Cảm phục trước hai chị em mồ côi vẫn học giỏi toàn diện

00:52 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1594
          Ông Trương Hữu Thắng - Doanh nhân họ Trương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Ốc đảo - thành viên Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời, trong nhiều năm qua ông luôn thể hiện nghĩa cử giúp đỡ các cháu học sinh nghèo hiếu học, nhằm chắp cánh ước mơ cho thế hệ tương lai của đất nước, nghĩa cử cao đẹp của ông thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái không chỉ giúp đỡ con cháu hiếu học có hoàn cảnh khó khăn trong dòng họ mà còn giúp đỡ các cháu trong cả nước. Khi biết thông tin về hoàn cảnh hai chị em Trương Thị Lệ Thu  và Trương Thị Bích Hà, ông có nguyện vọng giúp đỡ hai cháu, để hai cháu có điều kiện được tiếp tục theo học trong những năm tháng tuổi thơ của mình. Nhân đây ông cũng kêu gọi bà con, anh chị em, các doanh nhân họ Trương với tấm lòng tương thân tương ái cùng chung tay giúp đỡ hai em Trương Thị Lệ Thu  và Trương Thị Bích Hà, đồng thời ông cũng mong muốn bà con, anh chị em, con cháu họ Trương, các doanh nhân họ Trương thành lập một quỹ tình nghĩa của dòng họ để giúp đỡ các con cháu trong dòng họ có tinh thần hiếu học nhưng có hoàn cảnh khó khăn.
          Hai chị em Trương Thị Lệ Thu  và Trương Thị Bích Hà ở tại thôn Đông Điền (xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, Bình Định), căn nhà sập xệ chưa đầy 20m2, mái tôn, không điện đài, không bàn ghế chỉ duy nhất có chiếc giường tre, 2 chiếc đèn dầu, một chiếc xe đạp cũ là phương tiện để hai chị em đi học và đi chở nước thuê bán kiếm thêm thu nhập. Nhìn cảnh hai chị em Thu và Hà ngồi bệt xuống nền nhà học bài trông mới thật thương tâm.
 
Không có điện, không có bàn ghế để học, nhưng hai chị em vẫn vượt khó học giỏi
 
          Mẹ em chị Trần Thị Ba, bị bệnh ung thư máu nên đã qua đời năm 2007. Cha là Trương Văn Bảy đã bỏ nhà đi biệt xứ ngay sau khi mẹ của hai em mất không lâu. Giọt nước mắt lưng tròng người chị kể: “Mẹ em mất vì bệnh ung thư máu, không lâu sau bố cũng bỏ chúng em đi biệt tích. Ngày đó bố bảo với em ở nhà trông em để bố đi làm kiếm tiền kể từ ngày đó đến nay đã 5 năm rồi vẫn biệt vô âm tín…”.
          Từ ngày mẹ mất, bố bỏ đi hai chị em sống côi cút trong căn nhà rách nát tự đùm bọc nhau mà sống. Thương cảnh hai chị em lâu lâu hàng xóm góp gạo giúp đỡ, người thì có quần áo cũ đem cho nhưng chủ yếu vẫn là nghị lực vượt khó của chị em.
Để có cơm ăn, áo mặc, tiền mua sách bút tới trường, hàng ngày ngoài thời gian đến trường hai chỉ em phải đi khắp làng trên xóm dưới xin làm thuê. Từ đi làm cỏ, bón phân thuê đến việc đạp xe cả vài km lấy nước sạch bán cho người dân trong vùng. Rồi đi nhặt cá thuê ở bến cá sau mỗi chuyến ghe tàu về bến vừa kiếm tiền lại vừa lấy làm nguồn thức ăn chính.
 
Bữa cơm của 2 chị em Thu và Hà chuẩn bị chỉ có muối trắng và nước mắm
 
          Người em Hà chia sẻ: “Tụi em còn nhỏ chẳng thể làm được việc nặng nên xin làm cỏ lúa, bón phân thuê tuy tiền ít nhưng công việc không nặng nhọc lắm. Còn việc nhặt cá ở bến, mỗi bữa em được trả 5000 đồng, tuy công rẻ nhưng đổi lại chúng em có thể xin cá về nấu ăn, nếu nhiều thì ướp muối để dành ăn dần.
          Chị Phạm Thị Huệ, một người dân trong xóm cho biết: “Tội nghiệp cho hai đứa nhỏ không cha mẹ, không người thân thích. Để có cơm ăn áo mặc bản thân hai cháu phải đi khắp làng trên xóm dưới làm thuê. Chở nước bán cho người dân trong vùng để kiếm tiền”.
          Do công việc làm thêm của hai chị em chỉ mang tính thời vụ. Biết người dân trong thôn thiếu nước sạch nên hai em đã nghĩ ngay ra đi lấy nước về bán lấy công làm lãi. Mỗi ngày, Thu và Hà phải đạp xe hơn 4km sang xã bên mua nước. Mỗi chuyến xe có thể chở được 40 lít nước và bán được 2.500 đồng. Thu cho biết: “Phí mua nước chỉ 2.000 đồng, chúng em mua về bán lại 2.500 đồng, tính mỗi chuyến lãi 500 đồng. Mỗi ngày chúng em có thể bán được 5 chuyến (200 lít) lãi được 2.500 đồng. Tuy số tiền không đủ mua gạo ăn nhưng ít ra cũng đủ tiền mua sách vở để học”.
          Không bà con thân thiết, không ruộng nương nên cuộc sống của hai chị em Thu và Hà luôn phải sống trong tình cảnh đói thiếu. Bữa ăn chỉ đạm bạc muối trắng, nước mắm, ít rau tạp tàng ăn cho qua ngày, chỉ những ngày nào đi nhặt cá thuê ở bến mới có cá để ăn.
 
