PGS.TS Trương Quốc Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời gặp gỡ, trao đổi với đại diện các họ Trương ở Thành phố Hồ Chí Minh

01:09 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1667
Làm việc với ông Trương Thế Quốc, phụ trách Văn phòng Trương tộc tại phía Nam, ông Trương Quốc Bình đã thông báo về quá trình xây dựng và tiến hành đúc tượng cụ Trương Hán Siêu tại Ninh Bình sáng 27/3, chuyển lời cảm ơn của lãnh đạo tỉnh và thành phố Ninh Bình tới ông Quốc và gia đình, đại diện họ Trương Việt Nam, đã công đức 200 triệu đồng cho việc xây dựng pho tượng rất có ý nghĩa này.Đồng thời, trao đổi với ông Quốc về kế hoạch chuẩn bị đại hội Trương tộc Việt Nam lần thứ nhất. Ông Quốc cho biết sẽ tiếp tục vận động bà con, anh em tại khu vực tích cực hưởng ứng các hoạt động chuẩn bị và ủng hộ dưới mọi hình thức.
Trao đổi với các ông Trương Quốc Thành, Trương Quốc Thắng, đại diện họ Trương tại Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh về việc xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung khu Đền thờ Trương Quốc Dụng, ông Bình đánh giá cao tâm huyết của ông Trương Quốc Thành, từ gần 10 năm trước đã tự mình ủng hộ hàng tỷ đồng để xây dựng nhà thờ họ và đền thờ cụ Trương tại quê nhà.Đến nay, trước những tác động của việc thực hiện khu mỏ sắt Thạch Khê, ông lại đã và đang phối hợp với chính quyền, ngành văn hóa và anh em thân tộc, xúc tiến việc chỉnh sửa, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu này. Ông Thành cho biết, ngày 16 tháng 3 âm lịch sắp tới, dự án chỉnh sửa tôn tạo này sẽ được khởi công và trân trọng kính mời đại diện Hội đồng Trương tộc cùng các chi họ trong toàn quốc về dự lễ khánh thành.
Gặp gỡ, làm việc với các ông Trương Lê Anh Tuấn, quản trị mạng Họ Trương Việt Nam tại phía Nam, ông Trương Công Dũng, đại diện họ Trương quê gốc tại Mỹ Sơn, Duy Xuyên Quảng Nam, ông Trương Văn Thắng, đại diện họ Trương quê gốc ở Bình Lục, Hà Nam ( từ Hưng Yên), ông Bình thông báo về các hoạt động của Hội đồng lâm thời trong thời gian qua, các hoạt động nhằm kết nối dòng họ tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Bắc Giang, Hà Nội ( Đông Anh, Cầu Giấy), việc đúc tượng cụ Trương tại Ninh Bình và dự kiến lễ đón bằng công nhận di tích cũng đồng thời là dịp gặp gỡ của gần 20 chi họ Trương khu vực miền Trung tại Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam trong dịp 10 tháng Ba âm lịch. Đồng thời cùng nhau trao đổi những vấn đề về văn hóa dòng họ và công tác chuẩn bị đại hội sắp tới.
Do điều kiện công việc thường nhật của mọi người không thể tổ chức cuộc họp mặt chung nhưng thông qua các buổi gặp gỡ trao đổi nói trên, đại diện anh em họ Trương ở khu vực phía Nam bày tỏ sự phấn khởi trước những thành tựu bước đầu và quyết tâm tham gia, ủng hộ cho các hoạt động nhằm tiếp tục kết nối tộc tính họ Trương ở Việt Nam trong thời gian tới./.
 
Từ trái sang ông Tuấn, ông Bình, ông Dũng (Mỹ Sơn), ông Thắng (Hà Nam)
 
Ông Thành, ông Bình, anh Thông

Những tin cũ hơn

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời dự lễ đúc tượng Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu tại Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời dự lễ đúc tượng Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu tại Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

— 22 Tháng Năm 2017

Sáng ngày 27 tháng 3 năm 2012, tức ngày mùng 6 tháng 3 năm Nhâm Thìn, nhận lời mời của Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình, Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời đã về tham dự lễ đúc tượng Danh nhân Văn hóa Trương Hán Siêu tại đền thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu thuộc khu Công viên Dục Thúy Sơn, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Thông báo của Văn phòng Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời

Thông báo của Văn phòng Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời

— 22 Tháng Năm 2017

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bà con, anh em các chi họ tại các địa phương đã phối hợp, ủng hộ các hoạt động nhằm tìm hiểu, kết nối các chi họ, xúc tiến việc xây dựng gia phả, dành thời gian đón tiếp và làm việc nhằm tạo lập mối quan hệ tộc tính của những người họ Trương ở Việt Nam trong thời gian qua.

Lãnh đạo Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời tham dự Lễ hội Yên Thế- tưởng niệm Anh hùng Đề Thám, tức Trương Văn Thám

Lãnh đạo Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời tham dự Lễ hội Yên Thế- tưởng niệm Anh hùng Đề Thám, tức Trương Văn Thám

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 16/3/2012, nhận lời mời của hậu duệ gia đình cụ Hoàng Hoa Thám, tức Trương Văn Thám, lãnh đạo Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời gồm các ông Trương Văn Đoan- Chủ tịch, Trương Quốc Bình- Phó Chủ tịch và Nhà báo Trương Thị Kim Dung đã tham dự lễ dâng hương tại lễ hội Yên Thế tổ chức tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang nhân kỷ niệm 128 năm ngày Khởi nghĩa Yên Thế.

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời thăm chi họ Trương phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời thăm chi họ Trương phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 8 tháng 3 năm 2012, tức ngày 16 tháng 2 năm Nhâm Thìn, nhận lời mời của Doanh nhân Trương Công Hiệp và Hội đồng Gia tộc chi họ Trương phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời đã đến thăm chi họ và tiếp nhận các tư liệu Gia phả của chi họ. Buổi gặp mặt được tổ chức tại nhà thờ của chi họ.

PGS.TS. Trương Quốc Bình dự lễ Dâng hương Giỗ Tổ họ Trương tại Làng Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.

PGS.TS. Trương Quốc Bình dự lễ Dâng hương Giỗ Tổ họ Trương tại Làng Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.

— 22 Tháng Năm 2017

Sáng 8/3/2012, tức 16/2 âm lịch, nhận lời mời của Ông Trương Hữu Thắng, Chủ tịch Công ty OASIS, phụ trách Văn phòng đại diện của Hội đồng Trương tộc Vn lâm thời, đại diện tộc họ Trương làng Xuân Canh, PGS.TS. Trương Quốc Bình, Phó Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời đã tham dự lễ Giỗ Tổ họ Trương và gặp gỡ anh em bà con, huyện Đông Anh, Hà Nội. Họ Trương tại thôn Xuân Canh là một họ lớn, định cư tại Đông Anh đã gần 20 đời, hiện có vài trăm xuất đinh, cư trú trên mọi miền đất nước. Cách đây khoảng 30 năm, với những nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm, chắp nối gia phả, dòng họ Trương tại đây đã tìm được gốc tích của mình tại thôn Phù Tải, huyên Thanh Miện, Hải Dương, nổi tiếng với Tiến sỹ,Ngự sử đại phu- Trương Đỗ từ thế kỷ XIV. Đồng thời, chắp nối với một chi họ Trương hiện đang ở Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội, cũng có gốc tích từ Hải Dương. Suốt từ đó đến nay, cả ba chi họ này coi việc giỗ Tổ ở các chi đều là trọng sự.