Người cứu nguy
HTX Vàm Cỏ thành lập từ năm 1978, trực thuộc Sở GTVT Long An, vận chuyển hàng hóa đường sông theo kế hoạch điều động của tỉnh. Quyền lợi của xã viên lúc bấy giờ chỉ được hưởng hoa hồng trên đầu tấn hàng hóa mà họ vận chuyển, chứ không được quyền đứng ra ký hợp đồng, tự hạch toán trên phương tiện của mình. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, HTX Vàm Cỏ như con thuyền không lái chông chênh giữa biển khơi.
Đầu năm 1989, một số xã viên âm thầm rời bỏ HTX, nhảy ra thị trường kiếm sống đơn lẻ. Có thể nói, ở buổi “giao thời” đó, HTX Vàm Cỏ hoàn toàn rơi vào thế khủng hoảng trầm trọng, nguy cơ tan rã mỗi lúc càng hiện rõ hơn. Đã vậy, ban chủ nhiệm HTX lúc bấy giờ lại có dấu hiệu tham ô, làm thất thoát tài sản hàng trăm triệu đồng, nợ nần chồng chất, mạnh ai nấy bòn rút tài sản, tiền bạc của tập thể, buộc cơ quan thanh tra phải vào cuộc.
Kết quả, ban chủ nhiệm nhiệm kỳ 1990-1991 vi phạm pháp luật, hồ sơ được chuyển sang cơ quan điều tra khởi tố (nhưng không hiểu vì sao vụ án bị “chìm” trong suốt một thập niên qua). Trong khi đó, một số cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong ban chủ nhiệm nhảy ra ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân, quay sang lôi kéo, xúi giục xã viên rời bỏ HTX. Đến đầu năm 1992, HTX trở thành “hữu danh vô thực”, không có ban chủ nhiệm, xã viên thì mạnh ai nấy đem phương tiện về quê sinh sống. Có người chấp nhận neo đậu trong nhiều tháng liền chứ không chịu quay lại HTX để tìm hàng vận chuyển.
Kiểm tra dây neo trên xà lan tự hành của bà con xã viên |
Là một cán bộ của Sở GTVT được điều động tăng cường cho HTX Vàm Cỏ làm kế toán trưởng trong thời hạn hai năm. Trong quá trình công tác, Tem thấy yêu thích loại hình kinh tế HTX nên tự nguyện ở lại, chấp nhận từ bỏ ngạch bậc công chức và các chế độ chính sách ưu đãi khác của Nhà nước. Với cương vị của mình, Tem lặn lội đến từng nhà xã viên động viên họ trở lại HTX.
Cơ sở để anh kéo xã viên trở lại là gieo vào lòng họ một niềm tin “Nhà nước rồi sẽ có chính sách giúp HTX phát triển” và chỉ có hợp tác liên kết lại mới đủ sức cạnh tranh trên thương trường, tránh được tình trạng bị nuốt chửng bởi những đối thủ cạnh tranh tư nhân đang có ưu thế hơn. Và niềm tin ấy nảy nở trở lại trong lòng 30 xã viên có thời gian gắn bó với HTX trước đây. Họ chấp nhận theo chân Trương Văn Tem về HTX quyết tâm gầy dựng lại ngôi nhà chung đã bị đổ nát.
Cuối năm đó, Trương Văn Tem được bà con bầu làm chủ nhiệm khi anh vừa tròn 33 tuổi. Với văn bằng cử nhân kinh tế, Trương Văn Tem điều hành HTX theo qui luật vận hành của thị trường. Anh biến mỗi xã viên trở thành một nhân viên tiếp thị, khai thác nguồn hàng thật năng động. Bà con tự chủ trong việc bàn bạc ký hợp đồng vận chuyển, HTX thể hiện vai trò bà đỡ, hợp thức hóa việc ký kết từng hợp đồng kinh tế mà họ đã bỏ công khai thác.
Đi tù nhưng được tín nhiệm!
Sau vài tháng làm chủ nhiệm, Tem nhận ra làm ăn thời thị trường rất cần lực lượng môi giới, do đó anh ra sức cổ xúy cho việc này. Ai khai thác được nguồn hàng mang đến HTX ký hợp đồng vận chuyển đều được hưởng 5% hoa hồng trên tổng giá trị đã ký kết. Chính đột phá này đã giúp HTX chủ động được nguồn hàng vận chuyển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Sự thành công của Tem đã biến anh trở thành cái gai trong mắt của những ông chủ doanh nghiệp cùng ngành nghề, trong đó có người từng là “đồng đội” cũ của anh ở HTX Vàm Cỏ trước đây.
Thăm hỏi xã viên sau chuyến vận chuyển hàng hóa trở về |
Vậy là đơn nặc danh tố cáo Trương Văn Tem có dấu hiệu tham ô, bòn rút mồ hôi nước mắt của xã viên được tung ra. Từ đó, suốt năm 1994 HTX Vàm Cỏ bị các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm tra liên tục, làm cho HTX mất dần uy tín trên thương trường.
Mặc dù thanh tra, kiểm tra không thấy sai phạm gì, nhưng chủ nhiệm Trương Văn Tem cũng bị bắt khẩn cấp về “hành vi trốn thuế 48,9 triệu đồng”. Nói là HTX trốn thuế, nhưng người ta lại tiến hành khám xét nhà của chủ nhiệm Tem để tìm xem có dấu hiệu tham ô hay không. Anh nói: “Đó là thời điểm khó khăn của cả gia đình tôi, tôi bị bắt khi ở nhà vợ mới sinh con nhỏ chưa đầy tháng”.
