Tại Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2011) tổ chứcNguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net) ngày 07/11/2011 vừa qua tại Học viện PGVN tại Hà Nội với sự hiện diện của các vị lãnh đạo Hội đồng Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đông đảo chư Tôn đức trong ban trị sự các tỉnh thành hội Phật giáo trên cả nước cùng nhiều vị khách mời là đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước như nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, bà Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Huỳnh Đảm - Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội..., ông Trương Đỗ Nha, tức Hòa thượng Thích Trí Tâm đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng III cùng một số Đại lão Hòa thượng khác.
Tổ Đình Nghĩa Phương tọa lạc tại số 2 đường Lý Thánh Tôn, thuộc phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, do hai anh em Ngài Phổ Nhật và Phổ Quảng, nguyên quán làng Xuân Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến đây tạo lập am tranh thờ Phật, đã được Tổ an danh là Nghĩa Phương tự., vào đời Thành Thái thứ 2, năm Canh Dần (l890).
. Sau các lần tu sửa, tôn tao lớn vào các năm 1905, 1932, và đại trùng tu năm 1965, Tổ đình Nghĩa phương đã trở thành một cơ sở Phật giáo lớn tại trung tâm thành phố Nha Trang, là cái nôi của môn phong Nghĩa Phương đã đào tạo Chư Tôn giáo phẩm của Giáo hội và chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng, trong những bước thăng trầm và phát triển của Phật giáo cổ truyền ở Việt Nam. Đúng như nội dung đôi câu đối tại đây:
Tạm dịch:
Hòa thượng Thích Trí Tâm tên thật là Trương Đỗ Nha, sinh ngày 6 tháng 8 năm 1934 tại thôn Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp các chương trình giáo dục phổ thông tại quê nhà, ông thoát tục và tự nguyện gắn đời mình với Phật pháp từ năm 1956 cho đến nay.
Ông luôn ghi tạc sự cưu mang giúp đỡ của gia đình cụ Trương Đỗ Phược từ thủa thiếu thời và đặc biệt là Hòa thượng Thích Bích Lâm đã tạo cho Ông mối nhân duyên đầu tiên với Phật pháp khi thu nhận ông làm đệ tử. Sau một năm tu học, với bản lĩnh và trí tuệ cùng sự dày công học tập, năm 1956 ông được thọ giới TỲ Kheo ( Đại đức) và năm 1964 được tấn phong Thượng tọa.Từ tháng 7 năm 1965 đến tháng Giêng năm 1972, ông được cử đi du học tại cố đô Kyoto ( đồng thời là thủ đô Phật giáo ) của NHật Bản. Tại đây, ông được cấp bằng Cử nhân văn khoa tại Bukkyo Daigaku Kyoto và Thạc sỹ Phật học tại Eizan Gakuin Thiên thai tông Kyoto.
Trong dịp về nước thọ tang cố Hòa thượng Bổn sư Viện chủ Tổ Đình Nghĩa phương năm 1972, ông đã được chư huynh đệ và Giáo hội phong công cử thừa kế trụ trì Tổ Đình Nghĩa phương.Năm 1998, ông được tấn phong giáo chỉ Hòa thượng.
Với tâm niệm Phật pháp đồng hành cùng dân tộc, trong mấy chục năm qua, ông không chỉ liên tục tham gia các cương vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo trung ương và tỉnh Khánh Hòa mà còn tích cực tham gia các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và được nhân dân tín nhiệm bầu là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong suốt 5 nhiệm kỳ, từ 1989 đến 2016.
Những tâm sức và công sức của ông đã được Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao. Những năm qua, ông đã được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương các loại, nhiều Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ, của Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng nhân dân các cấp nhưng quan trọng hơn cả là sự cảm phục và tôn vinh của đông đảo bà con nhân dân, đặc biệt là các tăng ni, Phật tử.
