Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh; Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tại Đền thờ Hai Bà Trưng |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, việc tổ chức kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm ôn lại trang sử oanh liệt, hào hùng, truyền thống kiên cường bất khuất của dân tộc ta, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Hai Bà Trưng, các bậc tiền nhân, các Anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì nền độc lập dân tộc.
1975 năm trước, hai nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân phương Bắc, mở mang bờ cõi cho dân tộc- ngày nay các thế hệ con cháu ta tiếp tục truyền thống giữ nước và ý chí kiên cường ấy, quyết tâm xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vững chắc bờ cõi, một ly, một lai lãnh thổ mất là có tội với tiền nhân.Việt Nam có chính nghĩa, có sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, hội tụ bao kinh nghiệm máu sương, nhất định chúng ta sẽ bảo vệ thành công vững chắc non sông Việt Nam.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc các bà, các mẹ, chị em phụ nữ lời chúc tốt đẹp cho ngày mùng 8/3 sắp tới và nhắc nhở “Tinh thần Hai Bà Trưng mãi mãi là niềm tự hào, cổ vũ dân tộc ta vững bước tiến lên”.
Múa hát chào mừng lễ kỷ niệm |
Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu, du khách thập phương và nhân dân huyện Mê Linh đã thưởng thức màn nghệ thuật tái hiện sức mạnh và khí thế chiến đấu của Hai Bà Trưng trong cuộc khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược.
Trước đó, Ban tổ chức Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng đã tổ chức lễ tế cờ, lễ rước kiệu theo nghi thức truyền thống. Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 8 tháng giêng âm lịch, trong đó ngày mùng 6 là ngày chính hội - ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa.
Theo Hà Nội Mới
Ngày mồng 4 Tết Ất Mùi 2015, Hội đồng họ Trương liên tỉnh Nghệ Tĩnh chúc mừng cụ bà Phan Thị Ba tròn 100 tuổi.
Một năm bắt đầu từ mùa Xuân. Tục xin chữ và cho chữ là một nét đẹp, là dấu hiệu của niềm tin, là món quà mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh, tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng, cùng nhau hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Đó cũng là một minh chứng về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Cùng với vạn vật hòa vào sắc xuân của trời đất thì những dòng chữ “như phượng múa rồng bay” mà thi nhân đã gửi lời, gửi ý, gửi những hoài vọng trong câu đối, câu chúc Tết để đón chào năm mới, cũng là một trong những món quà tinh thần được “vật chất hóa” để biểu thị cho những ước vọng ngày xuân. Vì vậy, phong tục xin chữ đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Ngoài kia, vạn vật như đang dần dần chuyển động tiến về phút giao thời giữa 2 năm. Mọi người chờ đợi đến thời khắc đó rồi chắp tay thành kính và thì thầm lời nguyện cầu năm mới. Thiêng liêng - khói nhang chùa lan trong đêm giao thừa
Mâm ngũ quả không còn xa lạ với bất cứ ai nhưng không phải ai cũng biết nên trung bày thế nào đễ có một mâm ngũ quả đẹo mắt, ý nghĩa lại phù hợp với phong thủy vì vậy cách trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt hợp phong thủy
Ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng có một mâm ngũ quả được bày biện đẹp mắt với nhiều màu sắc hòa hợp, bắt mà và có ý nghĩa tâm linh đặc biệt nhưng ở mỗi miền trong đất nước mâm ngũ quả lại rất khác nhau.