PGS. TS Trương Quốc Bình đến thăm các chi họ Trương Văn tại Hà Tĩnh, TP Vinh, TX Cửa Lò và huyện Diễn Châu ( Nghệ An).

01:09 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1674

Ông Trương Văn Việt, một doanh nhân nổi tiếng đang sinh sống tại Thị xã Cửa Lò. Nổi tiếng không chỉ về sự thành đạt trên thương trường mà còn vì những hiệu quả phát nguyện công đức trong lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là di sản văn hóa dòng họ.
 Xuất thân trong một gia đình họ Trương có tới 7 anh em trai từ làng chài ven biển gốc dân di cư từ Nghi Xuân, được sự giáo dục của các bậc tiền nhân vốn theo nho học, trong các năm 2004, 2007, ông và các em mình đã đảm nhận chính việc tu bổ Đền Yên Lương, phường Nghi Thủy.
 Đền này thuộc làng Yên Lương, trước đây thuộc tổng Thượng Xá, huyện Châu Lộc, phủ Đức Quang, nay là phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò. Đây là địa bàn di cư và tụ cư lâu đời của những người họ Trương có gốc từ Yên Ninh, Hà Tĩnh.



Toàn cảnh tòa tiền đường đền  Yên Lương
 

Theo các thư tịch cổ lưu lại thì đền Yên Lương được xây dựng từ thế kỷ XVII (năm Canh Ngọ 1636). Ban đầu mới chỉ là ngôi miếu nhỏ thờ Thành hoàng làng. Do nhu cầu tín ngưỡng tâm linh vùng biển, vào năm Tự Đức nguyên niên (1847).dân làng đã cung tiến xây dựng thành ngôi đền có đủ tam toà Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Kiến trúc đền theo lối trùng thềm điệp ốc bề thế, uy nghi với diện tích trên 260m2 ngự trên khuôn viên rộng hơn 10.000m2.
Tương truyền đền rất thiêng, linh ứng  với các lễ cầu yên, cầu đảo của dân làng ven biển. Đền thờ Tứ vị thánh nương và thần Cao Sơn, Cao Các làm thành Hoàng làng với mong muốn được phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, sóng yên biển lặng, ra khơi vào lộng được thuận lợi, buôn bán phát tài.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,  Đền từng là nơi  hội họp bí mật, tập hợp lực lượng tự vệ, treo cờ búa liềm, cờ đỏ sao vàng đấu tranh trong cao trào Xô Viết (30 - 31), giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 và là nơi cất giấu lương thực, vũ khí quốc phòng.



 

Trong tâm thức của người dân làng chài Nghi Thủy từ xưa cho đến nay, đền Yên Lương vẫn luôn gắn bó mật thiết với các hoạt động văn hóa tín ngưỡng và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Ngoài các ngày Sóc, Vọng, tức là ngày mồng 1 và ngày rằm, đền còn phục hồi lại các lễ hội lớn như: Lễ cầu yên đầu năm, lễ Tự Điển, lễ cầu ngư, lễ tạ cuối năm với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Song song với các phần lễ trang trọng, hội đền Yên Lương cũng quan tâm khôi phục các trò chơi dân gian đang dần bị mai một theo cuộc sống hiện đại.
Đền Yên Lương được trùng tu, phục dựng lại hoàn toàn dưới sự đóng góp của nhân dân và con cháu họ Trương tại địa phương, đặc biệt là gia đình cụ Trương Văn Phượng, ở xóm 8 Nghi Thuỷ , đại diện là các ông Trương Văn Việt, Trương Tấn Bông cùng các anh em ruột khác. Vì vậy, ngôi đền này không chỉ mang giá trị lịch sử lâu đời mà nó còn thể hiện tình đoàn kết, gắn bó của cộng đồng dân cư vùng biển và tín ngưỡng tâm linh của họ.
 Tuy ông Trương Văn Việt không tự mình thông báo “ vì không muốn kể công đóng góp” nhưng các vị trong Ban quản lý di tích cho biết chỉ riêng các loại gỗ để dựng lại hai tòa tiền, hậu đường và sửa tòa trung đường chắc cũng phải lên đến hàng trăm khối gỗ loại một,  trị giá hàng tỷ đồng… Nghĩa cử của ông được nhân dân sở tại hết sức cảm kích và tự nguyện  hưởng ứng, góp công, góp sức, góp tiền vào việc phục dựng lại toà Hạ điện có diện tích 140m2 và tu sửa, tôn tạo cả 3 tòa điện của khu đền với số tiền công đức lên tới hơn 3 tỷ đồng, , 95 khối gỗ chò chỉ, 8.500 viên ngói vẩy và hơn 1 vạn viên gạch và các đồ tế khí khác...



