Họ Trương Làng Rừng Mành xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

00:55 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1935

TRUONGTOC.VN - Làng Giới Tế có tên tục là làng Rừng Mành xưa và nay vẫn còn trong tâm thức của người dân trong vùng Kinh Bắc với làng gắn với nghề truyền thống làm mành treo cửa. Hiện tại là đơn vị hành chính có tên Làng Giới Tế, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (trước năm 2007 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh là huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc).

Trải qua chiều dài lịch sử dân tộc Làng Rừng Mành ngày xưa, tục truyền, được các cụ bô lão trong làng kể lại, từ thửa khai thiên lập địa, nơi đây là một rừng trúc lớn, tre lá rậm rạp làng Rừng Mành hình thành có đầy đủ các yếu tố của một làng đã có từ hàng ngàn năm, làng có nghề truyền thống rất lâu đời, người dân làm nghề trồng lúa, đánh cá, tôm, cua để nuôi sống dân làng.
Sự tích làng “Giới Tế” có nghĩa là “ tre ngà”. Sự tích Làng gắn liền với sự tích Ông Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân từ xa xưa, chuyện này vẫn được truyền miệng với câu truyện cổ tích của làng: “Ngựa Ông Gióng đi qua đây ông dùng tre ngà ở vùng này để đánh giặc, dấu tích vẫn còn những vết chân của ngựa ông Gióng in trên cánh đồng đó là những cái Chuôm ở giữa đồng Chuôm Cụ Hương, Cụ Hậu làng Rừng Mành, chuôm giữa cánh đồng rèn Làng Ân Phú…Ông Gióng phi ngựa qua đây sau đó ông đi lên vùng núi Sóc ở phía Tây và Ông lên trời”. Trên mảnh đất Làng Rừng Mành đầy những sự tích, địa danh truyền thuyết như những câu truyện cố tích như Thần Gò, Bãi Nghè mà trên bãi Nghè vẫn còn một cây ruối cổ rất to mãi đến những năm chống Mỹ vẫn còn. Những tên xóm Đông, xóm Tây, xóm Giữa, xứ Đồng Đa, Đồng Kênh, Đồng Đế, Đồng Rèn, Đuôi Leo, Đình Làng Giới Tế đã được xếp Hạng di tích, được xây dựng từ thời Lý,các địa danh ao Đình, ao Lão, cầu Bia và nơi yên nghỉ của các cụ trăm tuổi của Làng Rừng Mành gọi là Bãi Vàng…những địa danh ấy có từ bao giờ và nghĩa của nó thế nào vừa thực, vừa huyền thoại và gần gũi, thân thương như bao làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Làng có sông Ngũ huyện khê, sông này có từ lâu. Đại Việt sử ký toàn thư có chép lại “ năm 1449 thời Hậu Lê (1433-1459), vào tháng 2, Kỷ Tỵ (Thái Hòa năm thứ7). Vua sai Tư khấu Lê Khắc Phục đem người các cục Bách tác, quân vệ Thiên quan, Tứ Xương và quân dân trấn Thái Nguyên đào lại sông Bình Lỗ (sông Ngũ Huyện khê) từ Châu Lãnh Canh (Lãnh Kinh, gần Đáp Cầu) đến cầu Phù Lỗ dài 2.5000 trượng thông với Bình Than để tiện đi lại trấn Thái Nguyên”. Sông Ngũ Huyện Khê có nét đặc biệt là bờ sông  khúc sông từ Làng Rừng Mành đến cuối nguồn Phong Khê không có cây cối soi bóng nước như những con sông khác có thể lý do là do khúc sông này phải thường xuyên đắp cơi nới để chống lụt hàng năm ngày trước những năm 80 của thế kỷ XX khi chưa có trạm bơm tiêu Dốc Đặng, năm nào cũng phải chống lụt, đắp đê, có những năm nước to hàng ngàn cây tre của làng được chặt để kè đê, trống ngũ liên đánh liên hồi thôi thúc, người, phương tiện hối hả náo động cả một vùng. Đến mùa nước rút dân công từ các xã huyện lân cận được huy động đến đào đất đắp đê để chống lụt cho những vụ tiếp theo. Làng ở giữa vùng chiêm chũng Tiêu - Viềng - Chè Dọc - Bắc Ninh, cứ vào mùa mưa tháng 7 tháng 8, nước từ vùng Tiêu Viềng, Chè Dọc, Đồng Kỵ đổ về Làng Rừng Mành trở thành cái rốn nước và cũng trở thành “ rốn tôm cá” của cả vùng chiêm chũng này, cả vùng nước trắng xóa vào mùa mưa, nước mênh mông suốt từ tháng 6 đến hết tháng giêng, tháng 2, các loại cây sang, cây súng, cây rong, cây vậy mọc bạt ngàn, tôm cá, cua ốc nhiều không kể xiết, các loài chim vịt trời từng đàn, cò, nông, mòng, két, bói cá bay về đầy trời,  những chim Vạc to như con ngỗng cao hàng mét đứng ngủ giữa đồng nước từng đàn hàng trăm, hàng ngàn con đầy đồng… một vùng đất trù phú, một vùng quê khí hậu trong lành, môi trường sống đặc trưng của miền khí hậu nhiệt đới. Đấy là những cảnh ngày xưa thập kỷ 80 trở về trước.
Dân cư của Làng Rừng Mành xưa và nay có các họ chính Họ Nguyễn Văn, Họ Đỗ Văn, Đỗ Thế và Họ Trương Viết, trong các họ này đều có ngày việc Họ, có nhà thờ họ nhưng duy nhất chỉ có Họ Trương là có nhà Thờ Họ cổ kính, lâu đời nhất, đẹp nhất tọa lạc ở giữa xóm Tây do ông trưởng Họ trông coi, nghe các cu kể lại những năm chống Pháp khi giặc càn Nhà thờ này là nơi trú ẩn, tập trung của cả làng, bọn giặc Pháp, bọn tề ngụy không giám bắn giết, đánh đập người bữa bãi ở đây vì sự linh thiêng của nhà thờ này. Hiện nay, các họ đều có ngày việc họ, có trưởng họ và các họ đều kết thông gia họ hàng gần gũi với nhau, con cháu sinh sôi phát triển từ đời này qua đời khác cấy lúa, trồng khoai, làm nghề Mành ngày xưa, trồng cây cảnh, buôn bán, tham gia công tác ở khắp các lĩnh vực của xã hội làm ăn, làm cán bộ các ngành khắp các vùng miền của Tổ quốc.
