Trong quá trình hình thành làng xã Việt Nam, văn hóa dòng họ là một yếu tố quan trọng tạo nên văn hóa làng. Rất tiếc chúng ta đã để mai một quá nhiều di sản văn hóa dòng họ, cả văn hóa vật thể như từ đường, gia phả, bia ký... lẫn văn hóa phi vật thể như các truyền thống văn hóa dòng họ.
Văn hóa dòng họ cũng chính là đặc điểm văn hóa nông thôn Việt Nam. Dưới chế độ phong kiến, mỗi họ tuy nghề nghiệp có khác nhau, nhưng phần lớn sống dựa vào ruộng đất, một số ít làm nghề thủ công, một số có tham gia đôi chút thương nghiệp kèm với nghề nông, chăn nuôi, nhưng cả họ đều gắn bó với nhau và noi gương một số gia đình nho học, những gia đình nho học này không những có uy tín trong họ, trong làng mà thường vượt ra khỏi phạm vi làng. Người đỗ đạt cao nhất họ hoặc một nhà nho có uy tín trong vùng thường là chỗ dựa và là niềm tự hào của dòng tộc. Hàng năm, vào những ngày giỗ chạp họ, con cháu nội ngoại từ khắp nơi hội tụ về từ đường để tưởng nhớ vong linh ông bà tổ tiên, đọc cho nhau nghe tộc phổ, nhắc nhở con cháu mối quan hệ thiêng liêng gắn bó họ hàng, chọn nêu gia đình tiêu biểu nhất làm tấm gương về nhân cách, đạo đức cho dòng họ noi theo. Do vậy, vấn đề quan tâm nhất của dòng họ không phải là kinh tế mà chính là ở tư cách đạo đức và học vấn. Các thành viên trong các gia đình tiêu biểu của dòng họ đều ý thức mình phải sống mẫu mực, bởi vì dòng họ, làng xã đều chú ý đến gia đình mình. Mỗi việc làm của họ hoặc mang lại niềm vinh hạnh cho cả dòng tộc, cả làng xã hoặc ngược lại. Chính vì thế truyền thống văn hóa của dòng họ phải luôn luôn được gìn giữ và mọi thành viên phải nhớ câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề”.
Dù dòng họ nào, nếp gia phong thời phong kiến cũng quan niệm cá nhân là một thành viên của những tổ chức hình vòng tròn đồng tâm: gia đình, họ hàng, làng xã, đất nước. Bản chất của sự cấu kết này là sự hình thành tư tưởng cộng đồng, yêu thương đoàn kết, đùm bọc, hòa hợp với nhau, gắn kết giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái chung, được thể hiện trong việc nhiều dòng họ xây dựng từ đường, huy động lập chợ, xây dựng trường học, trùng tu đình miếu, thiết lập văn chỉ, lập hội nghĩa thương, lạc quyên cứu tế...
Hơn 20 năm chiến tranh, bom đạn và thời gian đã lấy mất đi rất nhiều những di sản quý báu của văn hóa dòng họ. Sau khi được Nhà nước phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa, tôn vinh gia đình văn hóa, sợi dây vô hình gắn bó mỗi người với họ hàng, mồ mả tổ tiên, nhà thờ họ... đã được kết nối lại. Thế nhưng việc kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống của tổ tiên, phục hồi văn hóa dòng họ, tôn vinh dòng họ phải hòa hợp với làng xã, những hoạt động văn hóa dòng họ phải gắn liền với văn hóa làng xã như cha ông đã từng làm, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng sứt mẻ tình làng nghĩa xóm. Đó cũng chính là việc thể hiện nếp gia phong của dòng họ.
Theo Nguyễn Thanh Quang
Báo Bình định
Phong tục có được là do thói quen mà mọi người đã chấp nhận, nhiều khi không giải thích được lý do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng thôi. Trong mỗi gia đình Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta, con dân nước Việt, hãy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên, và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng ra sao. Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.
Phú Thọ là nơi ra đời nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt, hay còn gọi là người Việt cổ, Việt Mường. Tuy thế người Việt Mường cũng ở xen kẽ với người Tày cổ ở hai bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Thao (đoạn sông Hồng từ Yên Bái về Việt Trì). Bộ tộc người Tày cổ ở đây đã li khai với Thục Đế về theo Vua Hùng. Đến thời Hùng Duệ Vương, họ theo Vua Hùng thứ 18 đánh nhau với Thục Phán.
Trong đời sống mỗi con người, gia đình luôn giữ một vị trí đặc biệt-đó là nơi con người thực hiện quá trình xã hội hoá đầu tiên, nơi mỗi người tìm được sự an toàn trước mọi cám dỗ của xã hội và là tổ ấm chở che yêu thương nhất. Chính trong chiếc nôi thân yêu này con người được bảo bọc, yêu thương, được học hỏi những kỹ năng sống cơ bản và được trao truyền những giá trị đạo đức tốt đẹp nhất của cuộc đời.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ hơn cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm, mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.
Nghi thức "Bông Hồng Cài Áo" trong dịp lễ Vu Lan rằm tháng 7 Âm lịch là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. thường được tổ chức trong ngày Lễ Vu Lan ở các ngôi chùa Việt Nam hằng năm để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu. nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan