Làng Thiên Xuân là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân trên lưng chừng núi với đầy đủ các thiết chế của ngôi làng cổ cách nay khoảng 400-600 năm.Làng cổ Thiên Xuân rộng khoảng 2 cây số vuông, toàn bộ ngôi làng được vây bọc bởi hệ thống thành lũy (không có hào) bằng đá xếp chồng lên nhau rất vững chãi. Mặt thành rộng 1 mét, cao từ 2,5 mét đến 3 mét, chồng đá dạng tổ ong lên.
Dạng thành lũy này có thể sử dụng rất tiện lợi trong chiến đấu và bảo vệ tài sản con người, ngăn chặn sự tấn công xâm nhập của các loài thú rừng hung dữ. Bên trong, mỗi hộ gia đình sở hữu một ô vuông khoảng 200m2, các bậc tam cấp lên xuống dát bằng đá nhẵn rất đẹp mắt.
Bên ngoài lũy đá ngày trước trồng rất nhiều tre gai dày đặc. Tương truyền quanh vùng núi Nứa, núi Dâu dọc thung lũng sông Vệ ngày xưa có nhiều cọp dữ. Hàng ngày người dân xuống đồng, chiều rút về trên núi.
Ông Hồ Trọng Tấn, 85 tuổi, nhận mình là con cháu đời thứ 6 của họ Hồ dòng dõi Hồ Qúy Ly vào đây sinh cơ lập nghiệp. Làng Thiên Xuân có bốn tộc họ Nguyễn, Hồ, Lê, Đoàn là những họ tiền hiền khẩn hoang lập làng.
Có thể sau sự kiện vua Chămpa chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động nhân nhà Minh (giặc Ngô) xâm chiếm Đại Việt, nên những cư dân gốc xứ Thanh Nghệ bị kẹt lại, và họ đã lập làng ở vùng đất bán sơn địa này.
Câu nói “bất ẩn Thiên Xuân khê” còn được đọc là “bất ẩm” vì từng xảy ra đại dịch bệnh do nguồn nước nhiễm độc. Anh Chín, cán bộ xã Hành Tín Tây kể lại chuyện bi thương từng xảy ra trong làng cổ: Hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, tục làng cho phép giết bò làm thịt chiêu đãi các cháu thiếu nhi. Có lần do bất cẩn, lấy đầu đạn ca-nông chụm lại ba quả làm ông Táo bếp. Đạn pháo nổ khiến nhiều người thiệt mạng, nên từ đó làng không tổ chức tục lệ này nữa.
Độc đáo nhất là nước được dẫn về làng bằng dòng suối nhỏ dài hơn cây số, bên dưới được xếp bằng đá cuội, chồng lên nhau ngay ngắn và đẹp mắt tạo ra hệ thống dẫn thủy độc đáo, vừa chống xói lở, vừa “lọc" được tạp chất.
Làng cổ Thiên Xuân còn nhiều bí ẩn cần được trả lời. Trước mắt cùng với thành lũy vừa được công nhận di tích quốc gia, di tích bác sĩ Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ), rừng núi của du kích Ba Tơ, Cổ Lũy Cô Thôn (Sơn Tịnh), làng cổ Thiên Xuân đáng để dừng chân khám phá.
Trường Lũy đã được công nhận di tích quốc gia. Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định dài hơn 127 km, đoạn thuộc tỉnh Quảng Ngãi là 113 km qua 8 huyện: Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Minh Long, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổ và hơn 70 đồn (bảo) còn tương đối nguyên vẹn.
Trường Lũy chạy dài gần hết chân dãy Trường Sơn Đông được xây bằng đất đá xếp chồng lên nhau. Chiều cao trung bình của lũy là 2m, các đồn phần lớn có hình chữ nhật, mỗi cạnh dài từ 25-30m, tường cao 4m.
Năm 2005, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ cùng Viện Khảo cổ học đã phát hiện và chính thức bắt tay vào khai quật, nghiên cứu Trường Lũy Quảng Ngãi. Sau 5 năm miệt mài nghiên cứu, đến tháng 4/2010 các nhà khảo cổ chính thức công bố kết quả nghiên cứu của mình. Theo đánh giá của các nhà khoa học, đây không chỉ là công trình không chỉ với mục đích phòng vệ quân sự, mà còn là con đường giao thương giữa miền xuôi và miền ngược, giữa vùng núi - đồng bằng và miền biển.