Khi được hỏi về kinh nghiệm rèn luyện sức mạnh cơ thể và sức mạng tinh thần để thực hiện những sứ mệnh của Phật pháp và đời sống xã hội, Ông phân tích: “Sức mạnh ấy căn bản vốn ở những người con Phật, gồm 5 gọi là 5 lực (ngũ lực) trong 37 phẩm trợ đạo. Đó là Tín lực, sức mạnh của niềm tin vào Tam bảo; Tấn lực, sức mạnh của niềm tin vào bốn chánh cần là những nỗ lực chân chính; Niệm lực, sức mạnh của niềm tin vào bốn niệm xứ để có được chánh niệm; Định lực, sức mạnh của niềm tin vào Thiền định để tẩy trừ phiền não, thanh tịnh tâm; và Huệ lực, sức mạnh của niềm tin vào việc quán niệm để có trí tuệ giải thoát. Chỉ riêng với Tín lực, Kinh cũng đã phân biệt mười loại tín tâm; năm tâm đầu là tính chất và sự vận hành của năm lực trên; kế đến là Bất thoái tâm, cái tâm kiên định; Hồi hướng tâm, tâm chuyển công đức vào chúng sanh; Hộ pháp tâm, tâm một lòng vì đạo pháp; và Giới nguyện tâm, tâm giới hạnh…”
Với tâm nguyện gắn bó với Phật pháp, ông vẫn luôn gắn bó với gia đình và dòng họ Trương của mình tại thôn Tảo Khê. Trong các dịp tang lễ Bá mẫu kiêm Dưỡng mấu là cụ Nguyễn THị Minh, ( mất năm 1992), thân phụ là cụ Trương Đỗ Vãng ( mất năm 1995), thân mẫu là cụ Đỗ thị Tuy ( mất năm 1993), kế mẫu là cụ Đỗ thị Diệm ( mất năm 2008) ông đều cung kính thực hiện những nghi thức truyền thống dân tộc và gia tộc. Đồng thời, ông hết sức quan tâm đến công việc chung của họ tộc như tu sửa, tôn tạo nhà thờ họ, tự mình đảm nhận mọi chi phí của việc xây dựng cổng vào nghĩa trang của họ ở quê nhà.
Biết tin ông vừa được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hồi đầu tháng 11 vừa qua, bà con anh em họ Trương thôn Tảo Khê hết sức phấn khởi, tự hào và coi ông như một tấm gương để con cháu học tập về sự bền bỉ rèn luyện, học tập vượt lên những khó khăn thử thách đời thường.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cổng thông tin điện tử Họ Trương VN: Nhân dịp Ông Trương Đỗ Nha ( Hòa thượng THích Trí Tâm) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng III, chúng tôi xin đăng lại bài báo viết về Ông trên Báo Khánh Hòa, số ra ngày 5/5/2011
Tại Hội nghị BCH Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á – châu Đại Dương (ASOCIO) vừa diễn ra tại Indonesia, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã tái đắc cử Phó Chủ tịch của ASOCIO.
Hôm nay ngày 10-10, kỷ niệm 57 năm ngày Giải phóng Thủ đô, tại Cung văn hóa Hữu Nghị, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương 1.000 đại biểu Người tốt, việc tốt và vinh danh 10 đại biểu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2011. Đây là năm thứ 2 UBND thành phố Hà Nội xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, ưu tú nhất trong các lĩnh vực của đời sống, kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng; có đóng góp đặc biệt cho Thủ đô và đất nước.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 22/5, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư là người bỏ lá phiếu đầu tiên tại khu vực bầu cử số 7, đơn vị bầu cử số 1, Thành phố Hồ Chí Minh (phường Tân Định, quận 1). Đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định, ngày bầu cử 22/5 là sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, là ngày hội non sông, ngày hội toàn dân, diễn ra vào năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, với mong muốn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sớm đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng phu nhân và đoàn Việt Nam có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore và Malaysia từ ngày 26-30.9, theo lời mời của Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam và Quốc vương Malaysia Tuanku Mizan Zainal Abidin Ibni Al-marhum Sultan Mahmud Al-muktafi Billah Shah.
Đại tá Trương Văn Hai, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy (BCH) Quân sự TPHCM, phát biểu về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của LLVT TPHCM : Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hướng về cơ sở để xây dựng thế trận lòng dân vững chắc. Đó chính là tiền đề để LLVT TPHCM phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự - quốc phòng được cấp trên và TP giao.