Hậu duệ Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi – Trương Chiến đang ở đâu?

00:52 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2928

TRUONGTOC.VN - Sau 23 năm công phu “vấn tổ tìm tông”, giờ đây bước đầu tôi đã đạt được tâm nguyện: trung tuần tháng 3/2012 tìm được “dấu xưa hương hỏa” là đền thờ cha con đức Liệt Tổ Trương Lôi – Trương Chiến và dòng họ Lê Trương ở “cố hương” Hải Hòa (Tĩnh Gia – Thanh Hóa). Tiếp đó, ngày 12/4/2012 đã tìm được 2 mộ hợp chất của 2 cha con đức Liệt Tổ tại Yên Thế - Hữu Lũng (địa phận giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn). Tuy nhiên, tôi vẫn còn những điều băn khoăn, trăn trở khôn nguôi về việc kết nối phả hệ. Vậy xin bày tỏ cùng các chi tộc (đã biết và chưa biết) gần xa để mọi người quan tâm, chia sẻ.

          Qua bao thế kỷ với vô vàn biến động thời thế, thăng trầm lịch sử,  đại tộc Trương Việt Nam trong đó có nhánh của 2 đức Liệt Tổ Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi – Trương Chiến đã biệt phái phân chi đi rất nhiều nơi trong và ngoài nước với những số phận,  cảnh ngộ và sứ mệnh khác nhau...
          Trên dải đất Việt Nam “hình tia chớp” này,  nắng lửa mưa chan luôn đe dọa, chiến tranh, loạn lạc... thường xảy xa cũng khiến cho rất nhiều dòng họ, chi tộc phải xa cách nhau và bị mất mát, thất lạc gia phả một cách đau thương.
          Đó cũng là những nguyên do làm cho việc nối kết phả hệ các chi tộc gặp  khó khăn và cũng xin thưa rằng, chi tộc của cha con Bình Ngô khai quốc công thần thời Lê Sơ Trương Lôi – Trương Chiến cũng không ngoại lệ.
          Căn cứ vào cuốn phả “ Trương Thị quý thích Như Quỳnh – Kinh Bắc thế phả”  (lưu trữ tại Viện Hán  Nôm, Hà Nội, ký hiệu A.959 do cụ Trương Hoán biên soạn trong 10 năm (1766 -1776) và Tiến sĩ Lê Quý Kiệt  - con trưởng của nhà bác học Lê Quý Đôn và cũng là con rể họ Trương Như Quỳnh viết lời bạt) có ghi về Thượng Tổ là Thám Hoa Trương Phóng (đỗ thời vua Trần Anh Tông) và còn cho biết: cụ Trương Phóng (Trương Tích) quê ở xã Phú Thịnh, huyện Vĩnh Ninh, phủ lộ Thanh Hoa (nay thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là chi tiết bổ sung cho “ Đại việt sử ký toàn thư” và cũng là chi tiết “đắt nhất” mà chưa thấy tư liệu nào có được. Hiềm nỗi, cuốn phả này không thấy ghi cụ Thượng Tổ Thám Hoa Trương Phóng  sinh được mấy người con trai (để cho đời sau biết về các chi nhánh) mà chỉ viết cụ Trương Lôi là hậu duệ cụ Thám hoa Trương Phóng.
          Từ thời điểm cụ Thám Hoa Trương Phóng đỗ đại khoa (tháng 3 Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long năm thứ 12 (1304), Nguyên Đại Đức năm thứ  8, đời vua Trần Anh Tông); đến năm sinh cụ Trương Lôi (1385) là khoảng 81 năm. Nếu tính 20 năm/ 1 thế hệ,  thì suy ra cụ Trương Lôi là cháu 4 đời của cụ Thám hoa Trương Phóng.
Nhưng phả hệ trong khoảng 4 đời (từ cụ Thám hoa Trương Phóng đến Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi còn bị “ khoảng trống”.
          Cũng trong cuốn “Trương Thị quý thích Như Quỳnh – Kinh Bắc thế phả” này còn cho biết: từ Liệt Tổ - Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi sinh ra 3 nhánh (nhưng thực tế trong phả lại chỉ ghi được 2 nhánh) như sau:  Trương Lôi (Lê Lôi) sinh ra Trương Chiến (trưởng nam) và Trương Nhi (thứ nam).
