tự viết Minh Linh chi mộ”. “Minh Linh” trong Hán tự nghĩa là con tò vò. Thành ra suốt nhiều năm, con cháu không ai có thể xác định được đó là bia mộ của người nào trong tộc. Sau có người giảng giải theo một câu chuyện sai lầm trong cách nghĩ của người xưa rằng con tò vò khi làm tổ thường tha những con sâu non về, chích nọc vào sâu để sâu hóa thành tò vò con. Như vậy sâu là con nuôi của tò vò. Từ suy luận đó, cháu con lật gia phả thì quả trong dòng tộc có người tên Nuôi và là con nuôi của một gia đình trong làng. Nhờ đó, mộ ông được cháu con tu sửa tôn tạo khang trang.

Những dẫn dụ trên cho thấy cách chơi chữ của người xưa trên văn bia và trong gia phả đều là những thách đố không dễ vượt của đối với thế hệ con cháu hôm nay.

Nhật ký về làng (kỳ 1)

 

Theo Trương Điện Thắng

http://baoquangnam.com.vn

Những tin cũ hơn

Nhật ký ở làng (kỳ 1) - Về làng

Nhật ký ở làng (kỳ 1) - Về làng

— 22 Tháng Năm 2017

Tốc độ đô thị hóa, cuộc sống công nghiệp phát triển, con người trở nên căng thẳng và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Vì vậy, nhiều người ở thành phố bây giờ thèm khát một ngày về lại nông thôn để tìm sự cân bằng. Nông thôn - nơi lưu giữ nhiều nếp văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước những thách đố đô thị hóa và rơi vào lãng quên...

Ông Trương Phi Đức bảo vệ Luận án Tiến sỹ về Mỹ thuật

Ông Trương Phi Đức bảo vệ Luận án Tiến sỹ về Mỹ thuật

— 22 Tháng Năm 2017

Chiều Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2013,Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước cho NCS. Trương Phi Đức

Nén hương tưởng niệm ông Trương Trọng Khem- trưởng tộc Họ Trương Văn xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nén hương tưởng niệm ông Trương Trọng Khem- trưởng tộc Họ Trương Văn xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

— 22 Tháng Năm 2017

Nhà nghiên cứu lão thành Trương Quang Phúc – Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Quảng Bình gọi di động báo cho Ban văn kiện Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời biết tin: ông Trương Trọng Khem – trưởng tộc họ Trương Văn xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch đã tạ thế vào sáng ngày 14 tháng 11 năm Nhâm Thìn (tức ngày 26/12/2012), hưởng thọ 76 tuổi.

Người Họ Trương tiên phong 2012

Người Họ Trương tiên phong 2012

— 22 Tháng Năm 2017

Tối 17/11, lễ tôn vinh 50 cá nhân có thành tựu nổi bật, thể hiện tính sáng tạo trong 5 lĩnh vực: Kinh doanh, Xã hội, Nghệ thuật, Thể thao và Khoa học Công nghệ đã được tổ chức tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Họ là những doanh nhân, vận động viên, nhà thiết kế, nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu… có thành tựu nổi bật, tạo ra sự đột phá hoặc thay đổi mang tính cách mạng trong các lĩnh vực Kinh doanh, Nghệ thuật, Xã hội, Thể thao và Khoa học - Công nghệ, trong đó có 2 người họ Trương.

Trương Cao Sơn, người chinh phục mâm cơm người Việt!

Trương Cao Sơn, người chinh phục mâm cơm người Việt!

— 22 Tháng Năm 2017

Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm sạch 3 F thành lập năm 2007, địa chỉ; Số 48 Phố Quan Nhân, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Là công ty hàng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm sạch như: Trứng gà Ai Cập, các sản phẩm về gà...Các sảnphẩm của công ty đã có mặt ở rất nhiều các tỉnh trong cả nước. Với nhu cầu phát triển ngày càng cao của người tiêu dùng, công ty đã phát triển thêm nhiều hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm, nhà hàng. Nhưng để thành công, công ty lại chú trọng yếu tố con người. Thương hiệu thực phẩm sạch gia đình, mang tên "3F" (Family Fresh Food) đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.