Họ Trương Mai Dịch xây dựng nhà thờ và Lăng mộ Tổ

00:50 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2684

TRUONGTOC.VN - Niềm vui nhân lên gấp bội khi chi họ Trương (gốc Chăm) Dịch Vọng Sở (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã hoàn thành hai công trình “để đời”: nhà thờ mới khang trang, lăng mộ Tổ tôn tạo hoành tráng. Giờ đây hàng năm vào các dịp lễ tết, ngày giỗ các bậc tiền bối hay có công việc liên quan đến thân tộc, mọi người hội tụ cùng tri ân Cội nguồn và giao lưu, thắt chặt thêm tình ruột thịt.

Theo sử cũ, bia ký ghi lại, vào năm Hồng Đức thứ 12 (1481) thời Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu cho các địa phương trong cả nước là nơi nào còn nhiều đất hoang phải khai phá, lập ra các sở đồn điền nhằm gia tăng sản xuất, làm cho lương thực dồi dào, dân sinh no ấm. Dịch Vọng Sở là một trong 43 sở đồn điền được hình thành trong bối cảnh đó, trên cơ sở mở rộng ấp Canh Đồng và trại Nam Đồng, mặc dù chúng cách nhau khá xa.
 Họ Trương cùng hai họ (Lương, Đỗ) đã sáng lập ra ấp Canh Đồng (tức Dịch Vọng Sở) và là một họ lớn nhất ở đây (hiện nay có 210 hộ, gần 1000 nhân khẩu).  
 Từng có Từ đường thờ cúng tổ tiên bao đời nay, nhưng một biến cố bất ngờ đã xảy ra: tháng 10/2007 ông trưởng họ Trương Văn Mịnh đập phá nhà thờ và cả bia đá của các cụ Tổ để lại trên thửa đất đó để làm 3 gian nhà riêng cho gia đình. Trong  dòng họ thấy thế các cụ cao niên đã yêu cầu ông Mịnh không được đập phá, thì ông Mịnh trả lời: đã sang tên thửa đất đó cho con dâu là Chu Thị Hòa.
 Trước cơ sự ấy, các cụ cao niên đã triệu tập toàn thể mọi người trong dòng họ lại họp bàn xây dựng nhà thờ Tổ vào hồi 20h30 phút ngày 07/11/2007 tại Nhà văn hoá làng Sở. Trong  cuộc họp, tất thảy nam - phụ - lão - ấu của dòng họ đã nhất trí: 100%  xây dựng Nhà thờ tại bãi đất hoang cạnh đình và khẩn trương Thành lập Ban xây dựng gồm 15 người đại diện cho các chi cử ra để thực hiện công trình.
Ngày 6 tháng 12 năm 2007 dòng họ Trương chính thức khởi công Từ đường trên khuôn viên 100m2, chính sư cụ chùa làng đã trực tiếp làm lễ động thổ và cụ Trương Văn Bát là người khai nhát cuốc đầu tiên. Các thành viên trong Ban xây dựng tích cực chủ động với tinh thần trách nhiệm cao. Để công trình bền vững lâu dài, Ban xây dựng kén chọn những vật liệu tốt: cột đá mua ở Ninh Bình, gạch lát Giếng Đáy (Quảng Ninh), gỗ mít, gỗ lim thuê thợ giỏi Bắc Ninh về đục chạm tại sân Từ đường. Đặc biệt nhờ sự ủng hộ nhiệt thành của bà con trong dòng họ cùng Ban xây dựng  vượt qua mọi khó khăn thử thách khắc nghiệt, như đêm 22/1/2008 hơn 20 cụ từ 70, 80, 90 tuổi đã nằm cả đêm trên nền xi măng giá lạnh với nhiệt độ dưới 10 độ C. Trưa ngày 3/6/2009 với nhiệt độ ngoài trời nóng bức trên 41, 42 độ C các cụ vẫn quyết tâm giữ mảnh đất này để lấy nơi thờ cúng. 8h30 ngày 25/3 âm lịch năm Canh Dần (tức ngày 08/5/2010) công trình quy mô này được cất nóc.Quá trình thi công xây dựng vì có nhiều khó khăn do khách quan đem lại nên đã kéo dài gần 3 năm mới hoàn thiện. Tổng chi phí công trình là 984 triệu trong đó số tiền thu theo đầu đinh được 462 triệu; số tiền công đức là 522 triệu (riêng Doanh nhân Trương Công Hiệp góp  200 triệu, ông Trương Văn Bé - công tác ở Bộ Tài nguyên - Môi trường 68 triệu).
Song hành với việc xây dựng nhà thờ, họ Trương Dịch Vọng Sở - Mai Dịch tiến hành tu bổ Lăng mộ Tổ (Trương Quý Công, tự Minh Đạt) bằng việc đục chạm, ốp lát đá xanh Ninh Vân (Ninh Bình) vào toàn bộ công trình với tổng kinh phí là 162 triệu.  
        Là người nòng cốt trong Ban xây dựng và cũng là thành viên trong Hội đồng gia tộc Trương Dịch Vọng Sở, ông Trương Công Mạnh cho biết: “Tuy trải lắm gian nan vất vả nhưng mọi người trong dòng họ đều vô cùng phấn khởi vì đã hoàn thành tốt đẹp những công trình văn hóa tâm linh đầy ý nghĩa cao cả. Hiện nay dòng họ đã xây dựng được 3 loại quỹ: quỹ họ (20 triệu đồng), Quỹ hiếu (chi mỗi đám 300 ngàn đồng), Quỹ Khuyến học (8 triệu đồng).
Hướng tới Đại hội Trương tộc toàn quốc lần thứ nhất, ngay từ đầu hè năm nay, nhân dịp giỗ Tổ vào 24/4 âm lịch, dòng họ sẽ họp Tổng kết nhiệm kỳ khóa cũ đồng thời bầu cử Hội đồng khóa mới dự kiến là 9 thành viên và đề ra phương hướng nhiệm kỳ tới”.
                                                                                                                                                                                                           