Ở trại giam, Trương Văn Tem không ngừng đấu tranh chứng minh HTX Vàm Cỏ không hề trốn thuế, vì cơ quan thuế chưa một lần xử phạt HTX về hành vi này, bởi pháp luật qui định: tội danh “trốn thuế” chỉ được thành lập khi người đó bị ngành thuế phạt hành chính nhiều lần mà vẫn vi phạm.
Mặt khác, ở bên ngoài, những xã viên trung thành với HTX đoàn kết lại đi kêu oan cho chủ nhiệm Tem. Sau hơn một tháng, Trương Văn Tem được trả tự do (vì có quyết định đình chỉ vụ án, nói rõ là không có cơ sở để khởi tố). Nhưng Trương Văn Tem lại bị cấm điều hành HTX hơn một năm trời. Đến tháng 12 - 1997, lệnh cấm được giải tỏa, Trương Văn Tem được bà con xã viên đón về HTX, bầu lại chức chủ nhiệm.
Một lần nữa, Trương Văn Tem tiếp tục phát huy cách làm trước đó, mang lại hiệu quả kinh tế làm nức lòng những người đã ủng hộ anh. Nếu năm 1998 doanh số của HTX Vàm Cỏ đạt 4,5 tỉ đồng thì nay ổn định mức doanh thu từ 16-18 tỉ đồng/năm. Hơn thế nữa, bà con xã viên ngày càng quay lại HTX nhiều hơn trước. Những chiếc ghe bầu có sức vận chuyển vài chục tấn ngày nào bây giờ được thay bằng những chiếc sà lan tự hành từ 400 đến trên 1.000 tấn, đưa năng lực vận chuyển từ 4.000 tấn/phương tiện lên 50.000 tấn vào năm 2003. Hàng hóa trong tỉnh bây giờ không đủ để vận chuyển, nên HTX đã mở rộng địa bàn kinh doanh ra cả khu vực ĐBSCL và các tỉnh miền Đông Nam bộ”.
Điển hình
Đội "thương thuyền" của HTX Vàm Cỏ |
Sau khi oan khúc được giải, Tem quyết định học thêm đại học luật để có đủ kiến thức xây dựng HTX mạnh mẽ hơn. Ngay khi lấy bằng cử nhân luật, HTX Vàm Cỏ vấp phải một vấn đề nan giải về mặt pháp lý là việc các phương tiện ra vào các bến nhỏ lẻ phải nộp phí và lệ phí cảng vụ. Sau khi nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật qui định về phí và lệ phí, chủ nhiệm Tem không ngần ngại bảo bà con xã viên không nộp các loại phí này.
Anh còn trang bị cho bà con xã viên vốn kiến thức về pháp luật để bà con đấu tranh với những ai thực thi sai quyền lực. Trương Văn Tem cũng đã một lần kiện cơ quan cảng vụ ra tòa vì xử phạt xã viên HTX không đúng luật.
Chính nhờ am hiểu luật pháp, Trương Văn Tem đã chứng minh với cơ quan thuế HTX Vàm Cỏ không hề trốn thuế. Ngược lại, HTX Vàm Cỏ còn đi đầu trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Do Trương Văn Tem quá có lý nên ngành thuế Long An đã xem xét “giải oan” cho HTX và bản thân anh. Chẳng những thế, HTX Vàm Cỏ còn được ngành thuế thối thu nhiều triệu đồng ở thời điểm mà Trương Văn Tem bị bắt nhốt.
Cuối năm 1999, Trương Văn Tem được bầu vào HĐND tỉnh Long An, cơ quan quyền lực cao nhất của địa phương. Ở cương vị này, Trương Văn Tem luôn đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho loại hình kinh tế HTX. Nhiều chủ doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh muốn có được anh trong cương vị giám đốc điều hành với mức lương 15 triệu đồng/tháng, nghĩa là cao hơn mười lần mức lương 800.000 đồng mà anh nhận của HTX Vàm Cỏ hiện nay. Anh từ chối dù cuộc sống gia đình anh vẫn còn khó khăn, phương tiện đi lại làm việc hằng ngày là chiếc xe gắn máy cà tàng của HTX.
Anh nói: “Bây giờ tôi như người làm thuê cho bà con xã viên, dù tiền lương thấp nhưng bù lại, HTX củng cố nơi tôi niềm tin rằng mô hình kinh tế này là không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần".
Vừa qua, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 1039/Ttg-TTCP ngày 28/6/2011, tại QĐ số 1120/QĐ-CTN ngày 2/8/2011 của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động cho các cá nhân thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
GS.TSKH Trương Đông San sinh ngày 2.12.1933 tại một làng ven biển, nay thuộc xã Thuận Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, trong một gia đình ngư dân nghèo có truyền thống cách mạng. Hai người anh trai của ông là liệt sĩ. Bản thân ông cũng sớm tham gia cách mạng. Năm 11 tuổi, ông đã làm liên lạc cho cơ sở bí mật của Đảng trong vùng địch tạm chiếm. Sau đó do bị lộ, ông được đưa lên chiến khu cách mạng. Năm 1951, ông được cử đi học ở khu V và khu IV cũ.
Nghệ thuật khảm sành sứ Huế được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, đó là giai đoạn các chúa Nguyễn đã thiết lập ở Đàng Trong những phủ chúa, những trung tâm văn hóa có một sức sống tồn tại, lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của vùng đất Thuận Hóa.
Ánh nắng buổi chiều vẫn chưa tắt. Anh Năng vội vàng cuốc đất, đào huyệt để chuẩn bị “tiễn” các em về một thế giới khác. Ở đó, gần 45.000 thai nhi nằm cạnh nhau giữa bầu trời đầy sao và tiếng gió của núi đồi…
Ngày 17/6, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng dẫn đầu đoàn công tác gồm các Bộ, ngành Trung ương có buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh để kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng vùng Sông Hồng.