Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến “nhật thực toàn phần”. Để hiểu một cách khoa học về hiện tượng thiên nhiên kì thú này, các nhà nghiên cứu thiên văn đã đưa ra dự báo có tính chính xác và khoa học. Trong cuốn Lịch sử thế kỷ 20 xuất bản năm 1968 do Nha khí tượng Việt Nam biên soạn cũng đã báo trước là ngày 24-10-1995 sẽ có nhật thực toàn phần tại Việt Nam.
Để tận mắt quan sát và nghiên cứu hiện tượng thiên nhiên hiếm có này, đã có khoảng 7000 nhà khoa học trên thế giới đăng ký đến Việt Nam, tại 2 địa điểm thị xã Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) và thị xã Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển trong thế kỷ 20 ở Việt Nam chúng ta đã xảy ra hiện tượng nhật thực năm 1929 ở Lạng Sơn, năm 1953 ở khu vực Bình Trị Thiên và ngày 24 - 10 - 1995 xảy ra từ vùng Sông Bé (nay là Bình Dương) qua Bảo Lộc đến Phan Thiết. Thời gian nhật thực từ 9 giờ 30 phút đến cực đại 100% vào lúc 12 giờ 55 phút. Vậy nhật thực là gì? Nhật thực là một hiện tượng thiên nhiên mà từ thế kỷ 17 các nhà khoa học đã xác định được khi nhìn ra các quy luật chuyển dịch của những hành tinh chung quanh mặt trời. Trong đó trái đất cũng là hành tinh quay chung quanh mặt trời và mặt trăng là vệ tinh quay quanh trái đất. Khi nào 3 thiên thể: Mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm thẳng hàng, mà mặt trăng nằm ở giữa thì xảy ra hiện tượng nhật thực – tức mặt trời bị mặt trăng che lấp.
Theo tính toán của các nhà thiên văn thì kích thước thật của mặt trăng nhỏ hơn mặt trời đến 400 lần, nhưng mặt trời lại ở xa trái đất gấp 400 lần so với khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất, nên kích thước biểu kiến của mặt trời và mặt trăng gần bằng nhau. Do trái đất quay quanh mặt trời và mặt trăng quay quanh trái đất theo quỹ đạo hình elip nên khoảng cách giữa 3 thiên thể này không cố định mà giao động chút ít. Nếu nhỏ hơn mặt trời, mặt trăng chỉ che được phần trung tâm đĩa mặt trời và mặt trời còn lại một vòng chói sáng. Đó là nhật thực hình khuyên. Nếu lớn hơn mặt trời, mặt trăng sẽ che toàn bộ đĩa mặt trời. Đó chính là nhật thực toàn phần.
Cũng cần biết là nếu mặt trời, mặt trăng và trái đất luôn luôn nằm trên cùng một mặt phẳng thì cứ mỗi tháng vào kỳ trăng non lại xảy ra nhật thực, vì rõ ràng là khi đó mặt trăng ở giữa mặt trời và trái đất. Thế nhưng thực tế không xảy ra như vậy, vì như đã nói ở trên, mặt phẳng quỹ đạo của mặt trăng quay quanh trái đất mặt trời không trùng nhau mà thường lệch đi một góc nào đó.
Các nhà thiên văn còn tính được hàng năm có ít nhất 2 lần nhật thực, nhiều nhất là 5 lần. Từ thời cổ đại, các nhà bác học quan sát bầu trời nhận thấy cứ sau một thời gian 6585 và 1/3 ngày hay 18 năm 11 ngày 8 giờ các lần nhật thực lại lập lại tuần tự như trước. Sau này các nhà thiên văn cũng đã xác nhận điều đó qua tính toán. Chu kì nhật thực đó gọi là “Xarôt”. Dựa trên chu kì này, các nhà thiên văn có thể dự báo các lần nhật thực sắp tới khá chính xác.
Khi có nhật thực, bóng mặt trăng in trên trái đất thành một vết tròn đường kính lớn là 270 km, di chuyển với tốc độ 1km/giây. Nhật thực toàn phần xảy ra tại một nơi không kéo dài quá 8 phút. Tại một địa điểm nhất định phải trung bình gần 4 thế kỉ mới có một lần nhật thực toàn phần. Do vậy, nhật thực toàn phần quả là một hiện tượng kỳ thú và hiếm có của thiên nhiên.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra ngày 1/6/2011, xảy ra nhật thực một phần, ngày 15/6/2011, nguyệt thực toàn phần; ngày 1/7/2011, diễn ra nhật thực một phần. Ngày 25/4/2013, xảy ra nhật thực một phần và ngày 10/5/2013, xuất hiện nhật thực hình khuyên, đến ngày 25/5/2013 thì lại xảy ra nguyệt thực nửa tối.
Năm 2018, được cho là một năm có nhiều hiện tượng thiên nhiên đặc biệt xuất hiện vào ngày 13/7/2018 nhật thực một phần và ngày 27/7/2018 nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra. Theo các chuyên gia, nhật thực toàn phần xảy ra ngày 20/3/2015 vừa qua là hiện tượng nhật thực lớn nhất châu Âu kể từ năm 1999 đến nay, nó che tới 90% ánh sáng mặt trời ở châu Âu. Nhật thực toàn phần và siêu trăng xuất hiện là một hiện tượng thiên văn kì thú.
Đề nghị ghi thông tin "Bản quyền: Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam - http://truongtoc.com.vn" khi sử dụng lại nội dung bài viết này