Nguồn gốc lễ Bông hồng cài áo

23:38 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1374

Trong nghi thức đó, các em Phật Tử, với hai giỏ hoa hồng, màu đỏ và màu trắng, sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ. 
Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. 
Đây là một nghi thức thật dễ thương, nhiều ý nghĩa và rất hữu hiệu trong việc giáo dục đại chúng về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức Bông hồng cài áo đó được giới thiệu đến người Việt từ một cuốn sách cùng tên của thày Nhất Hạnh được viết vào tháng 8, 1962 và sau đó, được phổ thông hóa nhờ bản nhạc, cũng cùng tên cùa nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ. 
Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh. 
Nhưng lễ cúng chúng sinh khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng

 

Những tin cũ hơn

Tổ tiên, ông bà trong tôn giáo nội sinh tại đồng bằng sông Cửu Long

Tổ tiên, ông bà trong tôn giáo nội sinh tại đồng bằng sông Cửu Long

— 25 Tháng Năm 2017

Không giống với các vùng miền khác trên lãnh thổ Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long là quê hương của nhiều tôn giáo nội sinh, như đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo… và rất nhiều những Ông Đạo khác, kiểu đạo Dừa, đạo Nằm, đạo Ngồi, đạo Tưởng v.v…

Tang Lễ Theo Sách Thọ Mai Gia Lễ

Tang Lễ Theo Sách Thọ Mai Gia Lễ

— 25 Tháng Năm 2017

Sinh lão bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất cứ ai. Trong số những người sẽ ra đi về cõi vĩnh hằng, có không ít người trong số họ là người thân của chúng ta. Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt nam cung cấp thêm cho bạn đọc về nghi thức tổ chức tang lễ theo sách Thọ Mai Gia Lễ của Hồ Sỹ Tân (1690-1760) để quý vị hiểu thêm về phong tục văn hoá Việt và các thức tổ chức tang lễ của người xưa.

Việc học tập và giảng dạy  tại Quốc Tử Giám, Hà Nội

Việc học tập và giảng dạy tại Quốc Tử Giám, Hà Nội

— 25 Tháng Năm 2017

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.

Những giá trị đặc sắc của văn hoá người Hoa ở Việt Nam

Những giá trị đặc sắc của văn hoá người Hoa ở Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm 54 thành phần dân tộc khác nhau. Ngoài dân tộc Việt (thường gọi là người Kinh) chiếm 87% dân số của cả nước, Việt Nam còn có 53 thành phần dân tộc khác, với tổng số dân hơn 8 triệu người, cư trú trên tổng diện tích 2/3 lãnh thổ từ miền Bắc đến miền Nam.

Thông tin Họ Trương ở Nham Biểu - Huế, Thừa Thiên Huế

Thông tin Họ Trương ở Nham Biểu - Huế, Thừa Thiên Huế

— 25 Tháng Năm 2017

Tổ tiên Họ Trương ở Nham Biểu, Huế nguyên là Trương Công, quê quán ở Trang Hoàng Vân, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hóa.