Bái đường Đền Yên Ninh
 

Đồng thời tổ chức việc quản lý, bảo vệ quần thể kiến trúc nghệ thuật tâm linh rất có ý nghĩa nhưng đã gánh chịu những tác động không nhỏ trong những thập kỷ qua do chiến tranh và những nhận thức không chuẩn của con người. (Ngày 16/9/ năm 2011, đền Yên Lương đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh).
 Chiều 30/4, khi tận mắt chứng kiến sự đồ sộ uy nghi và trực tiếp trao đổi với các vị thành viên Ban Quản lý di tích Đền Yên Lương phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, PGS. TS Trương Quốc Bình bày tỏ sự đánh giá cao tâm sức và công sức cùng tài vận động và tổ chức phục hồi tôn tạo di tích của ông Trương Văn Việt và các em trai ông tại đây. Đồng thời, bày tỏ sự hoanh nghênh sự tham gia ủng hộ của bà con địa phương như một ttrong những điển hình tiêu biểu về xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, những năm qua, ông Việt còn công đức để tu sửa tôn tạo  nhà thờ của các chi họ Trương tại Yên Ninh, Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, từ đường của chi 4 tại Yên Vinh, Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, của chi 2 và chi 1 tại Yên Lương…đồng thời, chuẩn bị địa điểm và vật liệu để xây dựng từ đường chi 3 họ Trương tại thị xã Cửa Lò. Mặt khác, ông còn dành nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu, kết nối việc họ. Gần đây nhất, ông tổ chức đưa đoàn đại diện các chi họ Trương Văn ra thăm và làm việc với Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời tại Hà Nội ngày 15/4 và tổ chức đoàn tham dự lễ khánh thành tượng thờ Trương Hán Siêu tại Ninh Bình trong những ngày 28, 29 tháng 4 vừa qua.
Sáng 30/4, ông Việt đưa ông Bình cùng các ông Trương Xuân Lộc, nguyên P.Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát hành sách trung ương ( thuộc Bộ Văn hóa-Thông tin cũ) về thăm đền Yên Ninh, Cương Gián huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là ngôi đền vốn được Tướng công Trương Đình Công - một tướng giỏi của Lê Lợi, chủ trì việc xây dựng theo ấn lệnh của vua Lê để tưởng niệm Nguyễn Xí , người cùng quê và đồng thời cũng là một danh tướng đã tiến cử ông với  Lê Lợi và cùng ông vào sinh ra tử trong kháng chiến chống quân Minh.
 Sau khi Tướng công Trương Đình Công  mất, công trạng to lớn cùng tâm nguyện cao cả của ông đã được toàn thể cư dân địa phương trân trọng và suy tôn ông cùng Nguyễn Xí thành Nhị vị Thành hoàng của cả làng. Những ý nguyện tâm linh của cộng đồng đã được Nhà nước phong kiến thừa nhận và khuyến khích thông qua việc ban 6 đạo sắc phong cho Nhị vị đại vương Thượng đẳng thần để tôn vinh sự nghiệp đánh giặc giữ nước của hai Ngài.
Khởi thủy, từ  thế kỷ XV, Đền Yên Ninh do Tướng công Trương Đình Công vận động bà con trong làng đóng góp công của xây dựng  thành đền thờ chung của làng tọa lạc bên bờ sông Phương giang, lấy núi Hồng Lĩnh uy nghiêm làm tiền án. Đáng tiếc là trận đại hồng thủy từ hàng trăm năm  trước đã phá hủy di tích lịch sử quý giá này. Chính vì vậy, trong các năm 1926, 1932 con cháu họ Trương tại đây đã cùng bà con trong làng  chung sức xây dựng lại theo tại vị trí hiện nay, cũng vẫn theo kiểu thức kiến trúc cũ và hướng phong thủy cũ để duy trì việc thờ phụng các vị tiền hiền. Tuy nhiên, những tác động của thiên nhiên qua thời gian đã khiến cho ngôi đền này  bị xuống cấp. Và vì vậy, trong các năm 2006, 2007, các con cháu họ Trương tại đây và họ Trương từ các chi Cửa Lỏ, Diễn Châu và Yên Định, đặc biệt là ông Trương Văn Việt đã dốc tâm sức để tu bổ, tôn tạo.



