Tộc Trương Đình và danh hương Cổ Hiền (Quảng Bình)

21:53 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2213

Tôi không thể nào quên những cái bắt tay thân tình, sự hồ hởi xen lẫn xúc động của bà con tộc Trương Đình Cổ Hiền trong Đại hội Họ Trương tỉnh Quảng Bình lần thứ nhất (ngày 8/12/2013) khi mọi người nói với tôi: “Đồng hương Thăng Long – Hà Nội đây”. Hơn 5 thế kỷ đã trôi qua nhưng nỗi nhớ “cố hương” vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những thế hệ xưa và nay của tộc Trương này. Ngay từ thuở ban đầu vào trấn thủ và khai canh xứ Côộc, Tướng quân Trương Đình Tán và  tộc Trương Đình cùng hai tộc Lê, Nguyễn đã đặt tên cho làng mới là Cổ Hiền để kỷ niệm về “quê cha đất tổ”. Bởi gốc phát tích của tộc Trương Đình là tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc ven đô, cửa ngõ phía Nam  Hà Nội).
Từ thế kỷ XV, nhận sứ mệnh “Nam tiến” của triều đình Lê sơ (thời vua Lê Thánh Tông), tộc Trương Đình đã cùng cộng đồng vừa đánh giặc vừa tăng gia sản xuất, góp công vào đại nghiệp “quốc thái dân an”.
Cổ Hiền trên quê hương mới gồm 4 xóm, được dựng theo mô hình làng xã truyền thống đồng bằng Bắc Bộ: “cây Đa, giếng nước, sân đình”, chợ búa nhộn nhịp, trên bến dưới thuyền. Các loại hình di tích phong phú, đa dạng: đình, đền, chùa, phủ, miếu, thành lũy... Đặc biệt nhà thờ Đại tôn có bề dày hơn 500 năm, từ chỗ tranh tre vách nứa, mái lá tiến đến xây kiên cố. Trong chiến tranh chống Mỹ ác liệt, nhà thờ là nơi cất dấu tài liệu bí mật và cũng là  nơi để vũ khí khí tài của Bộ tư lệnh  đoàn 559 chỉ huy chiến đấu, cũng là nơi các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và khách quốc tế đến thăm và làm việc. Ngày 12/12/1986, nhà thờ tộc Trương Đình Cổ Hiền đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Kế thừa, phát huy truyền thống văn võ song toàn của Tổ tiên, gia tộc, các thế hệ Tộc Trương Đình Cổ Hiền ngày càng phát triển. Từ đời thứ nhất đến đời thứ 12 tuy con cháu còn ít  nhưng đã  thành tựu về khoa bảng (15 người đạt học vị Tiến sĩ, Tú tài, cử nhân văn võ).
Từ chỗ 3 đời đầu độc đinh đến nay (năm 2013) có 336 hộ với 1164 khẩu trong đó có 156 đinh và 447 tráng. Trình độ Đại học trở lên có 59 vị trong đó có 2 Tiến sĩ. Sĩ quan Quân đội từ  Thiếu tá trở lên có 18 vị trong đó có 1 tướng (Trung tướng Trương Đình Thanh). Đảng viên từ 30 tuổi Đảng đến 65 tuổi Đảng có 32 vị.
Thay mặt tộc họ, tại Đại hội Họ Trương tỉnh Quảng Bình lần thứ nhất ông Trương Đình Hợi đã phát biểu như một lời tâm sự: “ Tại thời điểm này, con cháu trong tộc Trương Đình Cổ Hiền rải khắp các lĩnh vực: Quân sự, chính trị, khoa học kỹ thuật,  kinh tế, văn hóa nghệ thuật. Dù đi đâu sinh sống, công tác hậu duệ của ngài Thủy tổ Trương Đình Tán đều nhớ về Cội nguồn để chăm lo phụng sự Tổ tiên. Con cháu gần xa đã đóng góp  cho việc tu bổ nhà thờ, cúng tế, lễ hội...với số tiền hàng trăm triệu đồng. Tộc Trương Đình Cổ Hiền nguyện mãi mãi giữ gìn nề nếp gia phong và đoàn kết thống nhất cùng các tộc họ khác xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước thêm giàu mạnh, tươi đẹp”.
 

