1. Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết:
Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống hồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Ngoài những ý nghĩa trên mâm ngũ quả cúng ngày Tết còn thể hiện thành quả lao động trong một năm qua của gia đình.
Màu sắc của 5 loại quả khác nhau thể hiện ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. Màu sắc của trái cây trong mâm như nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.
Năm là số quả trong mâm tượng chưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.
Đặc biệt do địa lý, khí hậu,… cùng thói quen nên ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết ở mỗi miền đất nước lại rất sự khác nhau.
2. Trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết với số quả chẵn và lẻ:
Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Hiện nay do thể hiện tính thẩm mỹ cùng thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên mà người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở miền Bắc người ta vẫn chọn số quả lẻ khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết trong khi đó miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
3. Ý nghĩa một số loại quả được chưng trên mâm ngũ quả:
Ý nghĩa của các loại quả được chưng trên mâm ngũ quả ở mỗi miền cũng khác nhau như miền Bắc nải chuối thể hiện sự che chở của đất trời cho con người trong khi người miền Nam chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Mâm ngũ quả của người Bắc hầu như đủ loại trái cây đều trưng được sao cho đẹp mắt trong khi người Nam không được chưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”, chưng thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng. Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.
Ý nghĩa một số loại quả trên mâm ngũ quả:
4. Chọn quả chưng mâm Ngũ quả ngày Tết:
Để mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt và ý nghĩa hãy chú ý những điều sau:
1. Chọn quả theo ý nghĩa: chọn loại quả với ý nghĩa riêng thể hiện mong muốn của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo Ngũ Hành.
2. Chọn quả xanh: Không nên chọn những quả chín đẹp vì khi chưng mâm ngũ quả qua những ngày Tết nó sẽ bị hư và đen hết là điều mà không ai muốn, thay vào đó hãy chọn những quả xanh, tươi mới.
3. Không rửa quả: Thay vì rửa quả khiến quả đọng nước sớm hư héo bạn có thể dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả.
Ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng có một mâm ngũ quả được bày biện đẹp mắt với nhiều màu sắc hòa hợp, bắt mà và có ý nghĩa tâm linh đặc biệt nhưng ở mỗi miền trong đất nước mâm ngũ quả lại rất khác nhau.
Năm mới Tết đến là lúc gia đình sum vầy, quây quần bên nhau sau một năm học tập, làm việc vất vả. Với người dân Việt Nam Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm và có rất nhiều phong tục liên quan đến ngày lễ lớn này. Tham khảo những phong tục trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam để hiểu biết thêm về những phong tục, tập quán tốt đẹp và ý nghĩa của ngày Tết Việt
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết ViệtNam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết.
Năm 1945 dưới sự lảnh đạo sáng suốt của Đảng, từ thân phận nô lệ từ một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân ta đã vùng dậy làm cuộc cách mạng tháng tám...
Theo truyền thống của gia đình và quê hương tôi tham gia cách mạng khi còn là thiếu niên (năm 1964). Rất tự nhiên như thân phận của một con người phải vùng lên trước thảm trạng đói cơm, rách áo, pháo chụp,, bom đìa mà kẻ thù dội xuống xóm làng....