Hôm nào đi nhặt cá thuê ở bến, hai chị em mới có cá để ăn
 
          Cuộc sống đói khát dường như quá quen thuộc với hai chị em nhưng dù đói nghèo, cực khổ đến mấy nhưng hai chị em Thu chưa bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ học. Biết hoàn cảnh mồ côi của mình nên cả hai chị em đều cố gắng nỗ lực trong học tập. Kết quả trong những năm học vừa qua Thu và Hà luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện cấp trường.
          Thu tâm sự: “Do hoàn cảnh gia đình nên tụi em được miễn giảm các khoản đóng góp. Tuy nhiên, tiền mua sách giáo khoa không có nên em phải tìm các anh chị lớp trên trong thôn để mượn sách, hết năm học lại đem qua trả”.
          Theo Ông Đoàn Văn Lực, trưởng thôn Đông Điền cho biết: “Hoàn cảnh hai chị em Thu và Hà rất khó khăn nên hàng xóm thường xuyên quyên góp tiền gạo, người có quần áo cũ không mặc nữa đem giúp đỡ các cháu. Tuy nghèo đói nhưng rất chăm học và luôn đạt thành tích cao xứng đáng để các học sinh khác phải noi theo”.
          Bà Nguyễn Thị Mận, Chủ tịch Hội LHPN xã Phước Thắng, chia sẻ: “Hoàn cảnh hai cháu thật đáng thương còn nhỏ mà phải côi cút một mình tự bươn chải kiếm sống, nghĩ mà ứ nước mắt. Hiện chúng tôi đang vận động hội viên gom góp gạo tiền, quần áo, sách vở để giúp đỡ các cháu. Đồng thời, chúng tôi đang đề xuất lên cấp trên hỗ trợ kinh phí xây nhà tình thương cho hai cháu”.
 
 
 

Những tin cũ hơn

Thông báo của Ban liên lạc họ Trương tỉnh Quảng Bình

Thông báo của Ban liên lạc họ Trương tỉnh Quảng Bình

— 22 Tháng Năm 2017

Ban quản trị cổng thông tin điện tử họ Trương Việt Nam đăng thông báo của Ban liên lạc họ Trương tỉnh Quảng Bình gửi các chi họ Trương trong toàn tỉnh Quảng Bình

Họ Trương Yên Xá: Khắc “gia phả” trên đá

Họ Trương Yên Xá: Khắc “gia phả” trên đá

— 22 Tháng Năm 2017

Đoàn đại diện của Hội đồng Trương tộc Việt Nam đến thăm họ Trương Yên Xá (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đúng dịp bà con bản tộc đang khẩn trương mở mang xây dựng, tu bổ cảnh quan khu vực di tích Truy Viễn Đàn cho thêm phần khang trang xứng tầm một dòng họ lớn nơi đây.

Hậu duệ Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi – Trương Chiến đang ở đâu?

Hậu duệ Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi – Trương Chiến đang ở đâu?

— 22 Tháng Năm 2017

Sau 23 năm công phu “vấn tổ tìm tông”, giờ đây bước đầu tôi đã đạt được tâm nguyện: trung tuần tháng 3/2012 tìm được “dấu xưa hương hỏa” là đền thờ cha con đức Liệt Tổ Trương Lôi – Trương Chiến và dòng họ Lê Trương ở “cố hương” Hải Hòa (Tĩnh Gia – Thanh Hóa). Tiếp đó, ngày 12/4/2012 đã tìm được 2 mộ hợp chất của 2 cha con đức Liệt Tổ tại Yên Thế - Hữu Lũng (địa phận giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn). Tuy nhiên, tôi vẫn còn những điều băn khoăn, trăn trở khôn nguôi về việc kết nối phả hệ. Vậy xin bày tỏ cùng các chi tộc (đã biết và chưa biết) gần xa để mọi người quan tâm, chia sẻ.

Nhà thờ họ Trương Quang đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

Nhà thờ họ Trương Quang đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 07/01/2012 Phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh cho nhà thờ họ Trương Quang tại khối phố Vĩnh Hoà.

Chắp nối phả hệ - Con cháu họ Trương đoàn tụ sau hơn 135 năm

Chắp nối phả hệ - Con cháu họ Trương đoàn tụ sau hơn 135 năm

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 28/06/2012 tại nhà thờ tổ họ Trương ở Thôn Nghĩa Trang, Huyện Yên Mỹ, Hưng yên diễn ra cuộc gặp gỡ hội ngộ của con cháu các chi họ Trương là con cháu của cụ Trương Công Đạo sau hơn 135 năm tìm kiếm để chắp nối phả hệ.