Trường Luỹ được xây dựng từ trước thế kỷ XVII-XIX, có chiều dài 127,4km (riêng địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là 113km) kéo dài từ huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (tỉnh Bình Định). Trường Lũy đi qua địa phận 10 huyện của Quảng Ngãi và 2 huyện thuộc Bình Định, chạy dọc theo dãy Trường Sơn. Hiện nay, trên dọc lũy vẫn còn những đoạn lũy khá nguyên vẹn. Dọc lũy, thời triều Nguyễn có hệ thống bảo (đồn bảo vệ) mà qua tài liệu có đến 115 bảo.
Ngày 8/5/2011, tại xã Hành Tín Đông (huyện Nghĩa Hành), UBND tỉnh Quảng Ngãi long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích Trường Lũy Quảng Ngãi.
Theo nghiên cứu và khảo sát, Trường Lũy có độ cao trung bình là 2m, đáy trung bình 4m, bề mặt trung bình 1m. Đây là công trình kiến trúc dài nhất Đông Nam Á, đa dạng về chất liệu và cấu trúc độc đáo.
Với giá trị văn hóa, lịch sử và tiềm năng khai thác du lịch, vừa qua ngày 9/3/2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận Trường Lũy Quảng Ngãi xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Phát biểu tại buổi lễ đón nhận, ông Nguyễn Xuân Huế - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - cho biết: “Giá trị to lớn của Trường Lũy Quảng Ngãi đã phần nào khẳng định sự phong phú về di tích văn hóa ở Quảng Ngãi. Đặc biệt, thông qua di tích Trường Lũy, Quảng Ngãi sẽ xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo nhằm khai thác và phát triển du lịch”.
Xưa, làng tôi tên Kim Quất, đến thời chúa Nguyễn đổi thành Thanh Quất, là một trong 66 làng thuộc phủ Điện Bàn (theo Ô châu cận lục). Các bậc tiền hiền từ các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng vào khai cư lập nghiệp ở đây đến nay đã hơn 5 thế kỷ. Làng có 4 xóm - gọi là “tứ ấp” - với 12 xứ đất gồm: Lệ Thủy, Bắc Bằng, Bàu Đưng, Thanh Luy Tiền, Thanh Luy Trung, Thanh Luy Hậu, Mụ Đội, Bàu Nhơn, Minh Thượng, Trà Cổ, Thạch Não Nội và Thạch Não Ngoại. Lại có các xứ đồng chuyên trồng trọt, các xứ đất gò làm nghĩa trang cho người quá vãng như Gò Dang, Gò Nơm, Gò Tử, Gò Huề, Vạt Cháy, Gò Phật, Gò Lao, Gò Sành, Vườn Huê, Vườn Chỉnh, Vườn Chàm. Liên quan đến xứ đất, xứ đồng là những câu chuyện “dở khóc dở cười” của dân làng trong quá trình truy tìm mộ ông bà, tổ tiên.
Tốc độ đô thị hóa, cuộc sống công nghiệp phát triển, con người trở nên căng thẳng và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Vì vậy, nhiều người ở thành phố bây giờ thèm khát một ngày về lại nông thôn để tìm sự cân bằng. Nông thôn - nơi lưu giữ nhiều nếp văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước những thách đố đô thị hóa và rơi vào lãng quên...
Những chùm hoa chim chim nở tím sân đình đẫm màu rêu cũ, ngôi trường nhỏ như tổ chim, miếng bánh đúc ngọt bùi phiên chợ, mùi áo mới tuổi nhỏ, con gà đất trên tay của đứa bạn 13 tuổi bị địch bắn đầu làng, cái lận đận của người cha một thời “đi ở”, nồi bánh tét và những chiếc bánh ú canh chờ sáng đêm ba mươi…là những hình ảnh đằm sâu trong ký ức về ngôi làng chưa hề phai nhạt của Trương Điện Thắng.
Ngoài vẻ đẹp, cây cổ thụ mang trong nó lịch sử - văn hóa một vùng đất hay dòng họ. Có những cây thực sự là tài sản quý giá của quốc gia nhưng ít được biết đến.
Người ta mang tên làng mình đi mọi nơi bằng những kỷ niệm hồi còn con nít. Khi lớn lên, trưởng thành, nhiều lúc nhớ quê, hồi tưởng hoặc nghê kể lại những chuyện cũ, chợt hiểu ra nhiều điều và lại thấy yêu quê hương mình hơn… Tôi cũng vậy, thời nhỏ ở làng, bên cạnh những kỷ niệm ấu thơ còn có những tích cũ, người cũ với những câu chuyện từ thời mới khai cư lập nghiệp… được những người già kể lại. Giờ về lại quê, không ngờ mình đã bằng tuổi những người kể tiếp những câu chuyện ấy cho lớp trẻ.