Nội thất đền thờ

Để ghi nhận những công lao và sự nghiệp hiển hách của Nhị vị Đại vương có công giúp Lê Lợi đánh giặc Minh vào đầu thế kỷ 15 cùng trách nhiệm bảo vệ và phát huy những giá trị tại đây, năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định công nhận công trình này là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trao đổi với PGS.TS Trương Quốc Bình sau lễ dâng hương tại khu đền thờ này, các ông Trương Huy Khôi và Hoàng Văn Cẩn cho biết: “ Hiện nay, khu di tích này được giao cho đại diện các họ  tại địa phương là họ Trương, họ Hoàng và họ Phan  trông nom,  quản lý và  từng bước thực hiện việc tôn tạo theo dự kiến kế hoạch và mốc giới đã được phân định..”
 


Bằng công nhận di tích Yên Lương
 

Tuy nhiện, một trong những sự kiện đáng nhớ nhất, có ý nghĩa nhất là việc ông Trương Văn Việt đã tổ chức cuộc gặp mặt các đại diện của các chi họ Trương Văn tại Hà Tĩnh, Diễn Châu, TP Vinh và Thị xã Cửa Lò với PGS.TS Trương Quốc Bình và gia đình vào chiều và tối 30/4/2012 tại Thị xã Cửa Lò nhân dịp Lễ hội Du lịch Cửa Lò năm 2012.
Tham dự cuộc gặp mặt thân mật, thắm tình đồng tộc này, ngoài các vị đã tham gia đoàn đại biểu các chi họ Trương Văn ra Hà Nội để dự cuộc họp ngày 15/4 vừa qua, có hàng chục vị từ chi họ Trương tại Yên Vinh, Diễn Châu, cách Cửa Lò đến 40 km, trong đó có những vị đi bằng xe máy vì “ say ô tô”. Các ông Trương Xuân Lộc, Trương Vĩnh Hồng từ TP Vinh và Hà Tĩnh còn đưa cả vợ và các con đến để nhận họ!
Tất cả bà con anh em và con dâu họ Trương đều bày tỏ sự tự hào về việc lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, có một người là Chủ tịch nước, là quốc vương theo cách gọi ngày xưa và sự cần thiết về việc tăng cường mối quan hệ tộc tính qua hoạt động chung của Hội đồng Trương tộc Việt Nam. Đồng thời , nhất trí đề cử Ông Trương Văn Việt là Chủ tịch Hội đồng Trương tộc khu vực Nghệ An- Hà Tĩnh.



Toàn cảnh Đền Yên Ninh, Nghi Xuân , Hà Tĩnh
 

Thay mặt lãnh đạo Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời, PGS.TS Trương Quốc Bình, cảm ơn sự tiếp đón nồng nhiệt của bà con, anh em các chi họ Trương Văn tại Nghệ An- Hà Tĩnh, đã tạo điều kiện thuân lợi để giới thiệu những thành tựu của công tác nghiên cứu, bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa dòng họ Trương tại đây. Đồng thời, thay mặt Chủ tịch Hội đồng, công nhận việc đề cử nhân sự của cộng đồng bà con họ Trương Văn tại Nghệ An-Hà Tĩnh để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm tiến tới việc tổ chức Đạị hội đại biểu họ Trương toàn quốc trong thời gian tới./.
 