 
Ông Trương Công Mạnh (bên phải)
cùng người trong họ hàng ngày coi sóc lăng mộ Tổ


Hàng cột đá tại nhà thờ chi họ


Danh sách Anh hùng - Liệt sĩ thờ tại Từ đường Trương Dịch Vọng Sở

Những tin cũ hơn

Dâng

Dâng

— 22 Tháng Năm 2017

TRUONGTOC.VN - Bài thơ Dâng được nhà thơ, nhà báo Trương Thị Kim Dung viết sau chuyến đi tìm thấy mộ hợp chất của 2 cha con Liệt tổ Bình Ngô Khai quốc công thần thời Lê sơ: Trương Lôi - Trương Chiến ở khu vực Yên Thế - Hữu Lũng trong trung tuần tháng 4/2012. Bài thơ là nén tâm hương dâng lên các bậc tiền bối đã cống hiến đời mình để bảo vệ chủ quyền biên cương đất nước. Tưởng nhớ Bình Ngô Khai quốc công thần: Trương Lôi -Trương Chiến và những nghĩa quân thời Lê sơ tham gia trận Chi Lăng – Xương Giang

Trương tộc Mỹ Khê với Trương tộc thế phổ

Trương tộc Mỹ Khê với Trương tộc thế phổ

— 22 Tháng Năm 2017

Trên mạng Internet hiện nay có lưu hành trang web: http://truongdang.com/ Trang này do Ông Trương Quang Nhàn chủ biên. Đây là một trang thông tin về chi tộc Trương ở Mỹ Khê rất đầy đủ, nhất là có lưu trữ 2 bản Trương tộc thế Phổ thuộc dòng Mỹ Khê do Ông Nhàn tâm huyết với việc họ nhiều năm biên tập, cập nhật và đưa lên mạng toàn cầu.

Thư cảm ơn

Thư cảm ơn

— 22 Tháng Năm 2017

Hội đồng gia tộc- Tộc TRƯƠNG CÔNG Thanh Quýt trân trọng cám ơn:

Tộc Trương Công Thanh Quýt đón bằng Di tích lịch sử

Tộc Trương Công Thanh Quýt đón bằng Di tích lịch sử

— 22 Tháng Năm 2017

Sáng ngày 31.3.2012, tại thôn Thanh Quýt 1, xã Điện Thắng Trung (Điện Bàn, Quảng Nam), ỦY ban Nhân dân xã Điện Thắng Trung và Hội đồng gia tộc Trương Công đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh do ỦY ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cấp cho hai di tích: Nhà thờ họ Trương Công và lăng mộ ngài tiền hiền Trương Công Trung.

Hành trình 35 năm của một gia phả

Hành trình 35 năm của một gia phả

— 22 Tháng Năm 2017

Gia phả của một nhà, một họ là bộ lịch sử của gia đình, dòng họ đó, ghi lại tổ tiên (từ đời I) từ đâu đến, dừng chân trên mảnh đất này, vào thời nào; lúc ấy vùng này ra sao về các mặt “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” mà ông cha ta mới quyết định định cư, khai phá đất đai, lập nghiệp; khai sáng dòng họ, tiếp tục sinh con đẻ cháu nối truyền từ đời này sang đời khác, mãi đến ngày nay.Ông bà ta đã trải bao công lao gian truân, khổ ải từ buổi đầu xây dựng cơ nghiệp trên vùng đất mới này, phải luôn chống chọi với thiên nhiên, với thiếu thốn ban đầu, với bịnh tật, với giặc thù… và đã phải chịu bao mất mát hy sinh mới có cơ nghiệp ngày nay cho con cháu.