Họ Trương của làng đã an cư lập nghiệp trên đất này từ lâu, mộ tổ Họ Trương Viết do thiên táng trên xóm Đông với sự tích truyền miệng “Ngày xửa, ngày xưa làng Rừng mành khổ, nghèo cơ cực lắm, đã nghèo còn phải chịu nhiều tục lệ rất nghiêm ngặt của chế độ phong kiến, ngày Đám của làng 3 ngày, ngày 7 tháng hai là chính hội. Nhà ông cụ Họ Trương làm nghề làm ruộng, làm mành, cụ sinh được ba người con trai. Ông cụ đã hóa thân “thiên táng” vào đất đai của quê hương,câu truyện với nhiều tình tiết huyền thoại. Anh em Họ Trương sau này triều đình trọng dụng thăng quan chức, lập nhiều công trạng ghi danh trong sử sách…”. Câu truyện huyền thoại vừa thực, vừa hư, nhưng hiện tại vẫn còn ngôi mộ của họ Trương đang trông non ở phía bắc xóm Đông đã được Họ Trương  xây lại vào những năm 1990 của thế kỷ trước, hàng năm con cháu họ Trương thường xuyên chăm nom, thắp hương tưởng niệm mỗi khi việc họ, hay ngày Tết con cháu ở đi công tác xa về thăm quê để tỏ lòng kính trọng và tự hào.
Họ Trương  từ xưa đã có nhiều người làm quan của nhiều thời. Vào thời Hậu Lê khoảng thế kỷ XVI đã có người được phong là Đặc Tiến Phụ Quốc- Thượng Tướng quân Cai quản Điều Quận Công. Ông là người có công và được vua sủng ái, là người sống nhân hậu, thương dân nên khi mất ông được triều đình và ý nguyện của dân xây lăng tại Quê hương ông. Văn trên bia đá còn được ghi lại vào ngày 2 tháng 10 đời vua Chính Hòa năm thứ tư (1683). Mặt trước bia: Báo đề công đức. có ghi:
"Người có công với dân ắt được dân thờ cúng. Điều này theo thông lệ từ xưa tới nay không bao giờ thay đổi. Nhìn lại: ngài Trương Tôn Công có tên húy là Quý - là người xã ta (xã Giới Tế- trong văn bia gọi như vậy), được vua ban tặng chức Đặc Tiến Phụ Quốc Thượng Tướng quân - Cai quản Điều Quận Công. Ông là người nhân từ, đôn hậu, phú tính thông minh, may mắn gặp được thời cơ tốt đẹp. Bà Chính Thê được phong Quận Phu Nhân có tên là Lê Thị Ngọc Thuyên, là một bà mẹ hiện từ.
Khi Thánh Chúa còn ở Đông Cung, chưa lên ngôi báu, ông đã hết lòng phù tá. Có những lần theo tới Hổ Quan, trải nhiều năm chinh phạt, gian khổ triền miên. Ông có vinh dự giúp vua và được vua sủng ái. Ông là người có lòng nhân hậu, yêu thương mọi người, coi quân lính, cấp dưới, dân nghèo như người thân của mình.
Chuyện kể rằng: ngày ấy người xã ta phải làm thuê chăn nuôi thú vật cho kẻ khác rất khổ sở, ông rất thượng họ bèn lấy tiền bạc riêng, tìm người quản mục vỗ về họ làm ăn, từ đó dân được an cư cấy cầy, cuộc sống hương dân được thoát khỏi cảnh hiểm nguy - có được như vậy phần lớn nhờ ông giúp đỡ. Để tỏ lòng báo đáp công đức ấy, làng ta đã làm giấy đưa công điền kính biếu ông, ông dứt khoát không nhận, tức thời đốt khế ước và trả lại ruộng cho dân. Tới năm Tân Dậu nạn đói ập tới, nhiều người chết đói, tiếng oán thán đầy đường Ông lại lấy tiền của ra sức cứu giúp, người, người được no ẩm vui mừng khôn xiết.
Vì vậy ở xã ta người lớn nhỏ đều bảo rằng: Sinh ra ta là ở cha mẹ, được sống là nhờ có ông, Ông chính là cha mẹ- cha mẹ chính là Ông vậy.
Công ơn này của ông thực là to lớn như trời cao, như biển rộng, tất nhiên người người phải một lòng báo đáp. Người dân trong xã đã bàn bạc suy tôn Ông là hậu thần của xã, tất cả mọi người đều đồng tâm hiệp lực, thỉnh cầu trước Ông như vậy. Nghe xong những lời đó, ông vô cùng ngạc nhiên và Ông liền nói: Ta may mắn được dư điều phúc, được nhiều ơn huệ vẻ vang, phần lớn là nhờ khí thiêng chung đúc của thổ địa, nhờ ơn che trở, phù hộ của quỷ thần, nay hương dân có nghĩa có tình, có ân huệ với ta, điều đó ta biết rõ tấm lòng tốt đẹp ấy. Ba, bốn lần dân bái thỉnh cầu ông, Ông nhất quyết từ chối... Làng ta từ tấm lòng con đỏ đến người già đều nói rằng: “Ông là người đức độ trong sáng. để nhiều ân huệ cho dân. Quả là bậc phụ mẫu đáng tôn kính đời đời vậy". Nói thêm về Lăng có bốn mặt: Mặt trước Báo đề công đức, Mặt bên phải là: Bản khoán ước của xã ký ngày 02/10 năm Chính Hòa thứ 4- 1683 (có đủ các thành phần chứng kiến ký bản khoán ước này: xã chính, xã sử, xã tư, 6 hương lão, quan viên của triều đình Đỗ Công Khanh, trưởng thôn và 30 người dân. Tham gia ký có 3 người họ Trương là Trương Viết Nghiêm và Trương Viết Cơ, nho sinh Trương Viết Tiến), mặt bên trái là: quy định Tế điền, tế vật, Mặt sau là: Trương Gia bi ký. Hiện nay một quần thể khu mộ tại Tờ Chỉ xóm Đông nơi yên nghỉ của Cụ quận công Thượng tướng quân họ Trương vẫn hiện hữu, được con cháu Họ Trương Viết chăm nom, hương khói.



