Trương Trác Khánh: Người đầu tiên đưa Lý Tiểu Long đến Vịnh Xuân

00:17 - 26/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2232

 Cơ duyên bắt đầu từ tình bằng hữu

Sinh năm 1940, Trương Trác Khánh được Diệp Vấn nhận dạy võ công. Nhờ tố chất thông minh và khả năng tiếp nhận nhanh, Trương Trác Khánh đã lĩnh hội đầy đủ và rõ ràng nhất về hệ thống các quyền cước của Vịnh Xuân.
Lý Tiểu Long và sư huynh Trương Trác Khánh
Lý Tiểu Long và sư huynh Trương Trác Khánh
Năm lên 10 tuổi, trong một lần đi dự tiệc ở Thành Bắc, Trương Trác Khánh vô tình quen biết Lý Tiểu Long. Khi đó, Lý Tiểu Long vẫn là một cậu học sinh đang học tại trường La Selle. Sau một thời gian tìm hiểu và thân nhau, nhận thấy Lý Tiểu Long có niềm đam mê cháy bóng với võ thuật và cũng rất khâm phục Vịnh Xuân. Do đó, Trương Trác Khánh đã đưa Lý Tiểu Long đến gặp sư phụ Diệp Vấn của mình để bái sư học võ.
Và cũng chính từ đây, một huyền thoại võ thuật lớn được hình thành. Tố chất thông minh, tinh thần cầu tiến, tò mò đã giúp Lý Tiểu Long nhanh  chóng lĩnh hội những gì tinh túy nhất từ người sư phụ Diệp Vấn.
Trương Trác Khánh – Người sư huynh tài ba
Như đã nói trên, chính vì theo học Vịnh Xuân của Diệp Vấn từ khi còn rất nhỏ nên khả năng lĩnh hội võ thuật của Trương Trác Khánh là rất đáng nể, nếu không muốn nói là trên cơ cả Lý Tiểu Long. Tốc độ ra đòn của anh có tốc độ nhanh đến khủng khiếp khiến nhiều người trong đó có Lý Tiểu Long không thể tin vào mắt mình.
Theo nhiều bằng chứng ghi lại được, trong một lần tham gia biểu diễn tại trường Haward, Trương Trác Khánh thể hiện tốc độ ra đòn đáng sợ khi tung ra 8,3 đòn đánh trong một giây. Tốc độ nhanh đến nỗi nhiều võ sinh khi chứng kiến đã thót lên “sư phụ đánh quá nhanh, không thấy được gì cả”.
Võ công của Trương Trác Khánh rất đáng nể.
Võ công của Trương Trác Khánh rất đáng nể.
Vịnh Xuân của Trương Trác Khánh linh hoạt, lợi hại và biến ảo khó lường. Vịnh Xuân dùng đòn tay là chủ yếu nhưng sự linh hoạt trong đòn tay đó biến hóa khó lường và rất khó để đối phương chống đỡ.
Vào năm 1958, nhờ bản lĩnh cao cường sau nhiều năm học võ, Trương Trác Khanh đã một mình chống chọi với một nhóm gồm 19 tên có hung khí. Ông đánh gục 6 người chỉ trong giây lát và lãnh 3 vết thương. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi một vị thuyền trưởng người Đức dùng súng để giải vây. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để làm tiếng tăm của Trương Trác Khanh trở nên lẫy lừng.
Với Lý Tiểu Long, về sau anh tạo dựng tên tuổi vững chắc trong làng võ thuật nhưng vẫn đầy xúc động mỗi khi nhắc lại Trương Trác Khanh – người sư huynh làm cầu nối đưa anh đến Vịnh Xuân Quyền.
Vân Anh (Tổng hợp)

Những tin cũ hơn

Kỹ thuật cao: Hiểu đúng để tránh lạm dụng

Kỹ thuật cao: Hiểu đúng để tránh lạm dụng

— 26 Tháng Năm 2017

Bệnh nhân hoặc thân nhân có quyền yêu cầu giải thích rõ những ưu, nhược điểm và chi phí của phương pháp chẩn đoán và điều trị

MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG NGHỆ TĨNH

MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG NGHỆ TĨNH

— 26 Tháng Năm 2017

Hòa chung khí thế tưng bừng đón chào năm mới Bính Thân, mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước nở hoa, tiếp nối mạch nguồn truyền thống của dân tộc, ngày 28 tháng 2 năm 2016 (ngày 21 tháng 01 Âm lịch) Hội đồng Họ Trương Nghệ Tĩnh đã long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp gỡ ấm tình thân tộc với chủ đề “Tết đoàn viên – Xuân hội tụ” tại Tổng Công ty cổ phần Nông nghiệp Nghệ An (thành phố Vinh).

“NAM QUỐC SƠN HÀ”: Chân lý chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam

“NAM QUỐC SƠN HÀ”: Chân lý chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam

— 26 Tháng Năm 2017

Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam là một bản trường ca về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, người Việt Nam luôn nêu cao tinh thần bất khuất và bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền lãnh thổ thiêng thiêng. Một trong những minh chứng hùng hồn nhất cho tinh thần đó là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của danh tướng Lý Thường Kiệt.

Hồn xưa, nhà xưa Trương Vĩnh Ký lặng lẽ giữa Sài Gòn

Hồn xưa, nhà xưa Trương Vĩnh Ký lặng lẽ giữa Sài Gòn

— 26 Tháng Năm 2017

TTO - Ở góc ngã tư Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng (Q.5, TP.HCM) có một khu đất rộng hơn 2.000m2 được bao quanh bởi vách tường cao với cổng ra vào mang số 520 đường Trần Hưng Đạo.

NGƯỜI TÙ KHỔ SAI

NGƯỜI TÙ KHỔ SAI

— 26 Tháng Năm 2017

Gia đình nghèo, cha mẹ tôi sinh được tám anh em, năm trai ba gái. Đứa em út mới sinh chưa đặt tên đã mất lúc gia đình đi tản cư. Tôi là con thứ năm nhưng trở thành con lớn vì các anh chị em đều hy sinh trong hai cuộc chiến tranh...