Trương Thương Huyền tại Đại hội Đại biểu họ Trương Quảng Trị lần thứ nhất tháng 7 năm 2014
Trương Thị Thương Huyền sinh 12-8-1975 là con gái của ông Trương Quang Tuyến làng Mai Xá Chánh – Gio Mai – Gio Linh – Quảng Trị trong một gia đình nông dân ” Toan lo nghèo khó, không quen cung gấm, đâu tới trường nhung”. Thuở thiếu thời cô gái của làng quê nghèo Mai Xá ấy vẫn sống đạm bạc chân chất tần tảo bên đồng lúa bãi rau cùng ba mẹ. Thế nhưng bước ngoặc mới là năm chị 16 tuổi, trong khi đang bán hàng phụ mẹ, cô bé Trương Thị Thương Huyền được các nghệ sĩ về địa phương biểu diễn phát hiện và thuyết phục thi tuyển vào Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Quảng Trị. Năm 18 tuổi, cô bé người làng Mai Xá Chánh này lại lọt vào “mắt xanh” của đạo diễn Vương Đức, để rồi được tin tưởng giao vai Thai trong bộ phim CỎ LAU một bộ phim được công chiếu khắp nơi trên các rạp phim và truyền hình đương đại. Trong vai bộ phim đầu đời này NGHệ Sỹ ƯU TÚ Trương Thương Huyền được đóng chung với Diễn viên điện ảnh – nghệ sĩ Đơn Dương vai Lực là bộ đội tập kết ra Bắc để lại quê hương cha già và người vợ trẻ. Trong đêm mưa gió, có một xác chết dạt vào xóm Đồng Vôi. Thai (Thương Huyền) vợ của Lực cho rằng chính là chồng của mình đã hy sinh. Cô cùng với bố chồng vớt xác đem chôn. Cuộc sống xô đẩy khiến Thai phải lấy Quảng, một thợ ảnh tốt bụng. Thai đưa cả bố chồng cũ về sống với chồng mới. Miền Nam giải phóng, Lực trở về quê hương – cũng là chiến trường xưa – cùng đơn vị tìm hài cốt đồng đội. Lực gặp lại cha và vợ mình trong nhà Quảng. Quá khứ sống lại. Mỗi người trong câu chuyện đối mặt với những dằn vặt trong quá khứ và éo le của hiện tại.
Trương Thương Huyền trong vai cô Thai (thời trẻ) trong phim Cỏ lau
Được chuyển thể từ truyện ngắn nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu, CỎ LAU là câu chuyện đầy ám ảnh mang nhiều tính tâm linh có sức lôi cuốn mạnh mẽ, chạm đến cả những góc sâu kín nhất của tâm hồn con người Đến giờ, mỗi lần nhớ lại những bước đi đầu tiên trên con đường nghệ thuật, Thương Huyền vẫn tự nhận mình là người may mắn. Vì thế, Huyền luôn cố gắng khẳng định năng lực và sự tâm huyết qua từng vai diễn. Cô hiểu một cách sâu sắc rằng, sân khấu không dành cho ai chỉ có sự may mắn. Đến giờ, hàng triệu người dân vẫn âu yếm gọi Trương Thương Huyền là “cô Thai”. Điều đó đủ để khẳng định Huyền đã để lại dấu ấn sâu đậm đến mức nào khi hóa thân vào nhân vật này. Nghệ sỹ ưu tú Thương Huyền đến với vai diễn rất tình cờ. Khi đoàn làm phim CỎ LAU vào Quảng Trị, đạo diễn Vương Đức muốn tìm một diễn viên địa phương đóng vai phụ. Nhưng gặp Trương Thương Huyền, anh đã đổi ý và đưa cô vào vai chính. Thế mà, cô gái trẻ họ Trương làng Mai Xá Chánh chưa từng qua một lớp đào tạo nào lại hóa thân vào nhân vật một cách diễn như không diễn rất thật với cuộc sống ngoài đời thường. Bộ phim CỎ LAU được vinh danh khi đạt giải Ngọn đuốc vàng trong Liên hoan phim Các nước không liên kết tại Thủ đô Bình Nhưỡng năm 1994, đánh dấu thành công đầu tiên trên con đường nghệ thuật của cô gái trẻ Trương Thị Thương Huyền.
Được công chúng biết đến nhiều qua những vai diễn trong phim nhựa và điện ảnh truyền hình. Tuy nhiên thành công lớn nhất của nghệ sỹ ưu tú Trương Thương Huyền lại gắn với sân khấu. Sau nhiều vai diễn thành công trong các vở kịch lớn, Cô bé làng Mai chân chất với má lúm đồng tiền xinh xắn nay đã trở thành diễn viên sáng giá của đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Quảng Trị. Với sự cống hiến thầm lặng hết mình cho nghệ thuật và công chúng chị vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú ngày 27-9-2012.
Vạn sự khởi đầu nan, khi chân ướt chân ráo bước vào nghề cô bé làng Mai Xá họ Trương chỉ được giao vai diễn quần chúng. Mỗi lần có một nghệ sĩ nào đó vắng mặt, chị mới may mắn được đóng thế. Thương Huyền khắc phục lối diễn ngô nghê, cách đàm thoại “quê mùa” của bản thân bằng sự khổ luyện không biết mệt mỏi. Hàng ngày, cô gái trẻ luyện cách lấy hơi, đứng trước gương tập diễn xuất, thể hiện ánh mắt, cử chỉ điệu bộ.
