Ông không chỉ là một người có nhiều công lao đưa dân đi khai khẩn đất hoang góp phần mở rộng bờ cõi trù phú về phương nam dưới triều nhà Nguyễn mà còn là vị tướng luôn đi theo tiếng gọi và mong ước của nhân dân trước vận nước vào thời kỳ nửa sau thế kỷ 19, khi thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh thuộc Nam kỳ. Đứng về phía nhân dân và lãnh đạo họ kháng Pháp cho đến khi tự kết liễu đời mình để không rơi vào tay giặc giữa một vùng đất mà ngay cả cái tên “Đám lá tối trời” cũng thể hiện một giai đoạn đen tối của cả dân tộc.
Tôi may mắn nhiều lần về thăm nơi chôn nhau cắt rốn của ông ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, nay thuộc TP Quảng Ngãi. Một vùng quê nghèo ven biển mà suốt trong lịch sử đã sinh ra những người con ưu tú của đất nước. Những trí thức người họ Trương như hai chú cháu Trương Đăng Đồ, Trương Đăng Quế, Trương Công Định thời nhà Nguyễn hay cố bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Trương Quang Giao thời chiến tranh giải phóng dân tộc…đã để lại những dấu ấn vàng son về khí tiết, tình yêu dân tộc và lòng trung thành với nhân dân. Trường hợp danh thần Hiệp biện đại học sĩ, Tổng tài Quốc sử Quán-Quảng Khai Trương Đăng Quế là một ví dụ. Cụ là danh thần suốt 4 triều vua đầu của nhà Nguyễn, là nhà thơ, nhà sử học, là thầy dạy học trong triều, nhà quân sự lỗi lạc, người đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội suốt từ Bắc vào Nam với các vị trí Chánh sứ Bắc Kỳ, hay Kinh lược đại thần ở 6 tỉnh Nam Kỳ…suốt hơn 40 năm. Sau khi Đà Nẵng thất thủ, Pháp tấn công vào Gia Định, vì tuổi cao, ông xin nghỉ hưu đề nhường cho người trẻ thao lược hơn. Nhưng phẩm chất cao quý, nhân cách của một công bộc là ở chỗ, ông không ngần ngại nói về những hạn chế của mình trước sức mạnh của giặc và yêu cầu của thời cuộc, xin nghỉ và từ chối bổng lộc. Trường hợp cố Bí thư Trương Quang Giao, là cháu gọi cụ Trương Đăng Quế bằng ông cố. Ông tham gia Việt Minh từ năm 16 tuổi, từng là Trưởng ban Khởi nghĩa trong cách mạng tháng 8, chỉ huy khởi nghĩa Ba Tơ ở Quảng Ngãi, Thường vụ xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam- Đà Nẵng từ năm 1946…Ông qua đời vì tuổi già tại TP Đà Nẵng năm 1983.Ông được biết đến và được nể phục ở chỗ luôn là người thanh liêm, trung thực, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Về Sơn Tịnh, nhiều lần tôi nghỉ lại nhà con cháu ông và được nghe họ kể; ông luôn là người sống giản dị, thanh bạch đến cuối đời. “Dân đang còn khổ, mình không nên sống xa dân!”, cháu nội ông, anh Trương Quang Trung, hiện đang sinh sống tại Sơn Tịnh thường kể với tôi.
Ở vùng quê Sơn Tịnh, cũng là nơi chịu nhiều đau thương trong những cuộc chiến tranh dai dẳng, mà di tích Mỹ Lai hiện nay, nơi tưởng niệm hàng trăm người dân vô tội bị sát hại năm 1968, từng gây bàng hoàng cả thế giới, trở thành đề tài cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật nổi tiếng làm thức tỉnh lương tâm của những ai biết yêu chuộng hòa bình…Từ năm 1986, lúc đang làm việc ở báo Thanh Niên, tôi có dịp về đây nhiều ngày khi tham gia xây dựng các trạm biến áp để đưa điện về cho dân ở đây. Có dịp tiếp xúc với nhiều người dân, mới hiểu, tuy còn nghèo khó, còn phải chắt chiu dăm mảnh ruộng cằn, những mớ cá mớ tôm ít ỏi từ biển…nhưng người dân Sơn Tịnh vẫn luôn giữ trong mình khí khái và sự trung thực hiếm có. Họ cùng tham gia với chúng tôi trong công việc với sự vô tư và chí tình. Những người đang tham gia vào công việc chính quyền cũng sống giản dị, chân thành mà thường ta ít gặp ở những nơi khác, vốn đang bị cuộc sống kim tiền và quyền lực đang làm tha hóa…
Gần mươi năm sau, tôi trở lại Sơn Tịnh nhân ngày dựng tượng đồng tại nhà thờ Bình Tây Đại nguyên Soái Trương Định nhân ngày giỗ thứ 150 của ông, mới biết thêm giữa Các cụ Trương Đăng Quế và thân sinh Trương Định là chỗ bà con trong một tộc. Việc Trương Định theo cha và miền Nam rồi sau trở thành lãnh binh, lãnh đạo kháng chiến có vai trò của cụ Trương Đăng Quế. Nói như nhà giáo Trương Quang Trạng, hậu duệ đời thứ 14 ở đây: “Tất cả họ đều có chung dòng máu tộc học, nên cái huyết thống vì dân vì nước là giống nhau, như một hằng số…”. Nhìn quang cảnh nô nức của người dân nhân ngày giỗ của vị anh hùng dân tộc ngay ở quê hương ông, trong tôi cũng tràn ngập chung một niềm kiêu hãnh về huyết thống và tình yêu quê hương, đất nước…
Còn một chi tiết nữa, nhiều gia đình người Sơn Tịnh đều có huyết thống với bà con ở Lý Sơn từ thế kỷ 17. Cho nên, nếu ngày nay chúng ta biết vai trò và sự nghiệp lẫy lừng của các thế hệ người Lý Sơn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa từ mấy trăm năm trước, ấy cũng là tình tự vì dân vì nước luôn dẫn truyền trong huyết quản của một vùng quê hương giàu truyền thống vậy!