Bia và Lăng mộ cụ Trương Tướng Quân
 

 Họ Trương Làng Rừng Mành hiện nay có hàng trăm hộ sinh sống tại làng và khắp mọi miền của Tổ quốc, người Họ Trương mang đầy đủ truyền thống của người làng Rừng Mành và con người quê hương Kinh Bắc sống trân tình, yêu lao động. Từ khi có Đảng, Họ Trương có nhiều người tham gia cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, là dòng họ có truyền thống hiếu học, hiện nay nhiều người là cán bộ của nhà nước, doanh nhân thành đạt, cán bộ cao cấp trong quân đội, cũng như mỗi người dân của làng dù đi đâu, ở đâu họ vẫn tự hào, luôn hướng về quê hương ở đó có cội nguồn, người dân, các dòng họ vẫn, chăm chỉ làm ăn, đang xây dựng cấu kết cộng đồng tạo thành bản sắc tính cách con người làng Rừng Mành ở vùng quê Kinh Bắc đang đi lên cùng lịch sử dân tộc.
Với với kiến thức còn hạn hẹp nhưng những gì được nghe, được biết tác giả viết lên những nội dung trên với lòng tự hào là con cháu Họ Trương. Xin mời những người yêu mến Họ Trương và những người quan tâm, hãy về thôn Giới Tế, xã Phú Lâm. huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh để tìm hiểu thêm nhiều hơn về một thành viên Họ mình.                                                                                  
 