                   Bài và ảnh: Trương  Quốc Anh, Trương Quốc Bảo

Những tin cũ hơn

Lễ khánh thành tượng thờ Trương Hán Siêu tại Ninh Bình- biểu tượng  Danh nhân của Họ Trương Việt Nam

Lễ khánh thành tượng thờ Trương Hán Siêu tại Ninh Bình- biểu tượng Danh nhân của Họ Trương Việt Nam

— 22 Tháng Năm 2017

Như các tin đã đưa, để góp phần tôn vinh và tưởng niệm Trương Hán Siêu, một trong những danh nhân kiệt xuất toàn tài - một vị đại quan họ Trương thanh liêm, chính trực, một nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị và đồng thời là một danh tướng, một nhà quân sự lỗi lạc, người thầy của bốn triều vua thời nhà Trần, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng đền thờ Ngài tại chân núi Dục Thúy- nơi còn những bài thơ do cụ sáng tác được khắc trên vách đá, một di tích tiêu biểu ở thành phố Ninh Bình . Tuy nhiên, ngôi đền này chỉ là nơi dâng hương tưởng niệm mà chưa có tượng thờ . Chính vì thế, thời gian gần đây, tỉnh Ninh Bình đã quyết định làm tượng thờ cụ Trương đặt tại ngôi đền linh thiêng này. Từ mong muốn suy tônTrương Hán Siêu là danh nhân tiêu biểu của họ Trương toàn quốc, Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời coi công việc hết sức có ý nghĩa này cũng đồng thời là trách nhiệm của tất cả những người họ Trương ở Việt Nam. Chính vì vậy, lãnh đạo Hội đồng đã tập trung tham gia tất cả các công việc từ lựa chọn mẫu tượng, vận động tàì trợ, đến các hoạt động đúc và khánh thành tượng. Ngày 28, 29/4/2012, tức 8 và 9/4 âm lịch vừa qua, lãnh đạo Hội đồng Trương tộc VN lâm thời cùng nhiều bà con, anh em họ Trương từ nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc đã về dự lễ khánh thành công trình nghệ thuật và tâm linh quý giá này tổ chức tại thành phố Ninh Bình

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời gặp mặt Hội đồng Gia tộc chi họ Trương Diễn Châu - Cửa Lò, Nghệ An

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời gặp mặt Hội đồng Gia tộc chi họ Trương Diễn Châu - Cửa Lò, Nghệ An

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 15 tháng 4 năm 2012, tại Văn phòng thường trực Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời, 19C Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời với Hội đồng Gia tộc chi họ Trương Diễn Châu - Cửa Lò, Nghệ An.

PGS.TS Trương Quốc Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời gặp gỡ, trao đổi với đại diện các họ Trương ở Thành phố Hồ Chí Minh

PGS.TS Trương Quốc Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời gặp gỡ, trao đổi với đại diện các họ Trương ở Thành phố Hồ Chí Minh

— 22 Tháng Năm 2017

Trong các ngày 28 và 29 tháng 3 năm 2012, nhân dịp tham dự Hội thảo khoa học về hoạt động khoa học công nghệ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại TP Hồ Chí Minh, PGS.TS. Trương Quốc Bình đã tranh thủ gặp gỡ, thăm hỏi và trao đổi với anh em bà con họ Trương tại khu vực phía Nam.

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời dự lễ đúc tượng Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu tại Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời dự lễ đúc tượng Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu tại Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

— 22 Tháng Năm 2017

Sáng ngày 27 tháng 3 năm 2012, tức ngày mùng 6 tháng 3 năm Nhâm Thìn, nhận lời mời của Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình, Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời đã về tham dự lễ đúc tượng Danh nhân Văn hóa Trương Hán Siêu tại đền thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu thuộc khu Công viên Dục Thúy Sơn, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Thông báo của Văn phòng Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời

Thông báo của Văn phòng Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời

— 22 Tháng Năm 2017

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bà con, anh em các chi họ tại các địa phương đã phối hợp, ủng hộ các hoạt động nhằm tìm hiểu, kết nối các chi họ, xúc tiến việc xây dựng gia phả, dành thời gian đón tiếp và làm việc nhằm tạo lập mối quan hệ tộc tính của những người họ Trương ở Việt Nam trong thời gian qua.