          Bình Ngô khai quốc công thần Trương Chiến (Lê Chiến) sinh 2 con trai: Trương Vi Du (Lê Vi Du) 1425 -1505 và Trương Cự Lai (Lê Cự Lai) 1430 -?.
          Cụ Trương Nhi (Lê Nhi) 1405 – 1479 sinh ra 3 con trai: Lê Mạc, Lê Khả, Lê Khả Lãng.
          Điều khâm phục nhất là hơn 600 năm (kể từ khi cha con đức Liệt Tổ Trương Lôi – Trương Chiến tham gia “Hội thề Lũng Nhai” và “Khởi nghĩa Lam Sơn”, đặc biệt là trận quyết chiến lược tại ải Chi Lăng ở thế kỷ XV đến nay) nhánh Trương Như Quỳnh vẫn ghi chép được liên tục thế thứ chi tộc 27 đời với  6 “mốc son” chỉnh lý, biên soạn công phu phả hệ gồm 2350 trang ( 5 tập).
          Như trên đã đề cập, 2 cụ Trương Chiến, Trương Nhi sinh được 5 con trai (Du, Lai, Mạc, Khả, Lãng) nhưng thực tế hiện nay chỉ mới được biết nhánh Trương Như Quỳnh - Kinh Bắc là hậu duệ của cụ Trương Mạc (Lê Mạc) – con trưởng của cụ Trương Nhi. Vậy còn hậu duệ của 4 cụ ( Du, Lai, Khả, Lãng) đang ở đâu???...
          Cũng theo phả của Trương Như Quỳnh thì đức Liệt Tổ Trương Lôi sinh ra 3 nhánh nhưng thực tế phả chỉ ghi  2 nhánh là Trương Chiến, Trương Nhi. Vậy, người đại diện cho 1 nhánh nữa  là ai?
          Khi tìm hiểu về chi tộc Lê Trương ở “cố hương” Hải Hòa (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) – nơi có đền thờ và còn 2 sắc phong cha con Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi – Trương Chiến, thì được biết nhánh này đã bị mất gia phả và 4 sắc phong cách đây gần 100 năm (do ông Trưởng họ lúc đó làm Lý trưởng đã đưa cho quan Tri huyện huyện Tĩnh Gia tên là Hỏa Ngọc Diệp – người huyện Nga Sơn – Thanh Hóa xem và ông này đã không trả lại).
          Qua bài văn khấn vào dịp giỗ Tổ (Rằm tháng Tám hàng năm) mà ông Lê Trương Điệp (nguyên sĩ quan Phòng không không quân QĐNĐ VN, hiện hưu trí tại quê gốc Hải Hòa) cung cấp cho tôi thì thấy có tên 5 cụ sau đây: Lê Lôi, Lê Chiến, Lê Vị Tẩu, Lê Mại, Tiến sĩ - Tri phủ Nhuệ (không biết tên mà không rõ đỗ thời kỳ nào, chỉ ghi học hàm học vị).
          Tôi rất chú ý đến tên cụ Trương Vị Tẩu (Lê Vị Tẩu). Một số người trong họ Lê Trương ở Hải Hòa cho rằng: Trương Vị Tẩu (Lê Vị Tẩu) là con cụ Trương Chiến. Nhưng tôi thì giả thiết:  Trương Vị Tẩu (Lê Vị Tẩu) có thể là người con thứ hai (giữa Trương Chiến và Trương Nhi) của Liệt Tổ Trương Lôi. Bởi lẽ, khi căn cứ vào các sử liệu chính thống ghi về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tôi  thấy có nhắc đến nhân vật Lê Vị Tẩu – người luôn bên cạnh Lê Chiến trong một số trận đánh quân Minh từ Thanh Hóa ra  Thăng Long. Theo thiển ý của tôi, nếu xét về tuổi đời  2 cụ gần xấp xỉ nhau thì Lê Vị Tẩu không thể là con cụ Trương Chiến mà chỉ là em liền kề với vị Bình Ngô khai quốc công thần này.
          Tôi mạo muội tạm đưa ra giả thiết về cụ Lê Vị Tẩu như vậy, kính mong các quý vị thân tộc và các bậc  học giả gần xa chỉ giáo. Đồng thời tha thiết đề nghị các chi tộc nào  thấy trong gia phả có ghi về Liệt Tổ Trương Lôi (hoặc tên 4 người cháu của cụ Trương Lôi : Lê Vi Du, Lê Cự Lai, Lê Khả, Lê Khả Lãng ) thì hoan hỷ photcoppy giúp hộ bản gia phả đó gửi về Hội đồng TruongtocVN nhằm kết nối phả hệ được viên thành; thắt chặt thêm tình ruột thịt thắm thiết giữa các chi tộc cùng hướng về nguồn cội thiêng liêng.
 

