Ngoài Hai ngài Thái thái tổ Trương Huyền Minh Chân nhân và Thái tổ Trương Đạo Phát chân nhân là chưa được rõ lai lịch.
Cổng nhà thờ họ Trương Phước ở Nham Biều-Huế, xây dựng năm 2000, ảnh nhìn từ ngoài vào.
Còn lại được Thế phả phản ánh như sau:
Nhất Thế Thủy Tổ là ngài Trương Công Dà, sử sách có nơi chép là Da, Gia . . . , ngài sống vào đời Lê mạt. Ngài có chí phò Lê diệt Mạc, nhận thấy họ Trịnh chuyên quyền nên không muốn hợp tác.
Sau nhân có Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng vâng mệnh vào trấn thủ Thuận Hóa, ngài bèn dắt gia quyến cùng các bộ tướng theo vào kể từ năm 1558.
Từ đây, vận mệnh và công nghiệp của Họ Trương chúng ta gắn liền cùng chín đời chúa Nguyễn và sau là các đời vua Nguyễn. Với lòng tận tụy và lập được nhiều chiến tích từ những ngày khai sơn phá thạch, Họ Trương Công được nhà Chúa ân tứ cho đồng lót chữ PHƯỚC để biểu dương công nghiệp và vinh hiển cho Tộc TRƯƠNG PHƯỚC.
Tấm biển bằng đá khắc dòng chữ TRƯƠNG PHƯỚC TỨ QUẬN CÔNG TỪ
(đền thờ bốn vị Quận Công họ Trương Phước)
Dòng lạc khoản bên trái ghi PHỤNG KIẾN KHAI QUỐC NGUYÊN HUÂN
Kính xây dựng công đầu mở nước)
Dòng lạc khoản bên phải ghi TỰ ĐỨC(làm vào ngày tốt của tháng mười năm Tự Đức thứ mười 1856)
Qua tìm hiểu cuốn Trấn Nhân Tiền Liệt Biểu (cuốn phả ký về Tộc Trương Phước do ngài Trương Phước Đĩnh tự Hy Tô soạn vào đời Minh Mạng, không cho biết đích xác được soạn từ những năm nào nhưng có nói rõ ngài mất ngày 29/9 năm Minh Mạng thứ 15 ( 1834 ), hưởng dương 39 tuổi. Do đó chúng ta có thể giả định là ngài đã soạn vào những năm trưởng thành, từ 1824 đến 1834?). Sau đó, người cháu gọi ngài bằng chú ruột là ngài Trương Phước Quang viết lại vào năm Tự Đức thứ 18 (1865); thì được biết có một số ngài đã lập được nhiều công lao ở các tỉnh phía Bắc cũng như phía Nam của Tổ quốc như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Biên Hòa, Gia Định, An Giang v .v... cụ thể:
Phía Bắc có quý ngài:
- Điện Tiền Đô Kiểm Điểm Lương Quận Công Trương Công Dà.
- Phó Tướng Mỹ Quận Công Trương Công Trà.
- Phấn Quận Công Trương Phước Côn (tên chữ húy là Khoa).
- Hùng Quận Công Trương Phước Sơn (trước khi được phong tước Công còn có các tước Hùng Oai Hầu, Hùng Lộc Hầu).
- Đức Quận Công Trương Phước Cương.(đời thứ 3)
- Thức Quận Công Trương Phước Định.(đời thứ tư)
Phía Nam có quý ngài:
- Phàn Quốc Công Trương Phước Phan, (đời thứ tư),
- Đạt Quận Công.(đời thứ năm),
- Du Chánh Hầu. (đời thứ năm),
- Văn Thành Hầu Trương Phước Kính.(đời thứ sáu),
- Dĩnh Lược Hầu Trương Phước Tung,(đời thứ sáu),
- An Giang Tỉnh Bố Chính Sứ Trương Phước Cương (đời thứ 7) Mất ngày 8 tháng 12 Năm (?), Mộ táng tại làng Hưng Hòa, tỉnh Gia Định.
và quý ngài thuộc các đời thứ bảy, thứ 8 sau đây:
- Trương Phước Thận, Trương Phước Ý, Trương Phước Thăng,Trương Phước Đạo, Trương Phước Phượng. Trương Phước Vĩnh.
