NHỮNG PHONG TỤC TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC

00:03 - 26/05/2017 Tin tổng hợp Admin 3903

1. Thăm mộ tổ tiên:

Mọi người trong gia đình sẽ cùng đi dọn dẹp, thăm viếng mộ tổ tiên từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

2. Khai bút đầu xuân:

Đầu năm mới mọi người thường treo “câu đối đỏ” được viết bằng chữ nho trên giấy đỏ hay hồng đào để chúc điều may mắn, tốt lành cho năm mới.

3. Tống cựu nghinh tân:

Những ngày cuối cùng của năm mọi người sẽ quét dọn vệ sinh nhà cửa, đường xá sạch đẹp cũng như mua sắm quần áo mới, thức ăn, vật dụng ngày tết. Người lớn dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi, không cãi cọ nhau, không vứt rác bừa bãi, không nghịch ngợm, trách phạt nhau…. Đối với hàng xóm láng giềng, trong năm cũ có điều gì không hay không phải đều xuý xoá hết, tất cả mọi người dù lạ dù quen, sau phút giao thừa đều niềm nở, vui vẻ và chúc nhau những điều tốt lành.

4. Quà tết:

Món quà Tết thể hiện sự quan tâm, biết ơn, tôn kính của bản thân vói gia đình, bạn bè,… vì vậy món quà là điều vô cùng quý và đặc biệt là những ngày trước Tết.

5. Chúc thọ, chúc tết:

Ngày mồng một đầu năm là lúc con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo bằng việc mừng tuổi, chúc thọ, chúc tết ông bà, cha mẹ và người thân.

6. Lễ xông đất:

Ngày Tết người ta sẽ mời người có vận may (làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc), người hợp tuổi với chủ nhà đến xông nhà vì theo tín ngưỡng của người Việt thì người đầu tiên bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem điềm lành, may mắn cho gia đình suốt cả năm. Người xông nhà phải ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính rồi đi quanh nhà, đến bếp, ngụ ý đem lại may mắn vào từng xó nhà.

7. Hái lộc đầu xuân:

Với mong muốn mang phước lộc về nhà ngày đầu năm người ta sẽ hái 1 nhánh non trên cây đa trong đình, chùa đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ.

8. Lì xì đầu năm

Khi Tết đến Xuân về thì Ông Bà Cha Mẹ sẽ chuẩn bị một ít tiền cho vào phong bao màu đỏ bắt mắt để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích,… cùng với những lời chúc tốt đẹp như hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn,…

9. Cúng ông Táo:

Ngày 23 tháng chạp hàng năm người ta sẽ dọn dẹp sạch bếp và làm mâm cúng ông Táo có con cá chép ở trong bếp để mong ông báo cáo điều tốt để Trời cho gia đình được bình an, may mắn trong năm tới vì theo quan niệm nhân gian đây là ngày ông Táo phải lên trời để trình cho Thượng Ðế để xét thưởng hay trách phạt gia chủ.

10. Lễ xuất hành:

Ngày mồng một đầu năm người ta sẽ xem lịch, chọn hướng tốt, hạp với tuổi để xuất hành trong những giây phút đầu tiên của năm với mong muốn may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.

11. Mâm ngũ quả ngày Tết:

Chuẩn bị một mâm ngũ quả thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới.

12. Lễ rước vong linh ông bà

Người ta sẽ chuẩn bị các thức ăn và trái cây được xếp thành mâm cỗ để dâng lên bàn thờ vào chiều 30 tháng Chạp để tưởng nhớ đến vong linh ông, bà, tổ tiên… và cùng nhau kể chuyện năm cũ, ước nguyện năm mới.

13. Bánh chưng, bánh dày:

Ăn bánh chưng, bánh giày đầu năm nhằm tưởng nhớ công ơn ông bà, cha mẹ và tập tục này còn gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh dầy từ thời vua Hùng thứ 18 khi kén phò mã.

14. Hoa tết

Ngày Tết người ta sẽ mua những cây hoa mang may mắn về nhà như: đào, mai, cúc, thọ,…. và cả cây quất để mong mọi điều tốt lành, xua đuổi tà ma, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn,… đến cho gia đình.

 

 

Những tin cũ hơn

TẾT NGUYÊN ĐÁN

TẾT NGUYÊN ĐÁN

— 26 Tháng Năm 2017

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết ViệtNam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết.

VỀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

VỀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

— 26 Tháng Năm 2017

Năm 1945 dưới sự lảnh đạo sáng suốt của Đảng, từ thân phận nô lệ từ một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân ta đã vùng dậy làm cuộc cách mạng tháng tám...

KÝ ỨC VỀ SỰ CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ CHO CUỘC NỔI DẬY LỊCH SỬ TRONG LÒNG ĐÔ THỊ SÀI GÒN

KÝ ỨC VỀ SỰ CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ CHO CUỘC NỔI DẬY LỊCH SỬ TRONG LÒNG ĐÔ THỊ SÀI GÒN

— 26 Tháng Năm 2017

Theo truyền thống của gia đình và quê hương tôi tham gia cách mạng khi còn là thiếu niên (năm 1964). Rất tự nhiên như thân phận của một con người phải vùng lên trước thảm trạng đói cơm, rách áo, pháo chụp,, bom đìa mà kẻ thù dội xuống xóm làng....

MỪNG XUÂN ẤT MÙI 2015

MỪNG XUÂN ẤT MÙI 2015

— 26 Tháng Năm 2017

Kính chúc bà con họ Trương Việt Nam ở trong nước và nước ngoài: PHÚC - LỘC - THỌ - KHANG - NINH !

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ CỦA TIẾN SỸ TRƯƠNG CÔNG GIAI

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ CỦA TIẾN SỸ TRƯƠNG CÔNG GIAI

— 26 Tháng Năm 2017

Tiến sỹ Trương Công Giai thọ 63 tuổi tính theo tuổi dương, trong đó có 43 năm làm quan trong triều Lê - Trịnh. Đây là khoảng thời gian làm nên sự nghiệp của Trương Công. Theo ghi chép của sử cũ, ông đã trải qua gần một chục chức quan khác nhau và đều là những chức quan thực việc, thực quyền...