Trung tướng Trương Đình Thanh – một nhân vật ưu tú tiêu biểu của tộc Trương Đình và danh hương Cổ Hiền

 Sinh ngày 8/12/1944  tại làng Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông nhập ngũ tháng 2 năm 1961 và được cử đi học tại Trường Quân sự Quân khu 4.
1962 - 1975, lần lượt giữ các chức vụ tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn phó, trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân trực thuộc Quân khu Trị Thiên Huế.
1976 - 1980, được cử đi đào tạo tại Học viện Lục quân rồi Học viện Quốc phòng.
 1981 - 1984, lần lượt giữ các chức vụ Sư đoàn phó Sư đoàn 324, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 342 của Quân khu 4.
Năm 1985, tiếp tục được cử đi đào tạo tại Học viện Quân sự Frunze của Liên Xô.
1986 - 1994, Tham mưu phó rồi Tham mưu trưởng Quân khu 4. Tháng 7/1995, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng rồi Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Tháng 2/2002, Tư lệnh Quân khu 4.
Năm 2003 được phong Trung tướng.
Trung tướng Trương Đình Thanh mất ngày 26.1.2005 trong một tai nạn máy bay khi ông cùng đoàn cán bộ Quân khu 4 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đi kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của bộ đội tại đảo Hòn Mê.
Ông đã được Nhà nước và QĐNDVN tặng: Huân chương Ðộc lập hạng Ba, Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương chiến công (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến công Giải phóng (hạng Nhì, Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ Giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba)...



Bài: Trương Thị Kim Dung PCT Hội đồng Họ Trương Việt Nam

Những tin cũ hơn

Thư cảm ơn của Tộc Trương Công Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam

Thư cảm ơn của Tộc Trương Công Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Ban Tổ chức lễ đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia Lăng mộ Thượng thư Trương Công Hy và Hội đồng Tộc Trương Công Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, Quảng Nam trân trọng cám ơn:

Đại hội Họ Trương tỉnh Quảng Bình lần thứ nhất (2013- 2018): “Trăm phường xã liền cành chi tộc...”

Đại hội Họ Trương tỉnh Quảng Bình lần thứ nhất (2013- 2018): “Trăm phường xã liền cành chi tộc...”

— 25 Tháng Năm 2017

Thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu Họ Trương Việt Nam lần thứ nhất, ngày 8 tháng 12 năm 2013 (tức mồng 6 tháng 11 năm Quý Tỵ). Đại hội đại biểu Họ Trương Quảng Bình lần thứ nhất đã tổ chức tại Khách sạn Tân Bình nằm ở trung tâm TP Đồng Hới, liền kề khu vực di tích lịch sử nổi tiếng: Quảng Bình Quan. 380 đại biểu nam nữ của 55 tộc ở 7 huyện, thành về dự đông đủ với 3 thế hệ. Người cao tuổi nhất là cụ Trương Quang Hý (huyện Lệ thủy) 90 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 5 cháu 15 tuổi.

Lễ đón nhận bằng di tích Quốc gia Lăng mộ Thượng thư Trương Công Hy

Lễ đón nhận bằng di tích Quốc gia Lăng mộ Thượng thư Trương Công Hy

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 8.12, tại xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn ( Quảng Nam), UBND tỉnh Quảng Nam và huyện Điện Bàn đã tổ chức lễ trao bằng và gắn bia di tích lịch sử Quốc gia tại Lăng mộ Lưỡng bộ Thường Thư Trương Công Hy ( 1727-1800), một danh thần triều Tây Sơn, một nhà giáo tham chính, một vị quan thanh liêm được nhân dân ngưỡng mộ từ hơn 2 thế kỷ trước...Buổi lễ diễn ra với nghi thức cổ truyền và nghi thức nhà nước kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ trước sự chứng kiến của hơn 1.200 người...

Trao học bổng Trương Hữu Thắng cho Em Trương Thị Thương

Trao học bổng Trương Hữu Thắng cho Em Trương Thị Thương

— 25 Tháng Năm 2017

Hôm qua, 16.9, được sự uỷ quyền của Ông Trương Hữu Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Oasis Hotel, Văn phòng Đại diện báo Thanh Niên tại miền Trung và Đại diện Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam tại Đà Nẵng đã đến phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng để trao học bổng Trương Hữu Thắng trị giá 10 triệu đồng (Mười triệu đồng) cho sinh viên khuyết tật Trương Thị Thương, hiện đang học năm thứ nhất, Đại học Sư Phạm Đà Nẵng.

Cảm phục trước hai chị em mồ côi vẫn học giỏi toàn diện

Cảm phục trước hai chị em mồ côi vẫn học giỏi toàn diện

— 25 Tháng Năm 2017

Mẹ qua đời vì bệnh ung thư máu không lâu người cha cũng ra đi biệt xứ đã năm năm chưa có tin tức gì. Để có tiền ăn học hai chị em phải đi làm thuê nhưng trong những năm học qua hai chị em Thu và Hà luôn là học sinh giỏi toàn diện của trường. Đó là hoàn cảnh côi cút của hai chị em Trương Thị Lệ Thu (SN 1995) hiện là học sinh lớp 10A6 trường THPT Số 2 Tuy Phước và cô em gái là Trương Thị Bích Hà (SN 1997) học sinh lớp 8 trường THCS Hòa Thắng. Kính đề nghị mọi tấm lòng hảo tâm của bà con anh em họ Trương cũng như đồng bào cả nước với đạo lý tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, một giọt máu đào hơn ao nước lã, cùng chung tay đóng góp tinh thần, vật chất giúp đỡ hai em, để hai em được tiếp tục theo học trong những năm tháng tuổi thơ của mình.