Một vài suy nghĩ về việc họ - rất dễ và cũng rất khó

23:51 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2657
          Thờ cúng Tổ tiên cốt ở lòng thành, với cái tâm, chứ không phải ở cái danh, cái hình thức, sự thành kính với ông bà tổ tiên, không nhất thiết phải linh đình, mâm cao, cỗ đầy, chỉ nén hương thơm, chén nước tinh khiết cũng được. Nhưng bên cạnh đó cũng tùy tâm, tùy khả năng nhưng cũng không nên quá lãng phí. Trước là để bầy tỏ lòng thành kính với tổ tiên, sau là con cháu thụ lộc, chung vui. Xác định việc thờ cúng không phải là phụng dưỡng, mà là tấm lòng tôn kính, tri ân với công đức đời trước, đồng thời giáo dục cho thế hệ sau luôn biết uống nước nhớ nguồn, sống có hiếu, có nhân.
          Việc họ dễ ở chỗ là bất kỳ ai cũng có thể tham gia, không kể trưởng thứ, già trẻ, nội ngoại, dâu rể, nam nữ, sang hèn, trình độ, cứ có lòng thành kính, có tâm với tổ tiên là tham gia được.
          Nhưng việc họ khó là ở chỗ đó là phải làm sao quy tụ, gắn kết được họ hàng, làm cho họ hàng đoàn kết và thịnh vượng. Việc họ khó còn thể hiện ở chỗ đó là không kể khi nghèo hèn mà có sự thờ ơ hay lúc sang giàu mà có sự thái quá, mà phải luôn một lòng thành kính với tổ tiên, khi nghèo thì cũng phải làm sao cho đúng và đủ phong tục lễ ghi, dù lễ vật không lớn, cốt ở cái tâm, khi giàu thì cũng không nên mâm cao cỗ đầy quá đáng, rồi mời thầy nọ, thầy kia về cúng bái linh đình, rồi nghĩ ra đủ thứ ghi thức không có, không đúng với tín ngưỡng.
          Việc họ khó còn thể hiện ở chỗ đó là chỉ biết bản thân mình, biết cha mẹ mình, các thế hệ gần gũi với mình, mà phải biết mọi người trong dòng họ đều như nhau, không kể xa gần.
          Việc họ khó còn thể hiện ở chỗ làm sao phải biết phát huy văn hóa của dòng họ, biết duy trì các truyền thống, nét đẹp của dòng họ, rồi truyền vào thế hệ con cháu đời sau, để con cháu luôn tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp đó, để học tập, rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, công dân có ích. Đây chính là việc quan trọng nhất của việc họ, là việc mà tổ tiên ông bà luôn mong muốn, con hơn cha là nhà có phúc.
          Tham gia vào việc họ không tính toán mình được gì mất gì, không cầu lợi, cầu danh, mà phải xác định là việc của mình, việc của nhà mình.
          Việc họ khó còn thể hiện ở chỗ là làm sao với cái tâm duy trì liên tục, chứ không phải hôm nay làm tốt, ngày mai lại sao nhãng.
          Việc họ nghe cứ ngỡ cao xa, nhưng thật ra rất gần gũi, gần gũi nhưng cũng không phải là dễ nếu không thật sự tâm huyết.
         Việc họ nên bàn bạc thống nhất, “chín bỏ làm mười”. Giao cho ai chủ trì, thì theo người đó.  Nhất là những người cao tuổi, ai cũng có kinh nghiệm của mình. Nhiều khi phải khéo léo vận động trong “nhóm trung kiên” để có “tiền hô hậu ủng” khi đưa ra số đông. Nhưng đối với những việc hoàn toàn có hại thì phải chân thành góp ý ngay.
          Nguyên tắc của việc họ là phải công tâm, không suy bì.  Chọn người tốt, “chọn mặt gửi vàng”. Người được giao phải hết sức công tâm và thận trọng. Và cũng chớ để tình trạng “vì tích cực việc họ mà anh chị em bất hoà, vợ chồng, con cái phàn nàn”!
          Trên đây là một vài suy nghĩ về công việc của dòng họ, đúc kết được trong quá trình tham gia công tác của dòng họ, rất mong được sự góp ý của anh chị em, các chú, các bác và bà con trong họ.

Những tin cũ hơn

Bàn thờ tổ tiên- Nét văn hóa dân tộc

Bàn thờ tổ tiên- Nét văn hóa dân tộc

— 25 Tháng Năm 2017

Người Việt từ xa xưa, đồng thời với những tín điều của tôn giáo đang theo, vẫn có một tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - đó không phải là một tôn giáo, mà là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị đã khuất.

Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

— 25 Tháng Năm 2017

Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Bài gửi tdthuy_25 on Wed May 11, 2011 5:43 pm [b]Trần Đăng Sinh, Giảng viên triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tạp chí Triết học Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tượng này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc. Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi. Trong lịch sử và trong cuộc sông hiện tại, nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của con người. Các học giả trong nước và ngoài nước đã có nhiều ý kiến xung quanh hiện tượng thờ cúng tố tiên này. Đây là một loại hình tín ngưỡng hay tôn giáo? hay chỉ là một tập tục, thói quen, một hoạt động mang tính văn hoá, đạo đức?... Để có cơ sở khoa học đánh giá hiện tượng này, cần phải làm rõ nguồn gốc và bản chất của nó.

Thư cảm ơn

Thư cảm ơn

— 25 Tháng Năm 2017

Hội đồng gia tộc- Tộc TRƯƠNG CÔNG Thanh Quýt trân trọng cám ơn:

Long trọng lễ dâng hương Quốc tổ Đền Hùng

Long trọng lễ dâng hương Quốc tổ Đền Hùng

— 25 Tháng Năm 2017

Đúng 7h sáng 12/4 đoàn đại biểu dẫn đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhân dân đã tiến hành Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương theo nghi thức Nhà nước.

Tứ Pháp - Tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Tứ Pháp - Tín ngưỡng độc đáo của người Việt

— 25 Tháng Năm 2017

Vùng Luy Lâu, một miền đất cổ, thủ phủ đất Giao Châu xưa (nay là xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) nằm ở khoảng giữa đồng bằng Bắc Bộ, một vùng châu thổ phì nhiêu có mật độ quần cư đông đúc, là điểm gặp gỡ của nhiều đường giao thông thủy bộ, đặc biệt là đường thủy. Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, nơi đây đã ra đời một loại hình tín ngưỡng mới của người Việt được một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là Phật giáo dân gian Việt Nam, với vị Phật tổ - Phật Mẫu Man Nương cùng bốn người con của Bà – bỗn Phật Bà mà dân gian quen gọi là Tứ Pháp: Pháp Vân (Phật Mây), Pháp Vũ (Phật Mưa), Pháp Lôi (Phật Sấm), Pháp Điện (Phật Chớp).