Tiếu Mai là một làng cổ ven sông Cầu.Thời cổ gọi làng là làng Tiêu Mai. đến thời nhà Trịnh, do phải kiêng tên huý nên phải bỏ tên Tiêu mà đọc chệch thành chữ Tiếu, đổi gọi là làng Tiếu Mai. Về sau viết thành làng Tiểu Mai, lại chia thành hai làng, làng dưới gọi là Tiểu Mai - xã Hạ Thôn, làng trên gọi là Tiểu Mai - xã Thượng Thôn, rồi thành tên là làng Mai Thượng. Và đến ngày nay, làng được chia làm ba thôn nhỏ đó là Mai Thượng, Mai Trung, Thắng Lợi thuộc xã Mai Đình - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang.
* Lễ hội tung hoa (còn gọi là lễ hội nghè Ngũ giáp)
Nghè Ngũ Giáp là nghè của 5 giáp trước đây ở làng Mai, đó là các giáp: Đông Trước, Đông Nam, Tây Trước, Trung Xôn và Bắc Tuyền. Trước đó 3 ngày, từ ngày 30/1 Âm lịch, dân làng tổ chức mở cửa đình, nghè và làm lễ yết cáo thành hoàng làng. Nét đặc sắc trong lễ hội tung hoa chính là nghi lễ tung hoa tại sân đình, mỗi giáp cử ra một người tung hoa, gọi là phát lộc.
Nguồn gốc của lễ này được truyền kể như sau: Thánh Trương Kiều là con trai thứ tư của Đức Thánh Tam Giang, khi còn nhỏ tuổi ngài rất thích trò tung hoa. Sau khi ngài qua đời, nhân dân trong vùng đã tổ chức lễ tung hoa để tưởng nhớ đến Thánh. Hoa ở đây là những thanh bánh dày được cắt nhỏ có chiều dài khoảng 3 cm, dày 0,5 cm, nhuộm hai màu đỏ và vàng. Sáng mồng 2/2 Âm lịch, sau khi tế thánh ở nghè, cụ thượng đọc bài văn giao hoa.
Sau khi cụ thượng đọc bài giao hoa và đánh một hồi ba tiếng trống thì hoa được tung lên khắp nơi trong khu vực nghè. Không khí ở nghè Ngũ Giáp lúc này vô cùng sôi động, hàng trăm hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, reo hò và tranh cướp hoa. Dân làng quan niệm, mọi người dự hội ai nhặt được hoa thì đó là điều vô cùng may mắn, bông hoa được tung lên sau khi tế Thánh chính là lộc của Thánh ban phát.
*Lễ hội bơi chải
Hội bơi chải không phải năm nào cũng mở, thường thì những năm chẵn, hoặc những năm dân làng có những sự kiện lớn như được mùa, tu sửa đình chùa …làng mới mở hội to. Cũng chỉ trong hội bơi chải mới có cuộc rước Thánh từ nghè ra đình làm lễ, bên cạnh đó còn rước chải ra đình làm lễ trình thuỷ mã. Lễ hội bơi chải chính là dịp để nhân dân trong vùng ôn lại sự tích của đức Thánh Tam Giang. Tất cả các nghi lễ như rước bài vị Thánh, diễn tích tuồng “Triệt Giang phò A Đẩu” – là một tích tuồng cổ trong “Tam Quốc”, bơi thờ… đều diễn vào mồng 9 tháng 3.
Từ ngày mồng 10 -13/ 3 âm lịch mới tổ chức bơi thi. Sau khi làm lễ khai mạc vào buổi chiều 10/3, cuộc bơi được diễn ra trong 6 hiệp của hai bảng cho đến chiều tối thì kết thúc cuộc bơi vòng loại. Ban tổ chức sẽ chọn ra hai đội nhất, hai đội nhì và hai đội ba của vòng bảng. Luật cuộc đua qui định mỗi đội có đường bơi riêng của mình. Những độ thắng là những đội không phạm qui: chải không chạm vào tiêu, người lái không lái hớt (chưa đến tiêu đã quay lại), không cua lấn sang đường bơi của đội khác…
Trước đây, làng có 5 chải cho 5 giáp tham gia hội bơi. Trong kháng chiến chống Pháp, làng đã mang 5 chải đưa bộ đội sang sông đánh Pháp ở bốt Yên Phụ nên đã bị hỏng cả. Hiện nay dân làng đã đóng lại được ba chải mới. Xưa kia, tất cả những người dự bơi chải phải là những người trong giáp cử ra, mỗi chải gồm 24 tay bơi và ba người phụ việc, các tay chải đều được tập bơi từ ngày 6-8 tháng 3 trên sông. Trong các thuyền chải, đầu chải được gắn hình đầu qui, đuôi chải gắn hình đuôi rồng sơn màu đẹp đẽ. Dọc hai bên bờ sông thuộc Ngã ba Xà, các làng Xà Đông, xà Đoài, làng Ngọc,…đều đóng chải. Việc đóng chải là thể hiện lòng thương tiếc của nhân dân tới anh em họ Trương đã giữ trọn đạo trung quân ái quốc. Truyền rằng, việc tổ chức bơi chải là để tìm vớt thi thể của anh em họ Trương trên khúc sông này.
Hội bơi chải ở làng Tiếu Mai thu hút đông đảo sự quan tâm tham dự của nhân dân trong vùng cũng như các vùng lân cận, khi các chải thuyền bơi, hai bên bờ sông đông nghịt người reo hò, cổ vũ. Các tay bơi như được truyền thêm sức mạnh cũng hăng hái chèo nhanh, không khí sôi động có sức mạnh lan toả khắp vùng.
Cha chết sớm, mẹ cũng bỏ lại đàn con thơ dại ra đi vĩnh viễn sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Đang ở tuổi ăn tuổi học, nhưng 3 chị em Trương Thị Huyền ( lớp 9) Trương Thị Trang (lớp 7), Trương Thị Hoài Thu (lớp 3) ở thôn Gia Tịnh, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã sớm phải sống cảnh mồ côi, bệnh tật, nghèo khó.
Nhân dịp Xuân mới Giáp Ngọ 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chúc Tết tới đồng bào, đồng chí, và chiến sĩ cả nước.
Trong không khí tưng bừng đón xuân năm mới Giáp Ngọ 2014, Hội đồng Họ Trương Việt Nam đã tổ chức dâng hương, lễ tạ cuối năm tại đình Diềm (Viêm Xá Hòa Long, TP Bắc Ninh, tỉnh Ninh Bình) nơi thờ hai đức Thánh - Đại tướng nổi tiếng Trương Hống, Trương Hát ( thế kỷ VI); dâng hương Danh nhân Trương Hán Siêu (thế kỷ XIII) tại đền thờ Non nước (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình và chúc tết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại nhà riêng.
Như một món nợ ân tình, Hoàng Sa đã thấm trong máu thịt của từng phận người nơi đây. Dòng tộc Trương Công tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã đến với Hoàng Sa qua nhiều thế hệ…
Hòa trong không khí vui tươi của mùa xuân Giáp Ngọ 2014, cùng lòng biết ơn sâu sắc của các con cháu đối với bậc cao niên. Hôm nay, ngày 21/01/2014 tại Thôn Tất Xứng, xã An Hồng, huyện An Dương TP Hải Phòng, Họ Trương Hải Phòng cùng Hội đồng Gia tộc Họ Trương An Hồng cùng toàn thể con cháu nội ngoại của cụ long trọng tổ chức mừng thọ cụ Trương Thị Chính tuổi 100.