Một tuần sau, Giáo sư lại đến để lấy thêm thuốc, vừa gặp lại anh bộ đội châm cứu hôm nào vì anh khỏi bệnh đến cám ơn thầy thuốc.
Đến lúc ấy, qua cụ Đào Ngọc San tôi mới biết Giáo sư Trương Tửu, ở tuổi chưa đến 50 đã là một Giáo sư Đại học nổi tiếng, một nhà văn đã có hơn 25 đầu sách sáng tác, được nhiều người mến mộ và kính trọng, song cũng đang gặp vận hạn.
Một hôm đi qua nhà ông ở 53 Hàng Gà, bà Lai vợ ông chào và mời tôi vào chơi, cho biết ông Trương Tửu muốn nhờ tôi châm cứu!
Giáo sư mặc bộ quần áo lụa màu gụ, đang viết lách gì đấy, mời tôi uống trà và hỏi: "Châm cứu có chữa được khỏi bệnh đầy hơi không?”. Tôi nói được. Ông hỏi thêm: "Châm huyệt gì? Các huyệt có tác dụng gì?". Tôi trả lời: "Trung quản, Túc tam lí, Hành gian". Ông hỏi thêm: "Các huyệt có tác dụng gì?". Tôi trả lời cặn kẽ. Ông như vừa ý, tìm hiểu, để tôi châm. Châm xong, Giáo sư thấy nhẹ bụng rõ rệt, có vẻ ngạc nhiên về kết quả này, bèn hỏi: "Châm cứu có dễ học không và nên học quyển sách gì tốt nhất?".
Tôi giới thiệu ba cuốn sách về châm cứu và Đông y như Y học nhập môn, Nội kinh tố vấn, Châm cứu đạo hành. Ông nói luôn: "Anh cho tôi mượn ba bộ sách ấy".
Ngày hôm sau, như hẹn, tôi mang sách đến gặp ông và có cả dược sĩ Nguyễn Xuân Tiến (sau này cũng là Giáo sư Dược học) đang ở đấy.
Ông đề nghị tôi thuyết trình về Đông y, ông Tiến thuyết trình về giải phẫu sinh lí và ông Tửu thuyết trình về hệ thần kinh Palow. Tôi rất ngạc nhiên về sự quan tâm, cả sự hiểu biết về khoa học, y học của một Giáo sư văn học.
Sau đó vì chưa thạo chữ Hán cổ, ông nhờ tôi tóm dịch sách Nội kinh tố vấn có chú thích của Cảnh Nhạc. Từ đó tôi thường có tiếp xúc và trao đổi với cụ và ông Tiến về Đông y, châm cứu. Vài tháng sau, ông Tiến mang đến mấy cuốn sách châm cứu và y học của Pháp, cụ Tửu giới thiệu mấy cuốn sách châm cứu Nhật, đặc biệt của Giáo sư Trạch Điền và cụ như là người đầu tiên đã nghiên cứu và áp dụng rất thành công công thức châm cứu chỉnh thể của Trạch Điền ở nước ta!
Từ kết quả nghiên cứu và hướng dẫn thực hành mà tôi giúp cụ, cụ dạy lại cho bà Lai (vợ cụ) và anh Phương (cháu cụ) về châm cứu thực hành ngay trên cơ thể cụ và người thân. Cụ nhờ tôi mua ngải cứu, kim châm, số lượng ngày càng nhiều đến lúc tôi không trực tiếp giúp được mà giới thiệu địa chỉ cung cấp cho cụ. Và thật kinh ngạc vì bấy giờ, chỉ vài tháng sau, khách châm cứu đến chật nhà cụ, hàng trăm người mỗi ngày, kể cả nhiều bệnh nhân của tôi cũng sang đấy. Tôi thực sự kính phục tài năng của cụ ở lĩnh vực rất mới lạ này đối với cụ, có lẽ do việc nghiên cứu rất kĩ, rất rộng của cụ cả Tây y lẫn Đông y.
Nhà châm cứu 53 Hàng Gà trở thành một địa chỉ rất nổi tiếng. Cụ cùng ông dược sĩ Nguyễn Xuân Tiến, bác sĩ Nguyễn Xuân Phát (đều là em vợ) cũng đã viết nhiều sách về châm cứu, trong đó cuốn Thời châm theo nguyên lí Tí Ngọ lưu trú vận dụng toàn hiện đại vào môn châm cứu. Có lần tôi biết cụ Nguyễn Văn Hưởng** cũng đến thăm và động viên cụ phát triển nghiên cứu châm cứu. Thế mà người ta vẫn không cấp giấy phép hành nghề châm cứu cho cụ, mãi sau mới cấp cho cụ bà Nguyễn Thị Lai, nghe đâu vì sợ bị địch tuyên truyền xuyên tạc chế độ!
Có điều tôi phục tài cụ ở chỗ, chỉ cần vài lần nghe mọi người trong đó có tôi trình bày về những lí luận thực tiễn chuyên môn của Đông y, của triết học Phương Đông, sau đó cụ tổng hợp, nâng cao thành những vấn đề mới rất sâu sắc, và lúc ấy chúng tôi lại trở thành người học lại cụ!
Sau này cụ bắt đầu nghiên cứu triết học Phương Đông như Kinh Dịch, Tử vi, địa lí, khí công rồi đạo Phật, Khổng Tử, Yoga, dưỡng sinh... và ở lĩnh vực nào cụ cũng rất tinh thông, uyên bác.
