CỐNG HIẾN VÀ HƯỞNG THỤ

00:09 - 26/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2611

 

Mở đầu pháp thoại Thầy chia sẻ rằng khi càng sống, càng tu tập, thầy biết rằng từ khi mình sinh ra đã phải giải một bài toán khó giữa: Tội và Phước, cống hiến và hưởng thụ.

 

 
Thật vậy, khi ta xuất hiện trong cuộc đời này mặc nhiên ta phải hưởng thụ: ăn, mặc, đi lại, tham gia các trò vui, yêu đương, tình cảm, hưởng sự giáo dục hay các vấn đề an sinh xã hội…
 
Thầy nói rằng có những người tự nhiên có sự hưởng thụ kéo tới, nhưng có những người lại muốn tránh xa. 
 
So sánh tội và phước
 
Hưởng thụ có 2 loại: do tự nhiên tới và do mong cầu. Nhưng đều bắt đầu từ phước của quá khứ mà thành. Để giúp các phật tử hiểu rõ hơn, Thầy lấy ví dụ để so sánh vấn đề tội, phước khá phức tạp:
 
- Cõi trời: dành cho những người phước lớn. Người cõi này muốn gì là được nấy. Họ không sống ở thế gian vì không đủ điều kiện cho họ hưởng thụ. 
 
- Cõi địa ngục: dành cho những người ngang tàn, bị trừng phạt
 
- Cõi người: vừa phước vừa tội 
 
- Cõi ngạ quỷ: không phước, không tội. Người ở cõi này không được bình yên vì họ luôn khao khát hưởng thụ nhưng không có gì để hưởng thụ nên lòng luôn cảm thấy bất an, đau khổ. 
 
Thực tế hiện này, sẽ có đến 90 % chúng sinh nghỉ tạm ở cõi ngạ quỷ. Vì trong cuộc sống này, con người hưởng thụ hết phước mình đã tạo, nên khi chết đi về cõi mà ko còn gì để hưởng thụ. 
 
Thầy đặc biệt nhấn mạnh những đến tuổi nghỉ hưu, vẫn còn khả năng cống hiến nhưng chỉ hưởng thụ phước mình đã tạo trước đó. Do đó đa số chúng sinh chết đều phải “nghỉ tạm” ở cõi ngạ quỷ là vì thế. 
 
Bài toán khó giữa cống hiến và hưởng thụ
 
Sau khi giải thích cho phật tử hiểu rõ tội và phước, thầy chuyển qua bài toán khó giữa cống hiến và hưởng thụ. Mỗi ngày đi qua, ta phải ăn cơm là trừ vào kho phước của mình đi rất nhiều. Mỗi người có một kho phước, nếu ta không đắp vào kho phước thì cõi ngạ quỷ đang chờ ta.
 
 
Tất cả chúng ta đều quên đi sức nặng của hạt cơm. Vì vậy, khi nâng một bát cơm lên ăn mình hãy hứa sẽ sống, cống hiến thật nhiều cho cuộc đời này. 
 
Nên hưởng thụ và cống hiến như thế nào cho đúng?
 
Để trả lời cho câu hỏi khó này, Thầy đưa ra những ví dụ khá thiệt thực như sau:
 
Con người ta luôn luôn đòi hỏi sự hưởng thụ: ăn; ở; tắm rửa; tiền bạc; quyền lực, sai bảo; lời khen; đường xá đi lại; trò vui giải trí; làm đẹp; tình dục; học tập, giáo dục; an sinh xã hội; chữa bệnh; du lịch, tham quan; tình cảm yêu thương…
 
Nhưng ít khi nào có người tự hỏi ngược lại xem mình đã cống hiến như thế nào để nhận được sự hưởng thụ đó. Chúng ta chỉ biết đòi hỏi và kêu ca mà thôi. Thầy nhắc nhở: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi xem ta đã làm gì cho Tổ quốc mà thôi”.
 