Bước ngoặc đáng nhớ nhất trong cuộc đời Thương Huyền là hóa thân thành công vào vai Lê trong vở ÁM ẢNH của đạo diễn-NSND Xuân Đàm. Lê là một cô gái cô gái sống thực thực, mơ mơ sau khi người yêu hi sinh. Khi Thương Huyền nhận vai, nhiều đàn anh đàn chị diễn viên gạo cuội lúc ấy tỏ ra e ngại bởi Thương Huyền mới 20 tuổi bởi kinh nghiệm non và kỹ năng còn hạn chế. Thế nhưng, bằng niềm say mê nghệ thuật cùng với nghị lực vượt khó một lần nữa Trương Thương Huyền đã làm mọi người thay đổi suy nghĩ, các anh chị phải thực sự ngỡ ngàng ngay từ phân cảnh đầu tiên. Tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995. Vở kịch ÁM ẢNH xuất sắc đạt Huy chương vàng liên hoan nghệ thuật toàn quốc. Cô bé tuổi 20 Thương Huyền được vinh danh là “Diễn viên trẻ tài năng”.
Do đơn vị và tỉnh nhà Quảng Trị còn gặp nhiều khó khăn, bản thân Nghệ sĩ Thương Huyền ít có cơ hội thể hiện tài năng trên những sân khấu lớn. Bởi rứa, chị luôn xem mỗi vai diễn của mình là một món quà gửi đến khán giả cũng như giúp bản thân trau dồi bản lĩnh trên sân khấu. Đến giờ, Thương Huyền đã khóc, cười cùng nhiều vai diễn lớn nhỏ như nhân vật Lê trong ÁM ẢNH. Mua trong CHUYỆN ĐỜI VỚ VẪN, Dạ Thi trong CHUYỆN DÀI THẾ KỶ hay cô gái quê trong vở SỰ TÍCH NƯỚC MẮT rung động lòng người..
Với thiên bẩm thông minh đặc trưng của người con làng Mai Xá Chánh, chỉ với vài động tác,cử chỉ ánh mắt hay nét mặt.. Nhân vật do nghệ sỹ ưu tú Thương Huyền thủ vai đã tái hiện lên cuộc sống chân thực thực sự làm không ít khán giả phải rơi nước mắt xúc động khi chị diễn. Trãi qua nhiều năm gắn bó với nghề, Nghệ sĩ ưu tú – nữ diễn viên Trương Thương Huyền của Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Quảng Trị đang ngày càng say mê cống hiến để thu hút người dân mỗi khi chị đi công diễn. Đối với Thương Huyền, mỗi vai diễn là hóa thân mỗi nhân vật khác biệt và thực sự đã chinh phục hàng triệu trái tim người hâm mộ yêu chuộng nghệ thuật.
Tâm sự với tôi, do công việc bận rộn nhưng chị thỉnh thoảng cũng về làng Mai Xá Chánh thăm chơi. Chị có bà con gần là O Em bên xóm Soi. Chị rất quý những người cũng như các di tích văn hóa như Đình làng Mai Xá Chánh, khu di tích Bến Đò, Chị rất thích cảnh vật tại Hà Cộôc, dù không trực tiếp sống tại làng nhưng từ trong sâu thẳm của người làng Mai, chị luôn tự hào khi mang trong mình dòng máu họ Trương và là một người con của làng.
Trương Thương Huyền hôm nay
Nghệ sỹ ưu tú Trương Thị Thương Huyền hiện đang là Phó đoàn Nghệ Thuật Tổng hợp Quảng Trị. Công việc khá bộn bề công việc gia đình nhưng không vì thế mà chị xao nhãng công việc của Đoàn cũng như công tác xã hội.
Trong công tác của họ Trương, chị là con gái nhưng tham gia rất nhiệt tình và tâm huyết, hiện nay chị là Ủy viên của Hội đồng họ Trương tỉnh Quảng Trị
Nghệ sỹ ưu tú Trương Thương Huyền vẫn là người của công chúng luôn tận tâm say mê sáng tạo để mang đến cho người dân những tác phẩm nghệ thuật chân chính đễ mãi là hình ảnh đẹp, thần tượng trong lòng người hâm mộ làng Mai Xá Chánh cũng như cả nước cho hôm nay và cho muôn đời sau.
Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả, nhà thờ họ. Gia phả và nhà thờ họ là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ.
Từ xa xưa để chống chọi với thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ mùa màng, người Việt đã cố kết với nhau theo họ tộc. Dần dà, họ tộc trở thành một đơn vị xã hội quan trọng của làng xã và tạo nên sức mạnh của cả dân tộc trong việc chống trả giặc ngoại xâm và cả sức đề kháng văn hóa đối với những luồng văn hóa ngoại lai. Giờ đây, truyền thống văn hóa thờ cúng dòng họ có thể nói vẫn còn rất phổ biến ở hầu khắp các làng quê Việt.
Cổng thông tin điện tử họ Trương Việt Nam xin đăng toàn văn lời kêu gọi của Hội đồng họ Trương Việt Nam về việc kêu gọi đóng góp xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam
Theo quyết định số 4995/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của Ủy ban nhân dân TP.HCM, Ông Trương Phú Cường – Tổng Giám Đốc ECI Saigon đã vinh dự được Chủ tịch UBND TP.HCM trao tặng Giấy Chứng nhận và Kỷ niệm chương doanh nhân tiêu biểu của TP.HCM năm 2014.
Ngày 24 tháng 10 năm 2014, tại Dinh Thống Nhất TP Hồ Chí Minh - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và du lịch. Đây là sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ mới.