- Trương Phước Đặng, quý ngài Phò Mã Đô Úy Trương Phước Trường, Trương Phước Lý . .v , , , . . .
Chúng tôi đăng thông tin này lên mạng và mong mỏi nhận được thông tin phản hồi của Hậu Duệ quý ngài hiện đang sinh sống ở các tỉnh thành Bắc, Nam để anh em, thân tộc được kết nối cùng nhau.
Địa chỉ liên lạc:
1. Ô.Trương Phước Học số 245 Tăng Bạt Hổ Huế - Điện thoại: 0905.866.759.
2.Ô. Trương Phước Tập - Email : truongphuoctap@gmail.com
3.Ô.Trương Phước Cuộc, Thị xã Nham Biều Huế, - Điện thoại: 01682.433.149.
Nay Trân trọng kính thông tin và mong nhận được hồi đáp của bà con tộc Trương Phước.
Thừa ủy nhiệm Ban Chấp Hành Họ Trương Phước ở Nham Biều, Huế.
Thành viên Ban Chấp hành
Trương Phước Tập.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, họ Trương Việt Nam tự hào có nhiều anh hùng mặt trận an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đương thời trong đó tướng Trương Hữu Quốc -nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an
Ngày 20.8 này, tại Gò Công ( tỉnh Tiền Giang) sẽ diễn ra lễ giỗ lần thứ 150 ngày Bình Tây đại nguyên soái Trương Định tuẫn tiết và dựng tượng đồng tại đền thờ của ông. Miền Nam-Tân An, Gia Định…là quê hương thứ hai cũng là nơi người Anh hùng dân tộc quê hương Quảng Ngãi này được nhân dân tôn kính, thờ phụng như một vị thần…
(HTVN) Ngày 14-8, tạp chí Xưa và Nay phối hợp với họ Trương Việt Nam tổ chức lễ trao tượng anh hùng dân tộc Trương Định cho hai đền thờ ông tại thị xã Gò Công (Tiền Giang) và xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).
Thời kỳ chống Pháp trước đây, có nhiều người con của đất Việt tham gia vào những phong trào, những cuộc khởi nghĩa yêu nước và đã anh dũng chiến đấu, hy sinh đầy quả cảm trong đó có những người con của dòng họ Trương Việt Nam. Đặc biệt nổi lên có hai thủ lĩnh họ Trương: ở phía bắc có “Hùm thiêng Yên Thế “Hoàng Hoa Thám (tên thật là Trương Văn Thám) và ở phía Nam có “Bình Tây Đại Nguyên soái” Trương Định ( còn gọi là Trương Công Định). Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày mất của tướng quân Trương Định, chúng tôi xin viết đôi nét về Cụ, như một nén tâm nhang kính dâng lên viếng linh hồn đấng tiên liệt. Chính vào dịp kỷ niệm năm nay, đúng vào ngày Giỗ Cụ 20/8/2014, một pho tượng đồng đã được đúc, hô thần nhập tượng với sự quyên góp của các hậu duệ dòng họ Trương Việt Nam (do Hội đồng họ Trương Việt Nam khởi xướng ) được kính cẩn, long trọng rước về đặt tại nơi thờ Cụ tại quê nhà: Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Do lượng thông tin thu thập được không nhiều nên bài viết có thể chưa nêu hết được về tấm gương hy sinh lẫm liệt và công lao to lớn của Cụ, mong bạn đọc thông cảm. Hai người anh hùng dân tộc, hai tấm gương hy sinh lẫm liệt tuy ở hai chiến trường khác nhau của hai miền đất nước nhưng có chung một điểm là đều đã làm kinh hồn bạt vía lũ cướp nước, để lại tiếng thơm muôn thuở lưu truyền.
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày hy sinh bi tráng của Anh hùng Trương Định (20/8/ 1864 - 20/8/2014) Hội đồng Họ Trương khu vực phía Nam trân trọng kính mời bà con tham dự lễ kỷ niệm này.