Là người có đạo đức lúc nào chúng ta cũng phải cân đo đong đếm giữa hưởng thụ và cống hiến.
 
Trong cuộc sống này, ta mang ơn của biết bao người nên lúc nào cũng tìm cơ hội để cống hiến cho cuộc đời. 
 
Mà sự cống hiến phải đúng thì mới tạo ra Phước, sự cống hiến đúng là khi chúng sinh tâm được bình an, hạnh phúc, đạo đức hơn. Bởi vậy, khi ta giúp ai về vật chất hay tinh thần đều phải quy về một mục đích là ĐẠO ĐỨC, cao hơn là SỰ GIÁC NGỘ TỐI THƯỢNG. 
 
Tuy nhiên cái cơ hội để ta cống hiến trong cuộc đời cũng lệ thuộc vào Phước của ta. 
 
Khi ta cho ai vật chất hay tinh thần đều có một công thức chung:
 
Công thức chung về việc giúp người phải quy về ĐẠO ĐỨC đã kết thúc bài pháp thoại tối qua. Thời pháp 90 phút đã để lại rất nhiều bài học sâu sắc, ý nghĩa trong lòng phật tử. Thời tiết Hà Nội tuy có nóng bức nhưng lòng các phật tử đều cảm thấy mát mẻ, an lạc lạ thường.
 
Biên Thùy

Những tin cũ hơn

CÁI HUÔNG

CÁI HUÔNG

— 26 Tháng Năm 2017

Dưới ánh sáng khoa học, không tồn tại cái huông, có chăng chỉ là những giới hạn tạm thời. Như thể trạng thấp bé của người Việt hoàn toàn có thể cải thiện được với một quá trình cải thiện chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, làm việc hợp lý.

TÌNH VÀ NGHĨA

TÌNH VÀ NGHĨA

— 26 Tháng Năm 2017

Trong tiếng Việt có chữ Tình 情 và chữ Nghĩa 義. Chữ Nghĩa rất là khó dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh. Chữ Tình mà viết ra chữ Hán thì có chữ tâm忄 tức là trái tim phía bên trái. Bên phải có chữ thanh 青 là màu xanh, trái tim màu xanh. Ban đầu thì màu xanh mà về sau nó có thể biến thành màu khác, nhưng làm sao đừng để nó thành màu đen.

Trương Đình Hoàng – “Nam vương Boxing” của Thể Thao Việt Nam

Trương Đình Hoàng – “Nam vương Boxing” của Thể Thao Việt Nam

— 26 Tháng Năm 2017

Ngày hôm nay (10/6/2015) xứng đáng được ghi vào lịch sử của Boxing Việt Nam với những bước chân kiêu hãnh của Trương Đình Hoàng – nam võ sĩ đầu tiên bước lên ngôi vô địch SEA Games 28 ở bộ môn Boxing.

DÉP XỎ NGÓN: HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG

DÉP XỎ NGÓN: HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG

— 26 Tháng Năm 2017

Từ lâu, phụ nữ đã được cảnh báo về tác hại nếu đi giày cao gót quá nhiều. Nhưng một lựa chọn khác để thay thế giày cao gót là dép xỏ ngón có thể còn đưa tới hiểm họa lớn hơn. Mang dép xỏ ngón lâu dài có thể đưa tới những chấn thương tồi tệ - và loại dép này có thể là một lựa chọn giày dép xấu nhất cho sức khỏe đôi chân bạn.

CHIÊU ĐỐI PHÓ CỦA ỦY BAN KHI BỊ KIỆN

CHIÊU ĐỐI PHÓ CỦA ỦY BAN KHI BỊ KIỆN

— 26 Tháng Năm 2017

Làm sao để hạn chế thực trạng mỗi khi bị kiện, cơ quan nhà nước lại thu hồi, hủy bỏ quyết định để tòa đình chỉ vụ kiện, sau đó ban hành quyết định khác với nội dung y như cũ, làm khổ dân?