Bên lề lễ giỗ lần 150 Anh hùng dân tộc Trương Định, ngày 17.8, tại xã Tịnh Khê, ông Trương Điện Thắng, PCT Hội đồng họ Trương Việt Nam đã gặp gỡ Ban Liên lạc họ Trương Tỉnh Quảng Ngãi để thống nhất kế hoạch và phương hướng tổ chức Đại hội chính thức vào cuối năm 2014. Tại buổi họp, Ban Liên lạc họ Trương Quảng Ngãi đã đồng ý mời các ông bà: -Trương Quang Dũng, Phó giám đốc sở Công Thương Quảng Ngãi làm Trưởng Ban liên lạc CLB Doanh nhân họ Trương tỉnh Quảng Ngãi. -Ông Trương Quang Hoanh, doanh nhân tại Sơn Tịnh: Tham gia CLB -Ông Trương Quang Tấn, giám đốc Đài PT-TH tỉnh: Tham gia Ban kết nối dòng tộc và thông tin tuyên truyền để tổ chức Đại hội Họ Trương Tỉnh. Các thành viên trên đã vui vẻ nhận lời và tham gia tích cực vào công việc chung của tộc họ. Ngoài ra, dự kiến sẽ mời thêm hai đại diện phụ nữ là con gái và dâu họ Trương tham gia vào Ban Liên lạc. P.V
|
(HTVN) Ngày 14-8, tạp chí Xưa và Nay phối hợp với họ Trương Việt Nam tổ chức lễ trao tượng anh hùng dân tộc Trương Định cho hai đền thờ ông tại thị xã Gò Công (Tiền Giang) và xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).
Thời kỳ chống Pháp trước đây, có nhiều người con của đất Việt tham gia vào những phong trào, những cuộc khởi nghĩa yêu nước và đã anh dũng chiến đấu, hy sinh đầy quả cảm trong đó có những người con của dòng họ Trương Việt Nam. Đặc biệt nổi lên có hai thủ lĩnh họ Trương: ở phía bắc có “Hùm thiêng Yên Thế “Hoàng Hoa Thám (tên thật là Trương Văn Thám) và ở phía Nam có “Bình Tây Đại Nguyên soái” Trương Định ( còn gọi là Trương Công Định). Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày mất của tướng quân Trương Định, chúng tôi xin viết đôi nét về Cụ, như một nén tâm nhang kính dâng lên viếng linh hồn đấng tiên liệt. Chính vào dịp kỷ niệm năm nay, đúng vào ngày Giỗ Cụ 20/8/2014, một pho tượng đồng đã được đúc, hô thần nhập tượng với sự quyên góp của các hậu duệ dòng họ Trương Việt Nam (do Hội đồng họ Trương Việt Nam khởi xướng ) được kính cẩn, long trọng rước về đặt tại nơi thờ Cụ tại quê nhà: Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Do lượng thông tin thu thập được không nhiều nên bài viết có thể chưa nêu hết được về tấm gương hy sinh lẫm liệt và công lao to lớn của Cụ, mong bạn đọc thông cảm. Hai người anh hùng dân tộc, hai tấm gương hy sinh lẫm liệt tuy ở hai chiến trường khác nhau của hai miền đất nước nhưng có chung một điểm là đều đã làm kinh hồn bạt vía lũ cướp nước, để lại tiếng thơm muôn thuở lưu truyền.
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày hy sinh bi tráng của Anh hùng Trương Định (20/8/ 1864 - 20/8/2014) Hội đồng Họ Trương khu vực phía Nam trân trọng kính mời bà con tham dự lễ kỷ niệm này.
Tuy chỉ sống trên cõi thế 44 năm (1820 - 1864), nhưng Bình Tây đại nguyên soái Trương Định đã để lại danh thơm muôn thuở. Không chỉ có công lớn trong cuộc khẩn hoang vùng Gò Công (Tiền Giang) mà Trương Định còn là một thủ lĩnh tiêu biểu ở phương Nam anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược vào thời điểm chúng vừa đặt chân lên đất nước ta. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày hy sinh bi tráng của ông (20/8/ 1864 - 20/8/2014), xin trân trọng giới thiệu đôi nét về cuộc đời - sự nghiệp vĩ đại của bậc tuấn kiệt này