Những tin cũ hơn

Nhà thờ họ Trương Quang đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

Nhà thờ họ Trương Quang đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 07/01/2012 Phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh cho nhà thờ họ Trương Quang tại khối phố Vĩnh Hoà.

Chắp nối phả hệ - Con cháu họ Trương đoàn tụ sau hơn 135 năm

Chắp nối phả hệ - Con cháu họ Trương đoàn tụ sau hơn 135 năm

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 28/06/2012 tại nhà thờ tổ họ Trương ở Thôn Nghĩa Trang, Huyện Yên Mỹ, Hưng yên diễn ra cuộc gặp gỡ hội ngộ của con cháu các chi họ Trương là con cháu của cụ Trương Công Đạo sau hơn 135 năm tìm kiếm để chắp nối phả hệ.

Họ Trương làng Yên Ninh Cương Gián Đón bằng di tích lịch sử văn hóa

Họ Trương làng Yên Ninh Cương Gián Đón bằng di tích lịch sử văn hóa

— 22 Tháng Năm 2017

Cương Gián mảnh đất anh hùng, địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra bao bậc hiền tài, nhiều văn thần võ tướng kiệt xuất đời đời dẹp yên bờ cõi, gìn giữ non sông đất nước. Để tưởng nhớ công ơn của các anh hùng dân tộc qua các triều đại, người dân từ đời này qua đời khác đã lập đền thờ phụng. Thời gian trôi qua cùng với hai cuộc chiến tranh tàn phá, nhưng được sự tôn tạo và giữ gìn của người dân, đến nay các di tích lịch sử hầu như vẫn còn nguyên vẹn, lần lượt được nhà nước công nhận và cấp bằng di tích lịch sự văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia. (6/49 di tích).

Họ Trương Mai Dịch xây dựng nhà thờ và Lăng mộ Tổ

Họ Trương Mai Dịch xây dựng nhà thờ và Lăng mộ Tổ

— 22 Tháng Năm 2017

Niềm vui nhân lên gấp bội khi chi họ Trương (gốc Chăm) Dịch Vọng Sở (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã hoàn thành hai công trình “để đời”: nhà thờ mới khang trang, lăng mộ Tổ tôn tạo hoành tráng. Giờ đây hàng năm vào các dịp lễ tết, ngày giỗ các bậc tiền bối hay có công việc liên quan đến thân tộc, mọi người hội tụ cùng tri ân Cội nguồn và giao lưu, thắt chặt thêm tình ruột thịt.

Dâng

Dâng

— 22 Tháng Năm 2017

TRUONGTOC.VN - Bài thơ Dâng được nhà thơ, nhà báo Trương Thị Kim Dung viết sau chuyến đi tìm thấy mộ hợp chất của 2 cha con Liệt tổ Bình Ngô Khai quốc công thần thời Lê sơ: Trương Lôi - Trương Chiến ở khu vực Yên Thế - Hữu Lũng trong trung tuần tháng 4/2012. Bài thơ là nén tâm hương dâng lên các bậc tiền bối đã cống hiến đời mình để bảo vệ chủ quyền biên cương đất nước. Tưởng nhớ Bình Ngô Khai quốc công thần: Trương Lôi -Trương Chiến và những nghĩa quân thời Lê sơ tham gia trận Chi Lăng – Xương Giang