Những tin cũ hơn

Họ Trương Thôn Nghĩa Trang, Yên Mỹ tổ chức lễ giỗ tổ năm Quý Tỵ

Họ Trương Thôn Nghĩa Trang, Yên Mỹ tổ chức lễ giỗ tổ năm Quý Tỵ

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 26/03/2013, nhằm ngày rằm tháng 2 Âm lịch, tại Thôn Nghĩa Trang, Thị Trấn Yên Mỹ, Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên ngành Họ Trương con cháu cụ tổ Trương Công Đạo tổ chức lễ giỗ tổ thường kỳ hàng năm.

Diễn văn ngày giỗ tổ 14-01 Quý Tỵ tại Từ đường tộc Trương Văn làng Yên Vinh xã Diễn Mỹ Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

Diễn văn ngày giỗ tổ 14-01 Quý Tỵ tại Từ đường tộc Trương Văn làng Yên Vinh xã Diễn Mỹ Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

— 22 Tháng Năm 2017

Về đây chúng ta vui mừng báo cáo với Tổ Tiên rằng hậu duệ của các bậc anh linh Tổ Tiên họ Trương thời nào cũng góp phần cho non sông xã tắc huy hoàng, mọi mặt đều phát triển “bằng chị bằng em”. Về mặt học hành khoa bảng tiến bộ trông thấy, hiện có một cháu đang học Tiến Sĩ Toán Học, đang du học ở Pháp, có thể hè năm nay nhận bằng tiến sĩ toán học nước ngoài. Số sinh viên đậu vào đại học, cao học ngày càng nhiều, năm sau nhiều hơn năm trước.

Tộc Họ Trương Như Quỳnh, Hưng Yên hậu duệ của Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi tổ chức dâng hương lễ tổ và gặp mặt đầu Xuân Quý Tỵ 2013

Tộc Họ Trương Như Quỳnh, Hưng Yên hậu duệ của Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi tổ chức dâng hương lễ tổ và gặp mặt đầu Xuân Quý Tỵ 2013

— 22 Tháng Năm 2017

Vào ngày mùng 2 tháng 3 năm 2013, nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Quý Tỵ, con cháu dòng họ Trương Như Quỳnh, Hưng Yên hậu duệ của Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi đã tổ chức gặp mặt đầu xuân Quý Tỵ 2013 tại nhà thờ tộc họ tại thôn Như Quỳnh, thị Trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Bên những dòng Xuân

Bên những dòng Xuân

— 22 Tháng Năm 2017

Như một cơ duyên hay sự tình cờ của số phận mà những ngôi nhà tôi sống cùng cha mẹ ở Hà Nội và Bắc Ninh trong quãng đời ghi dấu nhiều kỷ niệm nhất về thuở ấu thơ và tuổi hoa niên đều kề cận dòng sông nổi tiếng và những cây cầu sắt xuất hiện sớm nhất ở nước ta cùng những dãy phố trên bến dưới thuyền.

Một bức thư cảm động và nhiều ý nghĩa

Một bức thư cảm động và nhiều ý nghĩa

— 22 Tháng Năm 2017

Mồng 5 tết, Trương Thị Kim Dung từ Bắc Ninh gọi điện cho tôi ở Quảng Nam, mừng rỡ nói chị đã tìm thêm được mấu câu đối cổ; quan trọng là có những từ Thanh Hà quận và cửu thế đồng cư vốn khá phổ biến trong các gia phả và truyền ngôn của các đời con cháu họ Trương. Hai hôm sau chị nhắn tin cho tôi bảo đã gởi mail nói thêm về chuyến “xuất hành” đầu năm ý nghĩa này. Thấy rằng nội dung Kim Dung nói đến là những chi tiết khá quan trọng liên quan đến kết nối dòng tộc, tôi xin phép đưa thư này lên website của họ Trương chúng ta để bà con mọi miền chia xẻ trước thềm hội nghị toàn quốc.