Giáo sư Trương Tửu còn là một con người thẳng thắn, trực tính đến mức nếu ai không hiểu có thể phật lòng.
Tôi còn nhớ vào năm 1980, tôi có viết một cuốn sách về thiên văn và y học khoảng hơn trăm trang, rất tâm đắc với kết quả nghiên cứu một lĩnh vực mới, gửi biếu cụ một cuốn và xin ý kiến đóng góp. Cụ nói luôn không úp mở: "Tôi không thích cuốn sách này vì anh có vẻ biết nhiều nhưng viết dở, chẳng dẫn chứng những cơ sở khoa học mà chỉ là suy nghĩ cá nhân". Tôi không vui nhưng không trách ông vì sự thẳng thắn đó và biết rằng ông là một nhà nghiên cứu, hiểu rộng, ông hay trích dẫn các cơ sở, lí thuyết khoa học, các ý kiến của cổ nhân Đông Tây, còn tôi lại cứ suy luận theo cách riêng của bản thân mình.
Tuy vậy cụ cũng là người rất chân thành, có trước có sau.
Có một dịp nhân lúc thanh nhàn, cụ làm bữa tiệc mời khách quí, bạn bè thân tình đến uống rượu. Với tình cảm rất thực, cụ tuyên bố: "Tôi rất biết ơn các anh, như anh Quang đã mở cửa cho tôi vào lĩnh vực châm cứu và Đông y, anh Bình (cũng là một người bạn ít tuổi hơn cụ) hướng dẫn nhập môn và nghiên cứu võ Vĩnh Xuân, anh Kính về Tử vi và bói dịch...".
Trước khi rời 53 Hàng Gà về ở C5 Hoàng Cầu, gia đình và bè bạn cụ Trương Tửu tổ chức lễ mừng thọ 80 rất trọng thể với sự có mặt của rất nhiều nhân vật nổi tiếng từng là bạn đồng nghiệp và học trò của cụ, cả trong lĩnh vực văn học lẫn Đông y và triết học Phương Đông.
Trong không khí phấn khởi, sau khi Nhà văn Phùng Quán đọc bài thơ Gửi Trương Tửu của Nguyễn Vĩ, tôi đã đọc tặng Giáo sư bài thơ ngắn:
Xuân Tửu, xuân lai, dạ dạ lai,
Trương công bát lão lão thiên tài.
Thọ như tùng hạc xuân còn mộng,
Phúc có căn nguyên lộc hưởng dài.
Nhiều người hỏi tôi, quí trọng và cảm phục điều gì nhất ở Giáo sư Trương Tửu? Với tôi, cụ là một người tài cao, hiểu rộng, rất uyên bác ở nhiều lĩnh vực nhưng cụ lại là người đức độ, được nhiều người thực sự mếm mộ. Cụ lại có một cuộc sống phong phú, một tính cách cương trực, hiên ngang và cao thượng.
Chú thích:
*Lương y Trần Kim Quang - thầy thuốc Đông y có tiếng, phụ trách phòng Thiên văn y học ở phố Lãn Ông, được coi là người đã dẫn dắt, giúp đỡ Giáo sư - Nhà văn Trương Tửu vào nghề châm cứu trong những ngày đầu. Từ đó Giáo sư - Nhà văn Trương Tửu đã thành nhà châm cứu học Hoàng Canh, bắt đầu một sự nghiệp mới trong một lĩnh vực mới cũng rất thành công của ông.
**Giáo sư – Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (1906-1998), nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế (NBS).
Nhân 100 năm ngày sinh (18/11/1913 - 18/11/2013) của Nhà Văn-Giáo sư Trương Tửu (Bút danh: NGUYỄN BÁCH KHOA, HOÀNG CANH. Nguyên quán: Làng Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, Hà Nội), Hội Nhà Văn Việt Nam và một số cơ quan hữu quan cùng gia đình tổ chức trang trọng Lễ Tưởng niệm NV- GS. Trương Tửu vào 8h ngày 18/11/2013 tại Trụ sở Hội Nhà Văn Việt nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu -Hà nội. Nhân dịp này, BBT website: truongtoc.vn xin trân trọng giới thiệu một số bài viết đã được gia đình chuyển tới để bà con Họ Trương Việt Nam v à mọi người cùng đọc, chia sẻ.
Ở VN, gia đình họ Trương xứng đáng nằm trong top đầu về truyền thống thể thao. Đầu tiên là ông Trương Tỷ -một tay đua khét tiếng cùng thời với "phượng hoàng" Lê Thành Các. Ông Tỷ có mười người con trai và hơn phân nửa gắn bó với yên ngựa sắt, trong đó lẫy lừng nhất là "thiết cước đại vương" Trương Kim Hùng. Ông Hùng là thân sinh của nhà vô địch châu Á Trương Quốc Thắng. Thắng đã kể về chuyện nhà mình để qua đó chúng ta có thể hiểu được vì sao nhà họ Trương giữ được nếp nhà...
Sáng mùng 2 Tết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến phòng trọ của công nhân ở Đồng Nai, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động.
7h30 Sáng 29-1 (mùng 7 Tết), tỉnh Hà Nam tổ chức lễ hội Tịch điền - trên cánh đồng Đọi Sơn, xã Đọi Tam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự lễ hội. Sau khi làm lễ dâng hương, Chủ tịch Trương Tấn Sang xắn quần, đi chân đất cày ruộng.
Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn - 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chúc Tết tới toàn thể đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài. Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc Tết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: